89
Thực hiện đúng quy trình tín dụng, đủ các bước trong quy trình trên cơ sở tuân thủ các quy tắc cho vay sẽ giúp ngân hàng giảm được rủi ro đạo đức, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Các CBTD nếu thực hiện đúng quy trình cho vay thì có thể đánh giá được khả năng xảy ra rủi ro của khách hàng và khoản vay đó, từ đó có biện pháp để lường trước khi rủi ro xảy ra.
Rút kinh nghiệm từ vụ án Huyền Như, NHTMCP Công thương Việt Nam nên thận trọng đối với loại hình cho vay có TSĐB là tiền gửi tiết kiệm, khi duyệt cho vay phải có mặt của chủ thể vay vốn hoặc người bảo lãnh để tránh trường hợp cán bộ ngân hàng giả mạo chữ kí khách hàng đem tiền gửi tiết kiệm của khách hàng làm TSĐB vay vốn ngân hàng, để rồi khi khoản vay ấy có vấn đề thì người chịu thiệt thòi lại chính là khách hàng và NHTMCP Công thương Việt Nam sẽ dần mất đi uy tín của mình.
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, trong đó bên cạnh các phương pháp truyền thống, nên áp dụng phân tích và thẩm định tín dụng sử dụng mô phỏng dòng tiền. Đây là phương pháp rất phù hợp với việc đánh giá thẩm định tín dụng đối với các giao dịch mà độ tín nhiệm của khách hàng dựa chủ yếu trên dòng tiền tương lai mà tài sản được tài trợ mang lại.
3.2.1.3. Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung
Nhằm đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín dụng sao cho đảm bảo chất lượng phục vụ của hoạt động tín dụng, đồng thời tăng sức mạnh cạnh tranh mà vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro, tính chuyên nghiệp và tính độc lập giữa các khâu phát triển khách hàng, thẩm định cấp tín dụng và phê duyệt tín dụng, NHTMCP Công thương Việt Nam cần xây dựng và triển khai các bộ phận Tái thẩm định theo các Vùng kinh doanh, các Trung tâm Tái thẩm định theo Miền nhằm theo kịp sự phát triển của mạng lưới và hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Tái thẩm định Vùng là bộ phận tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc Vùng và/hoặc các cá nhân được giao trách nhiệm phê duyệt tín dụng của Vùng xem xét, phê duyệt trong phạm vi thẩm quyền được giao.
90
Các Trung tâm Tái thẩm định Miền (Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam) là cơ quan tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc/Phó Giám đốc Khối quản lý tín dụng, Hội đồng tín dụng, Tổng Giám đốc và Ủy ban tín dụng xem xét phê duyệt trong phạm vi hạn mức rủi ro đuợc phân quyền.
3.2.1.4. Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng theo hướng lượng hóa rủi ro
NHTMCP Công thuơng Việt Nam đang triển khai hệ thống đo luờng RRTD theo phuơng pháp thống kê và buớc đầu tính toán các chỉ số PD, LGD, EL để xác định tổn thất dự kiến EL. Ngân hàng nên tiếp tục tính toán, đo luờng tổn thất ngoài dự kiến UL:
EL = PD × LGD × EAD
UL mới thực sự là thuớc đo RRTD. Còn EL chỉ phản ánh “chi phí kinh doanh” trung bình mà mọi ngân hàng đều phải trải qua. Và khi chi phí đó là có thể dự đoán đuợc và đã đuợc bù đắp bằng dự phòng rủi ro thì nó mới không còn gây rủi ro cho ngân hàng nữa.
Một khi các thuớc đo RRTD là EL và UL đuợc luợng hóa thì ngân hàng sẽ có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phuơng châm “rủi ro cao - lợi nhuận cao”,
Sơ đồ 3.3: Định giá khoản vay trong mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ
91
được việc cho vay không bù đắp được rủi ro, từ đó sàng lọc ra các khách hàng mang lại lợi nhuận sau điều chỉnh rủi ro cao hơn co ngân hàng.
3.2.1.5. Kiểm tra và giám sát tín dụng chặt chẽ hơn
Để đảm bảo an toàn trong cho vay, tránh được những RRTD không đáng có CBTD cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và thực hiện dự án của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
Thông qua việc theo dõi vay vốn, CBTD cần lưu ý khách hàng biết kì hạn trả nợ và đôn đốc thu xếp ngân quỹ để trả nợ ngân hàng đúng thời gian thoả thuận. Nếu khách hàng có khó khăn chính đáng không thể trả nợ đúng thời hạn thì CBTD hướng
dẫn khách hàng lập giấy xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, còn nếu những khó khăn của khách hàng không phải do các nguyên nhân bên ngoài mà là do sự yếu kém của chính họ thì CBTD cần gợi ý, tư vấn cho họ các biện pháp để tháo gỡ khó khăn. Còn nếu khoản vay đã được xác định là “có vấn đề” dù đang còn trong hạn, CBTD cần chuyển khoản vay bộ phận xử lý rủi ro cao để có phương án điều chỉnh khoản vay về trạng thái bình thường trước khi hết hạn.
3.2.1.6. Đa dạng hóa danh mục cho vay
Phân tán RRTD đối với DN bằng đa dạng hóa danh mục cho vay, NHTMCP Công thương Việt Nam không nên tập trung cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động trong cùng lĩnh vực co độ rủi ro cao như Bất động sản, chứng khoán, hoặc những ngành nghề có tác động đến môi trường lớn như sản xuất sắt thép, giấy, phân bón hóa học mà nên đa dạng danh mục cho vay đối với những lĩnh vực có sức cạnh tranh cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm và có sự phát triển bền vừng. Đa dạng hóa danh mục cho vay có thể thực hiện thông qua việc tăng các chi nhánh ngân hàng, cho
phép tăng khả năng tiếp cận đến các khách hàng không chỉ ở những quy mô lớn, mà còn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch kinh doanh hợp lý hiệu quả.
Đồng thời, đề ra mức tăng trưởng tín dụng hợp lý và cơ cấu lại các thời hạn vay để giảm RRTD đối với DN. , NHTMCP Công thương Việt Nam nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác
92
phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro.
3.2.1.7. Xây dựng chính sách riêng biệt cho các ngành đặc thù và ngàng trọng điểm
Xây dựng chính sách riêng biệt cho các ngành đặc thù và ngành trọng điểm. Bởi mỗi ngành có những đặc thù riêng, phải đối mặt với những rủi ro khác nhau. Do vậy nếu sử dụng hệ thống quản lý chung sẽ không hiệu quả.
3.2.1.8 Xây dựng và xác định rõ ràng mức khẩu vị rủi ro:
Một trong những yêu cầu theo thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn Base II (phương pháp tiêu chuẩn) là các NHTM phải xây dựng một khung khẩu vị rủi ro đầy đủ đảm bảo các ngân hàng có thể nắm rõ và quản trị các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM.
Khẩu vị rủi ro chỉ ra khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng, xác định rõ loại và độ lớn của những rủi ro mà ngân hàng chấp nhận, từ đó, giúp NHTM xây dựng được các quy định và quy trình phủ hợp để phòng ngừa sớm và có phương án đối phó với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
3.2.1.9. Thường xuyên đánh giá lại giá trị Tài sản đảm bảo
Như trên đã nêu, NHTMCP Công thương Việt Nam cho vay với TSĐB của khách hàng phần lớn là bất động sản và động sản mà khoản giá trị TSĐB là giá trị ghi nhận theo sổ sách tại thời điểm khách hàng thế chấp để vay vốn. Vì vậy, sau khi cấp phát tín dụng, NHTMCP Công thương Việt Nam cần quản lý và theo dõi TSĐB về vấn đề sử dụng, bảo quản cũng như trị giá của TSĐB biến động trong suốt thời gian của khoản tín dụng. Lúc này, công tác định kỳ tái định giá TSĐB đóng vai trò hết sức quan trọng.
Việc thường xuyên tái định giá TSĐB giúp ngân hàng có khả năng nắm rõ giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, thời gian thanh lý tài sản để trả nợ vay ngân hàng. Bởi trên thực tế có những bất động sản thế chấp ngân hàng có giá tri rất cao nhưng tính thanh khoản trong từng thời điểm lại kém vì không phải ai cũng có đủ tiền để mua hoặc nhu cầu trong thời điểm hiện tại đối với tài sản đó rất thấp.
Đối với TSTC có tài sản gắn liền với đất thì việc tái định giá lại tài sản chính
93
đang quản lý và sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất? Mục đích của thẩm định tài sản
là để xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản gắn liền với đất làm cơ sở thỏa
thuận lại với khách hàng, làm căn cứ khi xử lý TSĐB.
Công tác tái định giá TSTC giúp ngân hàng tránh nhiều trường hợp TSĐB đã được thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng ngân hàng vẫn không thu hồi được vốn do hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bị tòa án xác định vô hiệu theo quy định của pháp luật. Cuối cùng, khi ngân hàng phát hiện ra sụt giảm về giá trị của TSĐB thì ngân hàng hoàn toàn có thể thông báo với khách hàng để khách hàng có thể trả trước một phần nợ hoặc đưa thêm TSĐB khác bằng với giá trị sụt giảm của TSĐB ban đầu.
3.2.1.10. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
Khách hàng DN có báo cáo tài chính trong 2 năm mới đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ, vì vậy NHTMCP Công thương Việt Nam cần sớm hoàn thiện các tiêu chí để tiến tới xây dựng chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với đối tượng là khách hàng DN không có báo cáo tài chính 2 năm.
NHTMCP Công thương Việt Nam cần hoàn thiện mô hình tính điểm dựa trên sự kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích, định lượng, xây dựng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho từng ngành nghề cũng như tính trọng số mức độ ảnh hưởng đến từng chỉ tiêu tính điểm. Các bảng kết quả chỉ tiêu cần được điều chỉnh hợp lý khi thị trường biến động.
Ngoài việc chấm điểm khách hàng theo quý hoặc khi có sự biến động bất cứ thông tin về phía khách hàng, ngân hàng cần kết hợp và mở rộng các nguồn thông tin khác như: cơ quan thuế, các tổ chức tín dụng khác... để có sự đánh giá chính xác trong quá trình xếp hạng.
3.2.1.11. Ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng
Công cụ thứ nhất: Hợp đồng quyền chọn tín dụng
Hợp đồng quyền chọn tín dụng là công cụ bảo vệ giúp ngân hàng bù đắp những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng nhằm bù đắp mức vốn cao hơn khi chất
94
vay giá trị lớn vừa mới kí kết thì ngân hàng có thể kí hợp đồng quyền chọn tín dụng với một số tổ chức kinh doanh quyền chọn. Hợp đồng này sẽ đồng ý thanh toán toàn bộ khoản vay nếu như khoản vay này giảm giá hoặc không thể thanh toán đúng hạn. Nếu khách hàng vay vốn hoàn trả nợ đúng như kế hoạch thì ngân hàng có thể không thực hiện quyền chọn và chịu mất một khoản nhỏ phí quyền chọn.
Công cụ thứ hai: Hợp đồng quyền chọn trái phiếu
Ngân hàng thường sử dụng công cụ này trong trường hợp nền kinh tế khó khăn gây bất lợi cho các khoản vay. Nguyên lí là lấy lãi ngoại bảng từ hợp đồng quyền chọn để bù đắp thua lỗ nội bảng.
Công cụ thứ ba: Hoán đổi tổng thu nhập
Người bán khoản vay (người mua bảo hiểm) chi trả dựa vào thu nhập có từ việc nắm giữ một khoản nợ nhiều rủi ro. Tổng thu nhập của các khoản nợ nhiều rủi ro bằng thu nhập lãi suất và những thay đổi về giá trị thị trường của khoản nợ đó. Bên thụ hưởng trong tổng thu nhập trả liên dựa vào thu nhập của một trái phiếu không chịu rủi ro vỡ nợ trừ đi khoản đền bù nhận được do chịu sự rủi ro của bên mua bảo hiểm. Kết quả là người mua bảo hiểm nhận được dòng thu nhập tương xứng của việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro.
Công cụ thứ tư: Hoán đổi tín dụng
Người bán khoán vay đối với RRTD bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kì theo một tỷ lệ phần trăm cố định trên giá trị các khoản tín dụng. Nếu RRTD dự kiến xảy ra (người vay vỡ nợ) thì người bán bảo hiểm sẽ phải chi trả một khoản thanh toán để bù đắp rủi ro cho phần tín dụng tổn thất ấy. Ngược lại, người bán bảo hiểm không phải trả khoản nào khác.
3.2.1.12. Xây dựng chiến lược về con người phù hợp với yêu cầu quản trị ro tín
dụng trong điều kiện mới
Tuyển dụng nghiêm ngặt và tiêu chuẩn hóa cán bộ
Tuyển dụng là bước đầu tiên và ảnh hưởng lớn nhất trong chiến lược về con người, vì nếu tuyển dụng không đạt yêu cầu thì ngân hàng có thể bỏ lỡ những nhân
95
đào tạo. Công tác tuyển dụng ở NHTMCP Công thương Việt Nam cần được thực hiện
chặt chẽ hơn theo các tiêu chí như: được đào tạo chính quy tại các trường đại học có uy
tín, thành thạo ngoại ngữ và tin học, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết
về xã hội và khả năng giao tiếp xã hội.
Đổi mới công tác đào tạo cán bộ của NHTMCP Công thương Việt Nam
Hiện nay, NHTMCP Công thương Việt Nam mới chỉ chú trọng đào tạo nâng cao (đại học tại chức, cao học) mà chưa có phương án đào tạo lại. Diễn biến hoạt động ngân hàng thay đổi không ngừng, những kiến thức đã học ở trường đại học, cao đẳng có thể bị mai một hoặc không còn phù hợp nữa. Do đó NHTMCP Công thương Việt Nam có thể tổ chức các khóa ngắn hạn tại chỗ để các cán bộ tiếp thu những kiến thức mới. Song song với việc tổ chức các khóa đào tạo cán bộ, NHTMCP Công thương Việt Nam cần khuyến khích các cán bộ tự học, tự trau dồi thêm kiến thức để nâng cao nghiệp vụ của mình.
Đổi mới việc đánh giá cán bộ và bố trí công việc cho cán bộ
Việc đánh giá cán bộ là rất hệ trọng và phức tạp đòi hỏi phải có một sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan, từ đó mới có thể bố trí sử dụng cán bộ, nhất là CBTD. Sử dụng đúng người, đúng việc là yếu tố đầu tiên liên quan tới việc thành hay bại của Ngân hàng. Vì thế, muốn đánh giá đúng phải có phương pháp khoa học và khách quan dựa trên cơ sở:
(i) Phải nắm vững và dựa vào các tiêu chuẩn cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng;
(ii) Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ chứ không nên đề cao bằng cấp học vị.
Thực hiện tốt chế độ lương thưởng và giảm áp lực cho CBTD
Nếu NHTMCP Công thương Việt Nam có chế độ lương thưởng hợp lý thì các CBTD và cán bộ quản trị RRTD sẽ chuyên tâm hơn vào công việc của mình và cống hiến hết mình cho ngân hàng.
96
ngân hàng, nên không ít cán bộ chạy theo doanh số để hoàn thành chỉ tiêu, dẫn đến chất lượng tín dụng giảm sút và ngân hàng phải chịu rủi ro. Vì vậy, NHTMCP Công thương Việt Nam cần có chỉ tiêu doanh số đúng đắn hơn để không bị tác dụng ngược từ việc tăng trưởng tín dụng cao mà chất lượng tín dụng thấp.
Một CBTD quản lý 200 - 300 khách hàng là quá nhiều, như vậy việc kiểm soát khoản vay sẽ không được chặt chẽ và hiệu quả. Do đó, NHTMCP Công thương Việt Nam cần giảm tải số khách hàng cho các CBTD bằng cách tuyển dụng và đào tạo thêm cán bộ mới.
Thường xuyên giám sát, nghiêm khắc sa thải các cán bộ quá yếu kém về nghiệp vụ hoặc suy thoái đạo đức
Ngân hàng nên mạnh tay loại bỏ những cán bộ làm việc không hiệu quả và