3.2.2.1 Phát hiện sớm các dấu hiệu không bình thường của các khoản vay
có thể
dẫn tới NQH
Nếu các khoản tín dụng được hoàn trả theo cách thanh lý các tài sản thế chấp thì ngân hàng chẳng khác gì “tiệm cầm đồ”. Vì vậy, hầu hết các ngân hàng luôn mong khách hàng của mình đầu tư vốn một cách đúng đắn và trả nợ đầy đủ.
Do đó, sau khi cấp tín dụng NHTMCP Công thương Việt Nam cần phải theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu phát hiện những
97
biểu hiện bất thường sau đây thì ngân hàng phải tìm biện pháp diều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời:
+ Trì hoãn nộp các báo cáo tài chính cho ngân hàng.
+ Chậm chễ, thiếu thiện chí trong mối quan hệ tin cậy và hợp tác với ngân hàng.
+ Số dư tiền gửi giảm sút, xuất hiện séc rút tiền quá số dư hoặc séc thanh toán bị trả lại.
+ Có sự gia tăng thất thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu chưa thu hồi được tiền hoặc có sự gia tăng các khoản nợ chưa thanh toán.
+ Hoàn trả nợ vay của ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn, không đầy đủ như cam kết.
+ Gia tăng các tài sản cố định qua việc sáp nhập hoặc mua lại các doanh nghiệp khác.
+ Có sự thay đổi trong ban lãnh đạo doanh nghiệp , sự thay người từ chức hoặc bỏ trốn.
+ Doanh nghiệp gặp các khó khăn về tổ chức, lao động như: đình công bãi công.
+ Sự thay đổi chế độ tài chính trong doanh nghiệp, có sự sáp nhập hay giải thể
+ Các thảm hoạ thiên tai như bão lụt hoả hoạn.. .hoặc mất trộm, tham ô.
3.2.2.2 Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng
Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm RRTD, trong đó, các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro cần bao phủ được các nguyên nhân gây ra vỡ nợ chủ yếu cho khách hàng như: triển vọng kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán, Tài sản đảm bảo và hồ sơ tín dụng, những thay đổi về mặt quản lý hoặc chiến lược. Đồng thời, tăng cường sử dụng các chỉ tiêu có thể tính tự động như tỉ lệ sử dụng hạn mức, số ngày quá hạn, độ biến động dòng tiền vào ra. nhằm tăng tính hiệu quả, bảo đảm số liệu cập nhật theo thời gian thực.