Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công tyTNHH Deloitte Việt

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THUBÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTCDO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DELOITTE VIỆT NAMTHỰC HIỆN (Trang 53 - 110)

Nam thực hiện

Hiện nay, tại Deloitte Việt Nam, quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện rất chi tiết và đầy đủ, được quy chuẩn theo các quy tắc và quy định của Deloitte toàn cầu. Quy trình bao gồm 4 giai đoạn chính:

2.2.1. Khảo sát, tìm hiểu và chấp nhận khách hàng

Trong giai đoạn này, thông qua các nguồn dữ liệu mở, Deloitte Việt Nam sẽ tiến hành thu thập các thông tin có liên quan nhằm có một cái nhìn toàn diện về tình hình kinh doanh và môi trường hoạt động của khách hàng. Đây là công việc đầu tiên và rất quan trọng kiểm toán viên cần phải thực hiện trước khi tiến hành kiểm toán. Không chỉ được thực hiện với các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng mà kể cả với các khách hàng cũ, công việc này cũng được thực hiện để có thể cập nhật tình hình hoạt động, sự thay đổi cơ cấu hoặc môi trường hoạt động của khách hàng.

43

Sau đó dựa trên các thông tin thu thập được, Deloitte Việt Nam sẽ gửi thư chào hàng tới các khách hàng.

2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện các bước công việc như sau:

• Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ • Tìm hiểu KSNB của khách hàng • Đánh giá rủi ro kiểm toán

• Thiết kế thử nghiệm kiểm soát • Thiết kế thử nghiệm cơ bản • Lập bảng phân công công việc

2.2.3. Thực hiện kiểm toán tại khách hàng.

Kiểm toán viên của Công ty sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC do doanh nghiệp lập. Các bước thực hiện bao gồm:

> Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Nhìn chung, quy trình chuẩn thường là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu. • Phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán viên về quy trình kế toán và xử lý

nghiệp vụ.

• Phỏng vấn ban giám đốc để kiểm tra việc phê duyệt có được thực hiện đúng cấp và đầy đủ hay không.

• Quan sát quá trình xử lý nghiệp vụ của doanh nghiệp

• Kiểm tra lại chứng từ gốc, chứng từ hạch toán, thanh toán và các tài liệu có liên quan để kiểm tra nghiệp vụ có được ghi nhận đúng.

> Thực hiện thủ tục phân tích

Kiểm toán viên lập bảng phân tích tình hình biến động tăng giảm của từng khoản mục theo thời gian (so sánh giữa năm nay với năm ngoái hoặc nhiều năm) nhằm tìm ra những biến động và phát hiện những thay đổi không hợp lý.

44

Chuan bị kiểm toán:

- Tiếp cận khách hàng - Lập kế hoạch kiểm toán

- Thiết kế chương trình kiểm toán

Thực hiện kế

hoạch kiểm toán

Kết thúc

kiểm toán

Mức trọng yếu áp dụng Năm nay

Mức trọng yếu tổng thể Mức trọng yếu chi tiết

45

2.2.4. Tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán.

Đây là giai đoạn cuối cùng và quan trọng trong quy trình kiểm toán. Lúc này, trưởng nhóm kiểm toán sẽ kiểm tra kết quả công việc qua giấy tờ làm việc của từng thành viên và đánh dấu vào những phần chưa rõ ràng nếu có và yêu cầu kiểm toán viên thực hiện bổ sung, điều chỉnh. Khi đã hoàn chỉnh, trưởng nhóm kiểm toán đưa lên cấp quản lý cao hơn để tiếp tục kiểm tra. Cuối cùng, trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp soát xét và đưa ra kết luận về BCTC của khách hàng dựa vào mức độ sai phạm và việc khách hàng chấp nhận thực hiện các bút toán điều chỉnh. Bên cạnh đó, trưởng nhóm kiểm toán cũng chuẩn bị thư quản lý để tư vấn cho khách hàng, gồm: sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán, tổng hợp các bút toán điều chỉnh, các giải pháp tư vấn nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ của khách hàng.

2.3. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC

2.3.1. Quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

Kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một trong những phần hành cơ bản và trọng yếu trong kiểm toán BCTC, vì vậy quá trình thực hiện cũng phải tuân thủ chặt chẽ chương trình kiểm toán mẫu. Đối với các khách hàng có lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau hay loại hình sở hữu khác nhau..., kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể thiết kế chương trình kiểm toán đặc thù nếu thực sự cần thiết nhằm đảm bảo tính hiệu quả của cuộc kiểm toán. Để tìm hiểu thực tế quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch, tôi đã lựa chọn một khách hàng là Công ty ABC nhằm mô tả cụ thể những công việc thực tế được tiến hành.

Quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại khách hàng ABC được các kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam thực hiện tuần tự theo các bước sau:

46

Bảng 2.1. Quy trình kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV

Kiểm toán viên sau khi thực hiện giai đoạn chuẩn bị kiểm toán giống như theo quy trình chung của kiểm toán BCTC sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán theo quy trình chung của Công ty như sau:

Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua

Tài khoản này có trọng yếu hay không

Mục tiêu kiểm toán tổng quát Rủi ro tiềm

tàng________

1. Doanh thu của doanh nghiệp là là có thật. Hiện hữu 2. Tất cả doanh thu của doanh nghiệp tính đến ngày

khóa sổ được

phản ảnh đầy đủ trên báo cáo kết quả hoạt động sản

Đầy đủ 3. Doanh thu của doanh nghiệp được ghi chép và phản

ánh đúng kỳ Đúng kỳ

4. Tất cả doanh thu được phân loại, trình bày và công bố trên các báo

cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán áp dụng

Trình bày

Trọng yếu Thủ tục kiểm tra cơ bản áp dụng Rủi ro

tiềm tàng

Tham chiếu

Mức độ rủi ro xác định được: chúng ta có 2 lựa chọn. (1) nếu chúng ta kiểm tra và kết luận rằng hoạt động kiểm soát phù hợp đã hoạt động hiệu quả trước khi chúng ta kiểm tra cơ bản, thì chúng ta thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức độ trung bình. (2) Chúng ta sẽ thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức độ cao. Nếu không có rủi ro trọng yếu xác định được, thực hiện kiểm tra cơ bản theo hướng dẫn của Audit Approach.

Các sự kiện trọng yếu và giao dịch bất thường

Không có sự kiện trọng yếu và giao dịch bất thường liên quan tới các tài khoản này

# Thủ tục kiểm toán Được thực hiện bởi Tham chiếu

ɪ THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT

ɪ Thực hiện phỏng vấn các nhân sự phụ trách Chu trình bán hàng - thu tiền của khách hàng. Minh họa Chu trình bằng lưu đồ hoặc diễn giải.

“2

“ Xác định các rủi ro kiêm soát có thê có từ quy trình kiêmsoát của khách hàng và các chốt kiêm soát đã được thiết lập đê ngăn chặn các rủi ro kiêm soát đó.

“3 “

Thực hiện kiêm tra dấu vết kiêm soát bằng các thủ tục như: - Quan sát - Phỏng vấn - Kiêm tra chứng từ ~ 7 ~

Đánh giá mức độ rủi ro kiêm soát, các thủ tục kiêm soát có cho kết quả đáng tin cậy và hệ thống hay không đê chuẩn bị các thử nghiệm cơ bản phù hợp.

B. THỦ TỤC ƯỚC TÍNH (SUBSTANTIVEANALYTICAL PROCEDURE - SAP)

ɪ Lập leadsheet cho khoản mục. Phân tách chi tiết doanh thu theo tiêu khoản hoặc theo bản chất, so sánh với số phát sinh cùng kỳ năm trước.

2

Thực hiện thủ tục phân tích cơ bản dựa trên biến động của doanh thu theo bản chất hoặc theo tiêu khoản như đã phân tách ở trên.

3 Phân tách số liệu theo thời kỳ, địa điểm, phòng hay bản chấtdoanh thu mà có thể ước tính được

4

Sử dụng các nguồn dữ liệu độc lập và phù hợp (số năm trước, số liệu độc lập trong doanh nghiệp hoặc số liệu thống kê ngành) để phát triển ước tính cho từng phần phân tách ở trên và xác định threshold.

5 So sánh số ước tính với số liệu đã ghi chép. Các khoản chênh lệch lớn hơn threshold cần được điều tra và giải thích. 6 Đánh giá kết quả và tổng hợp bút toán điều chỉnh

C. THỬ NGHIỆM CƠ BẢN - THỦ TỤC KIỂM TRA CHITIẾT (TEST OF DETAIL - TOD)

ɪ Chọn mẫu phát sinh doanh thu trong năm, kiểm tra chi tiết. Đối chiếu với biên bản nghiệm thu công trình, hóa đơn, các chứng từ liên quan

^2

~ Chọn mẫu các dữ liệu độc lập (phiếu xuất kho) nhưng tươngứng với bút toán ghi nhận doanh thu để thực hiện thủ tục kiểm tra xem chúng có được đánh số liên tục hoặc kiểm tra tính đầy đủ của các dữ liệu này.

“3

“ Đối với từng khoản mục được lựa chọn ở bước trên, thựchiện các thủ tục sau: Đối chiếu số liệu này với hóa đơn

Đối chiếu với đơn giá bán được duyệt

Đối chiếu với hợp đồng, hóa đơn và công việc phát sinh Đối chiếu đảm bảo doanh thu được ghi đúng kỳ

Đối chiếu hóa đơn với sổ nhật ký bán hàng Đối chiếu sổ nhật ký với sổ cái

~ 4 ~

Chọn mẫu nghiệp vụ hàng bán bị trả lại trên sổ chi tiết hàng bán bị trả lại, kiểm tra, xem xét các nghiệp trả lại hàng có phù hợp với quy định hiện hành hay không. Như biên bản trả lại hàng, phiếu nhập kho, hoá đơn hàng bán trả lại do đơn vị trả lại phát hanh...

-5- Xem xét chính sách giảm giá hàng bán (giảm giá hàng bán do kém phẩm chất, hay mua số lượng nhiều).

~ 6

Chọn mẫu các số dư doanh thu trả trước (doanh thu hoãn 48

lại), thực hiện kiểm tra để xác định kỳ phân bổ là hợp lý và kiểm tra việc tính toàn phân bổ các khoản doanh thu nhận trước này vào báo cáo kết quả kinh doanh năm nay.

7

Xác định thời gian một vòng quay của chu trình bán hàng - thu tiền. Chọn một số khoản doanh thu đã ghi sổ kế toán trong ngày như đã xác định trước và sau ngày khóa sổ kế toán, đối chiếu chúng với các chứng từ kế toán gốc khác (phiếu xuất kho, thẻ kho). Đảm bảo rằng các giao dịch này được ghi nhận đúng kỳ.

8

Tìm kiếm các giao dịch bất thường, hoặc phân tích tài khoản đối ứng đặc biệt là các giao dịch xung quanh thời điểm lập báo cáo tài chính năm. Kiểm tra để đảm bảo các giao dịch đó là hợp lý, phù hợp, được phê chuẩn và ghi nhận đúng kỳ. Đối với các giao dịch trọng yếu bất thường, thu thập lý giải kinh doanh đổi với các giao dịch này; xác định xem các lý giải này gợi ý rằng các giao dịch này có liên quan tới việc lập báo cáo tài chính gian lận.

9

Thực hiện soát xét xem các ước tính kế toán trọng yếu trong báo cáo tài chính năm trước xem các xét đoán và giả định năm trước có khả năng chỉ ra sự thiên lệch của ban lãnh đạo và cân nhắc ảnh hưởng cho các ước tính của năm nay.

10

Kiểm tra các quyết định và các tài liệu phù hợp có liên quan để xác định doanh thu được phân loại và trình bày phù hợp với bản chất kinh tế của các khoản doanh thu. Lưu ý các doanh thu nội bộ, doanh thu với bên liên quan và việc điều tiết lợi nhuận giữa các đơn vị trong tập đoàn.

11

Soát xét việc trình bày thông tin về tài khoản này trình bày trên báo cáo tài chính cả vể mặt định lượng và định tính, lưu ý các vấn đề sau: (1) các thông tin thuyết minh không phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán áp dụng, (2) Thuyết minh không khớp với báo cáo, không rõ ràng và không dễ hiểu.

2 Tổng hợp và đưa ra bút toán điều chỉnh hoặc phân loại.

13 Chuẩn bị các thông tin để lập các thuyết minh phục vụ lậpbáo cáo tài chính 49

KẾT LUẬN KIỂM TOÁN_____________________________________________ Bảng 2.2. Chương trình kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV

Từ những bằng chứng thu thập được trong quá trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại khách hàng, kiểm toán viên sẽ tổng hợp những sai phạm trọng yếu và chuyển cho trưởng nhóm kiểm toán để phục vụ cho việc trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán.

2.3.1. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC

2.3.2.1. Chuẩn bị kiểm toán.

a. Tiếp cận khách hàng

> Hình thức sở hữu vốn

Công ty ABC là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước được thành lập tại Việt Nam. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4104005189 ngày 26 tháng 6 năm 2008 và thay đổi lần thứ 16 ngày 16 tháng 01 năm 2016. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 với vốn điều lệ là 7.220.000.000.000 đồng. Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 16 tháng 7 năm 2013, vốn điều lệ điều chỉnh của Công ty là 10.884.251.000.000 đồng.

Thành viên góp vốn duy nhất (Công ty mẹ) là Công ty XYZ.

Tổng số nhân viên của công ty tại ngày 31/12/2016 là 723 người (Tại ngày 31/12/2015 là 744 người).

> Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là:

- Xuất nhập khẩu và kinh doanh dầu thô trong và ngoài nước; - Xuất nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm dầu trong và ngoài nước; - Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư máy móc và dịch vụ thương mại; - Sản xuất sản phẩm dầu;

- Xây dựng các hệ thống bồn chứa, phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu; 50

51

- Xuất nhập khẩu sản phẩm dầu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu, hóa chất, vật tư, thiết bị và phương tiện phục vụ công tác chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu;

- Kinh doanh vật tư thiết bị hóa chất trong lĩnh vực chế biến sản phẩm dầu; - Môi giới và cung ứng tàu biển;

- Kinh doanh khách sạn, du lịch (không kinh doanh khách sạn tại trụ sở); - Dịch vụ cho thuê xe bồn, bể chứa xăng dầu và kho bãi;

- Mua bán phân bón, các sản phẩm hóa dầu.

> Cơ sở lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán, Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

> Năm tài chính

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

> Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng.

Công ty áp dụng và tuân thủ Chuẩn mực Kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan.

> Những rủi ro tiềm tàng

Kiểm toán viên thực hiện phỏng vấn Ban Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Ban kiểm soát của Công ty ABC và ghi nhận kết quả phỏng vấn và đánh giá rủi ro có thể có vào giấy tờ làm việc. Cụ thể:

52

Tính chính trực của đội ngũ quản lý

Kiểm toán viên thực hiện trao đổi, phỏng vấn ông PTV - Phó Tổng Giám đốc và ông NDT - Ke toán trưởng. Qua trao đổi, kiểm toán viên không thấy có yếu tố cần cân nhắc liên quan đến tính chính trực của đội ngũ quản lý. Bên cạnh đó, kiểm toán viên thực hiện phỏng vấn ông CHD - Tổng Giám đốc. Ông D được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc từ tháng 12/2015. Trước đó, ông D là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần ZXC. Vì vậy, ông D

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THUBÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTCDO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DELOITTE VIỆT NAMTHỰC HIỆN (Trang 53 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w