1. Cộ hng hoảng tn ng bất động sả nt Mb h nh
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay bất động sản của Ngân hàng Đầu tư
Đầu tư
và Phát triển Việt Nam
Giai đoạn 2006 - 2010, đặc biệt trong ba năm từ 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới có những bước thăng trầm đầy sóng gió với 3 cuộc khủng hoảng liên tiếp về nhiên liệu, tài chính và nợ công tại Châu Âu. Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như Nhật, Đức, Mỹ . . . đã tuyên bố suy thoái, sự đổ v ỡ,
phá sản hàng loạt của các ngân hàng lớn của Mỹ và Châu Âu đã gây tác động dây chuyền đối với hệ thống tài chính, ngân hàng toàn cầu. Việt Nam là thành viên đầy đủ của WTO nên cũng chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, cộng với những hậu quả xấu của thiên tai bão lũ gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức với những diễn biến trái chiều.
tiền tệ, hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản đã ảnh hưởng đến nguồn vốn triển khai dự án cũng như việc tiêu thụ sản phẩm. Thị trường trầm lắng, tính thanh khoản thấp mặc dù các doanh nghiệp đua nhau giảm giá bán nhằm tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn. Cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản cũng trở nên gay gắt hơn do có nhiều sản phẩm được tung ra thị trường ở nhiều phân khúc khác nhau như phân khúc nhà chung cư, đất nền, văn phòng cho thuê, đẩy mặt bằng chung giá giảm xuống.
Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế, BIDV luôn nỗ lực, bản lĩnh vượt lên mọi khó khăn, thử thách để tự tin, sáng tạo hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra. Định hướng chung của BIDV trong giai đoạn sắp tới là tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Điều hành tăng trưởng tín dụng theo nguyên tắc chỉ tăng trưởng tín
dụng khi huy động được nguồn vốn phù hợp và đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và các Thông tư của Ngân hàng Nhà nước với mức tăng trưởng toàn hệ thống năm 2011 dưới 19% so với năm 2010. Tiếp tục kiểm soát giới hạn tín dụng phi sản xuất, tốc độ tăng trưởng
tín dụng phi sản xuất nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung. Kiểm soát tốt
mức tăng trưởng cho vay bất động sản ở mức dưới 9% tổng dư nợ.