hàng Thương mại
1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính
Thái độ phục vụ và trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng:
Thái độ phục vụ tận tình giúp ngân hàng có được cái nhìn thiện cảm và sự hài lòng của khách hàng. Trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên cao sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh, hoạt động kinh doanh sẽ thuận lợi hơn, hạn chế rủi ro kinh doanh và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Nhận diện, kiểm soát rủi ro tín dụng: Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro NH áp dụng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp quan trọng là phân tích đánh giá một cách toàn diện khách hàng trước khi cho vay. Tuy vậy, khi cho vay NH thường không tránh được những rủi ro tiềm ẩn phát sinh từ sự biến động của nền kinh tế, của thị trường hay sự rườm rà của thủ tục pháp lý, khả năng phân tích, đánh giá rủi ro kém hay rủi ro đạo đức. Nhân diện và kiểm soát rủi
ro tín dụng rất quan trọng để nâng cao hiệu quả cho vay của NH.
Kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ là các quy định, thủ tục kiểm soát do NH xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót. Kiểm soát nội bộ nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Ngoài ra, kiểm soát nội bộ còn ngăn ngừa thiếu sót trong xử lý nghiệp vụ, bảo vệ NH truớc những thất thoát tài sản có thể tránh và đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh.
Quy trình cho vay: thiết lập và hoàn thiện quy trình cho vay có ý nghĩa quan trọng với cả NH và khách hàng. Quy trình cho vay chặt chẽ hợp lý và linh hoạt sẽ giúp NH lựa chọn khoản vay tốt góp phần nâng cao chất luợng và giảm thiểu rủi ro.
Uy tín của ngân hàng: Uy tín NH đuợc đánh giá qua việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Chỉ khi đem lại sự thoả mãn, hài lòng của khách hàng thì khoản vay mới đuợc đánh giá là có chất luợng. Khách hàng chứ không phải NH là nguời đánh giá uy tín của NH.
1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng
+ Vòng quay vốn tín dụng KHCN
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng KHCN phản ánh số vòng chu chuyển vốn tín dụng của NH đối với khách hàng. Vòng quay vốn cao chứng tỏ nguồn vốn vay NH đã luân chuyển nhanh, đồng vốn ngân hàng cho khách hàng vay tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Thông qua đó NH có biện pháp nhắc nhở, đôn đốc khách hàng, kịp thời hạn chế rủi ro.
Ạ _________________ Doanh SO thu nợ KHCN ________
Vòng quay vốn KHCN = ————/‘ . “ " , x 100%
Div nợ bình quản KHCN
+ Tỷ lệ Nợ quá hạn KHCN
Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH) KHCN là tỷ lệ phần trăm giữa NQH cho vay KHCN và tổng du nợ cho vay KHCN của NHTM ở một thời điểm nhất định,
thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ này cho biết tại thời điểm xác định cứ 100 đồng ngân hàng đã cho vay thì có bao nhiêu đồng là NQH.
£>ư nợ quả hạn KHCN
Tỷ lệ NQH KHCN = —' , x 100%
j v Tông dư nợ KHCN
NQH KHCN là khoản nợ gốc hay lãi mà KHCN không trả được khi đến hạn. Khách hàng không trả đúng hạn có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như HĐKD NH. NH cần tăng cường đôn đốc trả nợ khi đến hạn, tích cực đòi NQH cũng như giám sát chặt chẽ HĐKD của khách hàng. Chất lượng cho vay cũng được thể hiện một phần thông qua NQH. Tỷ lệ NQH càng cao chứng tỏ NH gặp rủi ro và có khả năng mất vốn.
+ Tỷ lệ nợ xấu KHCN
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu KHCN = “T---l--—-7777— x 100%
-7 Tông dư nợ KHCN
Nợ xấu là những khoản nợ khả năng thu hồi rất thấp. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh tỷ trọng của nợ xấu trong tổng dư nợ NH. Tỷ lệ này càng cao càng phản ánh những rủi ro trong cho vay lớn. Có nhiều biện pháp để giải quyết nợ xấu, tùy tình hình thực tế của khách hàng mà NH có thể đưa ra biện pháp khác nhau từ gia hạn nợ đến phát mại TSBĐ.
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5, quy định tại Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để XLRR trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [22]
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): NQH và NH đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; NQH dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) gồm: NQH từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) gồm: NQH từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo HĐTD.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) gồm: NQH từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) gồm: NQH trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) cho vay KHCN
Tỷ lệ này cho biết DPRR trong cho vay được trích so với Dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay đối với khách hàng chưa tốt, vẫn phải trích lập dự phòng nhiều.
DPRR cho vay KHCN được trích
Tỷ lệ trích lập DPRR KHCN =---≡---x 100%
j h Dư nợ KHCN
Tùy theo cấp độ rủi ro mà NH phải trích lập DPRR từ 0% đến 100% giá trị của từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị TSBĐ đã được định giá lại). NH có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ càng cao. Thông thường tỷ lệ này giao động trong khoảng từ 0% đến 5%.
+ Thu nhập từ hoạt động cho vay: Khoản vay được đánh giá là có chất lượng khi khoản vay đó tạo được thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu của NH. Hoạt động cho vay có lãi
chứng tỏ NH thu được vốn, đủ chi trả các khoản chi phí và còn có lợi nhuận.
Lãi từ hoạt động cho vαy KHCN
Thu nhập từ cho vay KHCN =---. ɪ. ‘7----x 100%
Tong thu nhập
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay của NH, nó cho biết tỷ lệ lãi phát sinh từ hoạt động cho vay trên một đơn vị thu nhập. NH càng giảm chi phí đầu vào càng nhiều thì tỷ lệ thu nhập càng lớn, chứng tỏ NH hoạt động tốt, góp phần tạo nên chất lượng cho vay tốt. [6]
1.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN