3.2.5.1. “Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Giảm thiểu rủi ro trong cho vay đối với KHCN, thì phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Cùng với sự đa dạng hóa của nền kinh tế, xã hội, các khoản vay tín dụng cũng vô cùng đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau. Bên cạnh đó, thị trường luôn biến động; các yếu tố đầu vào, đầu ra phụ thuộc nhiều yếu tố trong và ngoài nước; Tư cách người vay, năng lực pháp lý, năng lực tài chính, thu nhập, kinh nghiệm của khách hàng vay...
Do vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định cho vay KHCN cần triển khai thực hiện các biện pháp sau:
+ Đối với các khoản tín dụng mới, thuộc ngành nghề mới công nghệ cao, kỹ thuật phức tạp cần có cơ chế thuê chuyên gia tư vấn để hỗ trợ công tác thẩm định, qua đó cán bộ thẩm định học hỏi kinh nghiệm.
+ Ngân hàng cần xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật những ngành hàng, nhóm hàng, cây trồng, vật nuôi làm cơ sở cho CBTD có cơ sở tham khảo trong quá trình thẩm định cho vay KHCN.
+ Đánh giá tư cách, năng lực khách hàng: Cán bộ thẩm định phải làm rõ: người xin vay có tín nhiệm không? mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng; thiện chí trả nợ của người vay, đối với khách hàng mới thì cần phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn như Trung tâm thông tin tín dụng, bạn hành, đối tác.. .Như vậy, CBTD phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết HĐTD.
là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. CBTD phải trả lời câu hỏi người vay có sở hữu hợp pháp một tài sản nào có chất lượng để hỗ trợ cho khoản vay? CBTD phải lưu ý về tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản. Khía cạnh công nghệ cũng dặc biệt chú ý, nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu, thì giá trị giảm rất nhanh và rất khó tìm được người mua trong kho công nghệ thay đổi rất nhanh.
3.2.5.2. Tuân thủ các điều kiện trước, trong và sau khi giải ngân. Nhận dạng các rủi ro trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay
Tuân thủ các điều kiện trước, trong và sau giải ngân rất quan trọng đối với ngân hàng. Thực hiện đúng phê duyệt tín dụng, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong phương án vay vốn của khách hàng, đảm bảo đầy đủ chứng từ chứng minh hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp do đặc thù hoạt động kinh doanh của KHCN, việc áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản giúp NH có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay. Sau giải ngân CBTD cần xây dựng và lựa chọn kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho NH đồng thời cũng tạo thuận lợi cho HĐKD của khách hàng.
Nhận dạng rủi ro trước khi cho vay
Nhận dạng rủi ro từ hồ sơ pháp lý: CBTD nhận dạng các rủi ro sau: Tính tuân thủ các quy định pháp luật của khách hàng; Tư cách đạo đức, lý lịch tư pháp của khách hàng; Tính hợp pháp của ủy quyền và thời hạn của ủy quyền (nếu có); Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh.
Nhận dạng từ năng lực tài chính của khách hàng: CBTD nhận dạng các rủi ro sau: Khả năng về vốn, tài sản, các nguồn thu nhập hợp pháp khác của khách hàng; Vốn đầu tư, những thay đổi của quá trình tăng, giảm vốn đầu tư, tính hợp lý của tốc độ tăng, giảm vốn đầu tư; Tính hợp lý của việc phân bổ vốn đầu tư ngắn hạn và dài hạn.
Nhận dạng năng lực quản lý của khách hàng: CBTD thẩm định nhận dạng các rủi ro sau: Quy mô tổ chức, điều hành SXKD; Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm kinh doanh của cá nhân; Mối quan hệ với các đối tác, bạn hàng; Khả năng thích ứng của khách hàng truớc biến động của thị truờng; Kinh nghiệm đối với lĩnh vực SXKD.
Nhận dạng từ quan hệ tín dụng của khách hàng: Từ thông tin thu thập từ CIC, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Agribank và các thông tin thu thập được, CBTD nhận dạng các rủi ro sau: Tình hình quan hệ với các TCTD nhu du nợ, diễn biến các khoản vay, tình hình cơ cấu nợ, nhóm nợ, mục đích sử dụng vốn và tình hình sử dụng dịch vụ với các TCTD và với Agribank. Đặc biệt đối với khách hàng vay tại nhiều chi nhánh của Agribank.
Nhận dạng từ TSBĐ của khách hàng (đặc biệt lưu ý đối với TSBĐ của bên thứ 3). Từ hồ sơ TSBĐ, qua kiểm tra, tiếp xúc với chủ tài sản hoặc khách hàng, nguồn thông tin khác, CBTD nhận dạng rủi ro: Khả năng xảy ra tranh chấp đối với TSBĐ; Tình trạng TSBĐ, giá trị và sự biến động giá của TSBĐ, khả năng phát mại TSBĐ; Thời hạn, giá trị của bảo hiểm tài sản (nếu có).
Nhận dạng từ môi trường kinh doanh của khách hàng: nhận dạng các rủi ro sau: Mức độ cạnh tranh, sự ổn định và triển vọng phát triển, thị truờng đầu vào và đầu ra, mức độ nhạy cảm của ngành hàng đối với giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tính thời vụ của ngành hàng khách hàng; Các yếu tố bất lợi về môi truờng kinh doanh đối với ngành hàng; Thị phần của khách hàng trong ngành, tình hình hoạt động khách hàng cùng quy mô, vòng đời của sản phẩm và các sản phẩm thay thế.
Nhận dạng rủi ro trong khi cho vay
Trong quá trình giải ngân người quản lý nợ cho vay nhận dạng các rủi ro sau: Khách hàng đề nghị giải ngân tiền mặt nhung không cung cấp đuợc các giấy tờ liên quan chứng minh nhu cầu sử dụng tiền mặt; Khách hàng có nhu cầu giải ngân bù đắp nhung không phù hợp với chu kỳ kinh doanh của
khách hàng; Khách hàng chưa cung cấp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ khi giải ngân hoặc không chứng minh được tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ; Chuyển tiền thanh toán qua nhóm khách hàng là người có liên quan.
Nhận dạng rủi ro sau khi cho vay
Nhận dạng từ hoạt động của khách hàng: Thay đổi nơi cư trú, số điện thoại không thông báo; Thay đổi về tình trạng hôn nhân của khách hàng; tranh chấp trong nội bộ tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
Nhận dạng từ giao dịch của khách hàng với NH: Chậm trễ thanh toán gốc lãi đến hạn, số lần cơ cấu nợ, vi phạm cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và văn bản cam kết khác giữa khách hàng và NH; dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích; thiếu hợp tác trong việc cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính.
Nhận dạng từ tình hình tài chính, hoạt động SXKD của khách hàng:
Thay đổi nghề nghiệp, công việc, thu nhập; Sự thay đổi về chính sách của nhà nước đối với ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng hoặc khách hàng có sự thay đổi về lĩnh vực kinh doanh chính, lĩnh vực có thế mạnh; Thị phần của khách hàng suy giảm do các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm hoặc do các vấn đề liên quan đến thị trường, cạnh tranh, lưu thông, phân phối sản phẩm. Khách hàng không hoàn thành các nghĩa vụ thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội; Giá cả nguyên vật liệu đầu vào của khách hàng có biến động mạnh theo hướng tăng cao; Nguyên, nhiên vật liệu phục vụ SXKD phụ thuộc vào một, hay một số ít nhà cung cấp đang gặp khó khăn.
Nhận dạng từ TSBĐ: TSBĐ có biến động về giá trị, số lượng; TSBĐ phát sinh tranh chấp, chủ TSBĐ từ chối trách nhiệm bảo đảm hoặc có biến động về thông tin của TSBĐ.
3.2.5.3. Một số giải pháp cụ thể xử lý nợ quá hạn, nợ xấu KHCN
Đối với cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng nguồn trả nợ từ tiền lương hàng tháng, phải thẩm định nguồn trả nợ ổn định và thường xuyên; theo
dõi tình hình trả nợ gốc, lãi hàng tháng xử lý khi có dấu hiệu bất thuờng; ký kết hợp đồng trách nhiệm với thủ truởng các đơn vị có lao động vay tiêu dùng qua đó ràng buộc trách nhiệm hạn chế khách hàng vay nhiều TCTD hoặc khi khách hàng vi phạm bị sa thải hoặc thuyên chuyển công tác đơn vị có trách nhiệm thông báo, hỗ trợ ngân hàng xử lý thu hồi nợ.
Đối với cho vay thông qua tổ vay vốn: Chú trọng công tác tập huấn cho các tổ truởng tổ vay vốn, cũng nhu tăng cuờng tần xuất và chất luợng kiểm tra, nâng cao chất luợng hoạt động của Ban chỉ đạo Chuơng trình phối hợp tại các huyện, xã; tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền địa phuơng. Yêu cầu CBTD thẩm định trực tiếp đến từng khách hàng, không phó mặc, ỷ lại cho tổ truởng tổ vay vốn. Hạn chế tối đa việc lợi dụng của tổ truởng tổ vay vốn để trục lợi cá nhân.
Luu ý: để hạn chế rủi ro NH cần thu giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Giấy xác nhận đất không có tranh chấp (phải thuờng xuyên rà soát và đấu mối với UBND xã, thị trấn để khi hộ đuợc cấp Giấy chứng nhận phải nộp vào ngân hàng thay giấy xác nhận tránh hiện tuợng khách hàng đi vay nhiều TCTD). Định kỳ 6 tháng thực hiện phân xếp loại tổ vay vốn theo quy định. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện thỏa thuận liên ngành 01, 02 về cho vay thông qua tổ vay vốn từ tỉnh đến huyện, xã để khen thuởng kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình và triển khai nhiệm vụ thời gian tiếp theo.
Đối với cho vay hô trợ lãi suất theo Nghị định 67
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cấp chính quyền địa phuơng, các cơ quan chức năng và ngu dân nắm rõ mục đích ý nghĩa của chính sách Nhà nuớc; yêu cầu ngu dân nhận thức đầy đủ và chấp hành tốt nghĩa vụ và các cam kết khi vay vốn ngân hàng.
Agribank Thanh Hoá phải thuờng xuyên đấu mối làm việc với Ban chỉ đạo NĐ 67 từ Tỉnh đến Huyện và Xã để phối hợp tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc; Đôn đốc chủ tàu tái tục bảo hiểm trước khi đến hạn; lập danh sách các chủ tàu đến hạn bảo dưỡng, bảo trì, bảo hiểm tàu cá, nợ đến hạn...báo cáo Ban chỉ đạo các cấp để đôn đốc khách hàng thực hiện.
Ngư dân không trả được nợ NH do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng. Agribank Thanh Hóa tạo điều kiện cho khách hàng chuyển đổi chủ tàu do không đủ năng lực tiếp tục đánh bắt. Nắm bắt các khó khăn của ngư dân để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý; Trường hợp ngư dân cố tình không trả nợ, phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, nhắn nhở; vận động ngư dân thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ trong quan hệ tín dụng; cần thiết ngân hàng phải khởi kiện theo quy định của pháp luật.
3.2.5.4. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát chuyên đề
- Agribank Thanh Hóa cần tăng cường giám sát, chỉ đạo, kiểm tra đối với Chi nhánh loại II có chất lượng tín dụng yếu kém, phải trích lập dự phòng rủi ro cao so mức bình quân chung toàn tỉnh. Bên cạnh đó cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra của các Chi nhánh loại II và Phòng giao dịch trực thuộc.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ và chương trình giao dịch IPCAS để giám sát, nhận diện các dấu hiệu cảnh báo bất thường trong quan hệ giao dịch khách hàng. Cảnh báo sớm các dấu hiệu rủi ro trong quản trị điều hành và tác nghiệp của bộ phận tín dụng cơ sở.
- Có chế tài xử lý nghiêm Giám đốc Chi nhánh loại II trực thuộc và các cán bộ có liên quan để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu trên mức cho phép; các cán bộ cố tình vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ.