Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh trường đại học hồng đức (Trang 40 - 42)

- Môi trường kinh tế và sự biến động của nó có thể tạo ra cơ hội cũng như thách thức với NH. Kinh tế ổn định thuận lợi cho ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập của khách hàng ổn định...khách hàng có khả năng trả được vốn vay NH cả gốc và lãi, nên hoạt động cho vay KHCN phát triển, chất lượng cho vay nâng lên. Ngược lại thời kỳ suy thoái kinh tế, SXKD thu hẹp, đầu tư cá nhân giảm, lạm phát cao, nhu cầu vay giảm. Hoạt động cho vay NH giảm về quy mô và chất lượng.

- Môi trường pháp lý: Hệ thống luật và các văn bản pháp quy liên quan hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động cho vay đối với KHCN nói riêng. Môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, chặt chẽ giúp NH tiến hành các hoạt động nói chung và cho vay đối với KHCN nói riêng đúng thủ tục, quy trình và mang lại hiệu quả. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở dễ dàng dẫn đến tình trạng làm ăn bất chính, trục lợi NH, gây thiệt hại đối với NllTM... nguy cơ rủi ro cao cho NH.

- Môi trường chính trị: Sự ổn định của môi trường chính trị là một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường này ổn định thì các nhà đầu tư yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư và do đó như

cầu vốn tín dụng cá nhân tăng lên. Ngược lại nếu môi trường bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, nhu cầu vốn tín dụng giảm.

- Môi trường văn hoá - xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động mở rộng cho vay KHCN của các ngân hàng. Mỗi vùng có một tập quán, thói quen khác nhau, việc cá nhân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ cũng khác nhau, nhu cầu đầu tư kinh doanh cũng khác biệt phù hợp với đặc thù của từng vùng.

- Cạnh tranh trong lĩnh vực NH: Hiện nay, các NHTM của Việt Nam đang đẩy mạnh hoạt động NH bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Cạnh tranh giúp mở rộng thị trường cho vay, thúc đẩy NH nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới. Đồng thời cạnh tranh cũng buộc các NH phải ứng dụng công nghệ tiên tiến, tuyển dụng nhân sự tốt, cải tiến quy trình để phục vụ khách hàng tốt nhất. Tuy vậy, cạnh tranh làm cho thị trường cho vay KHCN chia nhỏ dẫn đến khó khăn cho việc mở rộng cho vay KHCN ở mỗi NHTM.

- Các yếu tố từ phía khách hàng: NHTM quyết định cho vay hay không chủ yếu phụ thuộc vào từng đặc điểm của khách hàng vay vốn. Khi thẩm định và xét duyệt cho vay các NHTM thường xem xét đến các yếu tố:

+ Nhu cầu đầu tư: Tín dụng NH là một loại hình dịch vụ có thị trường tiêu thụ, dựa trên quan hệ cung cầu. Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển luôn cần thiết (luôn có cung) nhưng với từng NHTM thì nhu cầu ấy lúc nào cũng hiện hữu; Phải có nhu cầu đầu tư của khách hàng thì NH mới có thể cung cấp được dịch vụ và có được một dự án chất lượng trong cho vay.

+ Thiện chí của khách hàng: Thiện chí của người đi vay rất quan trọng. Sự hợp tác giữa khách hàng và NH mang đến hiệu quả cho cả hai. Sự thiếu thiện chí của khách hàng có thể biểu hiện trực tiếp trong quá trình quan hệ tín dụng với NH như cố tình sử dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo hoặc kinh doanh trái pháp luật, lừa đảo ...mang lại rủi ro cho NH.

hưởng đến quyết định cho vay hay không của NH. NH khi cho vay sẽ căn cứ

vào mức thu nhập trong tương lai của khách hàng.

+ Đáp ứng các điều kiện cho vay: NH đề ra điều kiện, tiêu chuẩn cho vay những điều kiện này có thể khác nhau tuỳ từng NH. Nhưng các NH đều quan tâm đến mục đích sử dụng vốn, năng lực tài chính, năng lực SXKD, biện pháp bảo đảm tiền vay... Khả năng đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn cho vay đối với khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cho vay KHCN. Các điều kiện đặt ra khắt khe, không phù hợp thực tiễn sẽ ít khách hàng đủ điều kiện. Do đó sẽ làm NH bỏ qua lượng lớn các khách hàng tiềm năng, ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay. Ngược lại, điều kiện đặt ra không chặt chẽ có thể khiến NH sai lầm khi quyết định cho vay, dẫn đến rủi ro. [2]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh trường đại học hồng đức (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w