Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh trường đại học hồng đức (Trang 84 - 89)

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Dư nợ và số lượng khách hàng tiền vay cá nhân của Agribank Chi nhánh Thanh Hoá rất lớn. Tuy nhiên món vay nhỏ lẻ, địa bàn rộng lớn. Do đó trong những năm qua ngân hàng đang cơ cấu lại dư nợ và khách hàng cho phù hợp trên cơ sở sàng lọc khách hàng và nâng dần dư nợ bình quân trên mỗi

khách hàng tiền vay.

- Lãi suất cho vay chưa thực sự linh hoạt khi có biến động về LS, muốn áp dụng lãi suất cạnh tranh phải lập hồ sơ trình (Giám đốc chi nhánh loại II phải trình Giám đốc tỉnh) do vậy thời gian giải ngân sẽ chậm lại. Đồng thời sẽ mất cơ hội kinh doanh, cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Quy trình cho vay của ngân hàng tuy đã có những đổi mới song vẫn chưa thật sự thuận lợi cho KHCN, chưa linh hoạt so với tình hình thực tế khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ xin vay. Thủ tục hồ sơ, chứng từ liên quan đến khách hàng tiền vay còn nhiều rườm rà khó khăn cho việc lưu trữ bảo quản và không thuận tiện cho khách hàng.

- Về việc chấp hành cơ chế, quy chế tín dụng và năng lực, phẩm chất một bộ phận cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc chấp hành quy trình tín dụng đôi khi chưa được coi trọng, còn vi phạm quy trình nghiệm vụ. Trong quá trình xét duyệt và phán quyết tín dụng cũng như quá trình kiểm ra trước, trong và sau khi cho vay chưa thực sự sâu sát. Chất lượng thẩm định, thiết lập hồ sơ còn bộc lộ tồn tại, sai sót phát hiện qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Một bộ phận CBTD tuyển dụng những năm trước năm 2015 còn vận dụng cơ chế “mẹ về con vào” chất lượng hạn chế. Một bộ phận CBTD được trẻ hóa nhanh tuy có lợi thế nhưng thiếu kinh nghiệm trong công tác tín dụng, chưa bám sát thực tế địa bàn, khách hàng. Số CBTD làm việc lâu năm theo kinh nghiệm ít tìm hiểu và cập nhật những thay đổi của kinh tế thị trường, trình độ về công nghệ hạn chế, năng suất lao động thấp. Đồng thời việc bố trí số lao động làm công tác tín dụng tại một số Chi nhánh chưa phù hợp, có nơi thừa, nơi thiếu. Công tác giáo dục, giám sát cán bộ tín dụng chưa thường xuyên, có Chi nhánh còn buông lỏng để cán bộ vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ của ngành.

- Công tác Marketing ngân hàng trong thời gian gần đây đã được Chi nhánh lưu tâm nhưng vẫn còn hạn chế, không có nhiều biện pháp tuyên truyền

các dịch vụ ngân hàng khiến cho nhiều người dân chưa biết được các dịch vụ cũng như tiện ích của nó mang lại. Phân khúc KHCN tại địa bàn thành phố chưa được quan tâm đúng mức, việc triển khai đề án phát triển dịch vụ qua KHCN tại khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa bài bản, chưa hiệu quả.

- Công tác thẩm định của ngân hàng còn hạn chế nhất định, đặc việc thẩm định cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ “Về một số chính sách phát triển thủy sản” chưa tốt nên đã dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao; việc thẩm định cho vay thông qua tổ vay vốn bộc lộ việc CBTD thoái thác hết cho tổ trưởng do đó nguy cơ tiềm ẩn rủi ro là không tránh khỏi. Đồng thời việc thu hồi nợ xấu, đặc biệt nợ xấu cho vay theo NĐ 67 còn hạn chế, để kéo dài.

Bên cạnh đó việc cấp bù lãi suất rất chậm (liên quan đến Agribank, Bộ tài chính) đến cuối năm 2019, tính lũy kế Agribank Chi nhánh Thanh Hóa đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng số tiền 163.342 triệu đồng, tuy nhiên số tiền chưa được Nhà nước cấp bù 73.790 triệu đồng, điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, kết quả tài chính của ngân hàng. Đây cũng là một trong những lý do dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất giảm liên tục từ năm 2016 - 2019.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- KHCN đa số là khách hàng có uy tín, tuy nhiên trong quá trình hoạt động, SXKD do cơ chế thị trường, dịch bệnh, thiên tai diễn biến phức tạp... đã làm cho một số khách hàng gặp rủi ro, khó khăn hoặc cũng có khách hàng, do muốn chiếm dụng vốn của ngân hàng cố tình chây ỳ gây ra nợ quá hạn, nợ xấu. Đồng thời ở một số KHCN năng lực quản lý tài chính, trình độ kỹ thuật hạn chế, sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được...do đó làm cho một số khách hàng không có khả năng trả nợ. Một số khách hàng vay tiêu dùng trả nợ từ tiền lương do quá trình công tác vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật bị sa thải, bỏ đi khỏi địa phương.. .cố tình không trả nợ ngân hàng.

cao do nhiều ngư dân có thái độ chây ỳ, thiếu trách nhiệm trả nợ, coi đây là nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước... nhất là từ sau khi dư luận về sự cố các tàu vỏ thép tại Bình Định diễn ra thì các chủ tàu vỏ sắt tại Hoàng Hóa, Nghi Sơn, tàu vỏ gỗ tại Hậu Lộc đều kêu thua lỗ và khất lần không trả nợ, liên kết với nhau tại tất cả các địa phương cố tình không trả nợ. Thời gian qua có hiện tượng hàng loạt tàu cá bị chìm bất thường (7/2019, tại Bình Định xảy ra 7 vụ chìm tàu), không loại trừ vì mục đích trục lợi bảo hiểm. Trong khi đó tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về khai thác hải sản; đặc biệt việc đánh bắt cá trái phép tại vùng biển nước ngoài. Do đó Việt Nam bị tổ chức EC phạt thẻ vàng đối với ngành khai thác thủy sản từ 23/10/2017 (quy định của liên minh Châu Âu (EU) là một định chế cấm các hành vi khai thác trái phép, khai thác không khai báo và khai báo không đúng nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên đại dương, áp dụng từ năm 2011 với 2 cấp độ thẻ vàng và thẻ đỏ. Đối với thẻ vàng thủy sản khi xuất sang EU sẽ bị kiểm soát 100%, trong khi trước kia chỉ kiểm soát xác suất; nếu phạt thẻ đỏ thì cả 28 nước EU sẽ không nhập thủy sản).

Nguyên nhân khách quan

- Từ môi trường kinh tế vĩ mô, hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ, chồng chéo, còn kẽ hở để khách hàng có thể lợi dụng. Đồng thời môi trường KTXH ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình vay vốn như lạm phát, sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD, các chính sách thắt chặt, kiểm soát nghiêm ngặt của NHNN.

- Khách hàng cá nhân khu vực nông nghiệp, nông thôn bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh.. ..và điệp khúc “được mùa mất giá” vẫn diễn ra ảnh hưởng hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Không ít tàu đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP không bảo đảm, thường xuyên bị hư hỏng; nguồn thủy sản khan hiếm....là những nguyên nhân dẫn đến khách hàng không trả được nợ ngân hàng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong nội dung Chương 2 tác giả đã giới thiệu Agribank Chi nhánh Thanh Hoá. Trong đó trình bày về lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2016 - 2019.

Chương 2 đã khái quát về tình hình cho vay đối với KHCN và tập trung phân tích thực trạng chất lượng cho vay KHCN của Agribank Thanh Hóa. Qua số liệu và phân tích làm rõ thực trạng chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng. Phân tích chất lượng cho vay qua các chỉ tiêu như: dư nợ KHCN, Số KHCN, Nợ quá hạn, nợ xấu KHCN; Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN; tỷ lệ trích lập DPRR.

Luận văn đã đánh giá những mặt làm được như: dư nợ KHCN tăng trưởng tốt, cơ cấu dư nợ chuyển dịch tích cực; chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt...Bên cạnh đó, vẫn có những hạn chế như: dư nợ KHCN tại hội sở tỉnh và các chi nhánh trên địa bàn thành phố còn thấp, dư nợ bình quân trên khách hàng còn thấp; thủ tục hồ sơ, trình độ CBTD hạn chế.

Nguyên nhân của các hạn chế trên từ phía ngân hàng, phía khách hàng và do nguyên nhân khách quan khác. Từ những nguyên nhân tồn tại nêu tại Chương 2, tác giả đưa ra kiến nghị, đề xuất ở Chương 3 nhằm nâng cao chất lượng cho vay KHCN tại Agribank Thanh Hoá trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh trường đại học hồng đức (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w