Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 105 cho vay nhu cầu nhà ở đối với khách hàng cá nhân NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bắc hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (Trang 36 - 42)

Đây là nhóm nhân tố bên ngoài tác động lên hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở đối với NHTM mà ngân hàng không thể tác động mà chỉ có thể tận dụng, điều hành hoạt động sao cho phù hợp.

Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn và tiền gửi của dân cư. Môi trường kinh tế là một nhân tố liên tục biến động, nó bao gồm tình hình hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế và được đánh gía bằng các chỉ tiêu:

V Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, mức sống của

dùng của dân cư cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Vì vậy nhu cầu vay mua nhà hay tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình sẽ tăng lên do người dân yên tâm và tin tưởng rằng trong tương lai thu nhập và các điều kiện kinh tế khác sẽ cao và thuận lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người dân giảm sút, làm cho nhu cầu chi tiêu cũng giảm, người dân trở nên bi quan hơn và có tâm lý ngại vay ngân hàng hơn, do đó, nhu cầu vay nhà ở cũng giảm theo.

V Lãi suất: Khi lãi suất trên thị trường tăng thì lãi suất cho vay nhu cầu

nhà ở đối với KHCN của các NHTM cũng tăng cao, làm chi phí mua tăng lên, nhu cầu vay mua của khách hàng giảm, ảnh hưởng tới hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN của ngân hàng.

V Lạm phát: Nền kinh tế xảy ra lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá.

Lúc này người dân không thích gửi tiền vào ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay nói chung và cho vay nhu cầu nhà ở nói riêng.

V Thị trường bất động sản: Thị trường bất động sản càng phát triển thì

người dân cũng dễ dàng mua nhà hơn. Sự biến động của thị trường bất động sản một phần cũng chịu ảnh hưởng của thị trường chứng khoán. Khi thị trường chứng khoán giảm sút, rất nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng sang thị trường bất động sản, làm cầu về bất động sản tăng cao, gia tăng số lượng giao dịch bất động sản và tạo tính thanh khoản cho thị trường này. Đây là điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng mở rộng quy mô cho vay nhu cầu mua nhà ở đối với KHCN.

V Thu nhập của dân cư: Khi nền kinh tế phát triển thu nhập của dân cư

tăng cao, đời sống được nâng cao thì nhu cầu vay nhà ở của người dân tăng cao, nhu cầu vốn đáp ứng cho nhu cầu vay nhà ở lớn làm cho hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở phát triển mạnh và ngược lại.

Môi trường kinh tế ổn định, lành mạnh sẽ tạo cơ hội phát triển các thành phần kinh tế, thúc đẩy thu nhập của cá nhân tăng ổn định. Đây sẽ là điều kiện

thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, nguồn thu nhập tốt và ổn định cũng sẽ hứa hẹn khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hẹn giúp nâng cao chất luợng khoản vay.

Môi trường chính trị - pháp luật:

Tình hình chính trị của quốc gia luôn có những ảnh huởng lớn tới hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở của các NHTM. Sự ổn định chính trị là điều kiện đầu tiên để các nhà đầu tu trong và ngoài nuớc yên tâm đầu tư vốn vào thị trường bất động sản làm thị trường bất động sản phát triển, số lượng các khu chung cư tăng nhanh đáp ứng nhu cầu nhà ở của dân cư tốt hơn. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện cho việc mua mới, xây dựng, sửa chữa, đầu tư nhà ở thuận lợi cũng là một yếu tố giúp ngân hàng phát huy sức mạnh của hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN.

Pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ kinh tế cũng như xã hội. Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh nhưng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động cho vay cá nhân mua nhà ở của NHTM cũng phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và đặc biệt là luật về bất động sản cũng như các quy định về đảm bảo tiền vay bằng bất động sản. Lĩnh vực bất động sản nói chung và nhà ở nói riêng là lĩnh vực hết sức nhạy cảm và thường trong tình trạng không ổn định. Nếu như các văn bản pháp luật quy định không rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo ra những khe hở gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng, hạn chế sự phát triển của loại hình dịch vụ cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN. Ngược lại, sự chặt chẽ đồng bộ, chính xác và công bằng về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thì sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động cho vay cá nhân mua nhà ở cũng như các hoạt động kinh tế xã hội khác được phát triển thuận lợi và có hiệu quả.

Môi trường văn hoá xã hội được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực khác nhau như cách nhận thức, trình độ học vấn, thói quen, tâm lý, tục quán, bản sắc dân tộc. tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở của người dân.

S Trình độ dân trí: Nơi mà người dân có trình độ học vấn tương đối cao,

thu nhập cao và có nhiều nhu cầu tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hơn. Tương tự, nhu cầu vay về nhà ở cũng nhiều hơn.

S Thói quen: Thói quen của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn tới cho vay

nhu cầu nhà ở. Những thói quen của người dân như tiêu tiền mặt, không quen thanh toán qua thẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới loại hình cho vay cá nhân mua nhà ở cũng như hình thức thanh toán tiền vay.

S Tâm lý: Ngày nay người dân càng ngày càng quen dần với sự tiêu dùng

và hưởng thụ hiện đại hơn, họ đặc biệt quan tâm đến các căn nhà hiện đại có quy hoạch một cách khoa học, hợp lý, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.

S Dân số: Yếu tố dân số cũng tác động lớn đến nhu cầu nhà ở bao gồm tỉ

lệ tăng dân số, kết cấu dân số, xu hướng dịch chuyển dân số.. .Một khu vực có cơ cấu dân số trẻ, số lượng cặp vợ chồng mới kết hôn cao thì nhu cầu nhà ở sẽ tăng lên đáng kể so với khu vực có dân số già, tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN.

Môi trường công nghệ:

Môi trường công nghệ bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến công nghệ mới, thiết kế sản phẩm mới và cơ hội thị trường mới. Đây được coi là yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh cho các NHTM. Vì vậy các ngân hàng phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt là công nghệ thẻ, các phần mềm xử lý nghiệp vụ. để giúp ngân hàng giải quyết công việc một cách hiệu quả, nhanh chóng và an toàn, tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

Là những tổ chức tài chính hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng như: các ngân hàng khác, các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân.. .Các tổ chức tài chính luôn ganh đua và dùng mọi biện pháp để tạo lợi thế cạnh tranh, xâm nhập thị phần của nhau. Các đối thủ luôn đa dạng hóa kinh doanh, tung sản phẩm mới, các hình thức cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN để thu hút khách hàng, tạo môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

S Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là các tổ chức tài chính sắp hình thành, hoạt động trong cùng một lĩnh vực ngân hàng, như các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài hay các ngân hàng thương mại cổ phần sắp thành lập.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có những lợi thế của người đi sau là tránh được những sai lầm mà các ngân hàng đi trước đã gặp phải, do đó cũng góp phần làm cho môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn.

Khách hàng:

S Tư cách đạo đức của khách hàng: Thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng có khả năng tài chính tốt nhưng không có thiện chí trả nợ thì ngân hàng cũng khó lòng thu hồi được các khoản cho vay. Khi đó rủi ro mà hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở mang lại cho ngân hàng sẽ rất cao, các ngân hàng khó lòng kiểm soát chất lượng hiệu quả CVNCNO đối với KHCN.

S Khả năng tài chính của khách hàng : Khả năng tài chính của khách hàng quyết định đến khả năng trả nợ tiền vay cho ngân hàng. Một khách hàng có khả năng tài chính tốt sẽ đảm bảo cho khoản cho vay của ngân hàng được an toàn, do khả năng thu hồi nợ cao. Vì vậy, trong cho vay nhu cầu nhà ở, ngân hàng luôn quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng, mức thu nhập, sự ổn định của thu nhập. và nó ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Đây cũng là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả của khoản vay nhu cầu nhà ở của NHTM.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá lý luận về nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTM, trong đó luận văn đã trình bày một cách có chọn lọc cơ sở lý luận chung về hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở nói riêng của ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động trong hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng, từ đó có cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động cho vay của hoạt động cho vay này ở chương hai.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NHU CẦU NHÀ Ở ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

2.1 . GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦUTƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 105 cho vay nhu cầu nhà ở đối với khách hàng cá nhân NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bắc hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w