Tăng cường hệ thống thông tin và công nghệ phục vụ

Một phần của tài liệu 111 công tác giám sát từ xa của thanh tra NH đối với các tổ chức tín dụng theo CAMELS luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90)

4. Phương pháp nghiên cứu:

3.2.2 Tăng cường hệ thống thông tin và công nghệ phục vụ

a. Bảo đảm thông tin đầu vào kịp thời, chính xác

Thông tin đầu vào bao gồm:

- Thông tin tài chính, kế toán, thống kê do các TCTD báo cáo theo quy định.

- Báo cáo cân đối tài khoản kế toán hàng tháng,quý , năm ;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo tài chính khác theo qui định;

- Những thông tin, số liệu báo cáo theo Chế độ báo cáo thống kê - Thông tin tín dụng bao gồm: Những thông tin, số liệu nhận từ Trung tâm thông tin tín dụng và những thông tin, số liệu có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng;

- Thông tin, số liệu trao đổi trong nội bộ NHNN;

- Thông tin, số liệu từ hoạt động kiểm soát nội bộ của TCTD và từ hoạt động kiểm toán độc lập;

-Thông tin, số liệu về điều hành chính sách tiền tệ, tài chính của Nhà nước và thông tin từ thị trường.

Những thông tin như trên yêu cầu phải đầy đủ theo quy định hiện hành, phải bảo đảm tính thời gian và chính xác.

b.Tăng cường Hệ thống công nghệ thông tin

Đề xuất mô hình: Mô hình tổ chức hệ thống truyền tải thông tin phục vụ GSTX được thực hiện theo hai giai đoạn để phù hợp với cơ sở hạ tầng mạng máy tính của NHNN.

Nguồn: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Sơ đồ 3.1: Mô hình hệ thống truyền tải thông tin phục vụ GSTX - Giai đoạn 1- mô hình vừa tập trung vừa phân tán: Chương trình ứng dụng và kho dữ liệu giám sát từ xa được tổ chức vừa tập trung vừa phân tán là Chương trình và kho dữ liệu giám sát từ xa đặt tại NHNN Trung ương dùng chung cho cả Ban lãnh đạo NHNN, Cơ quan TTGSNH, các Vụ, Cục của NHTW và Thanh tra NHNN khu vực đã có đường kết nối mạng trực tuyến với Trụ sở chính NHNN (đường Leased line).

Kho dữ liệu giám sát từ xa được hình thành từ hai nguồn số liệu chính: Thông tin báo cáo tài chính, báo cáo thống kê và Thông tin tín dụng thông qua đầu mối tiếp nhận là Cục Công nghệ tin học ngân hàng. Số liệu sau đó được Thanh tra NHNN kiểm soát, xử lý phục vụ khai thác của mình hoặc cung cấp cho Ban Lãnh đạo NHNN; các Vụ, Cục NHTW theo quyền hạn khai thác số liệu tại các quy định hiện hành.

- Giai đoạn - tập trung hoàn toàn: Các chương trình và kho dữ liệu được hoàn toàn tập trung tại NHNN, Cơ quan TTGSNH và TTNH ở NHNN chi nhánh hoặc khu vực truy cập từ xa vào hệ thống và dữ liệu từ kho chung của NHTW theo phạm vi, quyền hạn khai thác dữ liệu được cấp.

Việc tổ chức tập trung hệ thống giám sát từ xa có những ưu điểm s au đây:

Một là, đầu tư tại một điểm sẽ có điều kiện đầu tư chiều sâu, công nghệ hiện đại và tiết kiệm được chi phí trang bị, triển khai và bảo trì;

Hai là, thuận tiện và đơn giản trong quản lý điều hành. Mọi thay đổi về nghiệp vụ, đầu tư nâng cấp về công nghệ được thực hiện nhanh tại một điểm duy nhất là NHTW;

Ba là, dữ liệu được tập trung xử lý về một nơi duy nhất, tiết kiệm nhân lực và thời gian xử lý; kho dữ liệu đầy đủ, chi tiết hơn đồng thời tránh được sự chậm trễ và mất đồng bộ về dữ liệu của mô hình phân tán.

b- Chú trọng việc trang bị máy móc thiết bị phục vụ công tác GSTX (i) Cơ quan TTGSNH:

Yêu cầu về thiết bị công nghệ thực hiện quy trình giám sát từ xa mới tại trung ương gồm: mạng máy chủ và các máy trạm đầu cuối. Hệ thống máy chủ cài đặt cơ sở dữ liệu Oracle trên hệ điều hành Unix và ứng dụng quản lý

tập trung; máy trạm vận hành trên nền Windows 2000/XP và chỉ cần cài đặt phần mềm tối thiểu truy cập mạng Web Browse.

(ii) Tại Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố:

Do tính chất hoạt động, bộ máy thanh tra tại các chi nhánh NHNN nhìn chung là nhỏ gọn, nên trừ các thành phố lớn, các chi nhánh tỉnh có thể sử dụng chung máy chủ với các nghiệp vụ đang vận hành tại chi nhánh hoặc cài đặt trên máy đơn để tiết kiệm chi phí. Truyền nhận thông tin sẽ thực hiện theo hệ thống truyền thông hiện nay.

3.2.3 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động giám sát từ xa theo CAMELS

Việc này bao gồm 3 nội dung chính sau đây:

(i) Rà soát, bổ xung, sửa đổi hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo của NHNN;

(ii) Rà soát, bổ xung, sửa đổi hoặc ban hành mới quy định về GSTX theo Quyết định số 398/ 1998/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1998 của Thống đốc NHNN cho phù hợp với yêu cầu mới, trong đó bổ xung các chỉ số giám sát để hoàn thiện nội dung GSTX theo CAMELS, trong đó có chỉ số về Độ nhạy.

(iii) Nghiên cứu để đổi mới cơ chế truyền dẫn thông tin phục vụ GSTX theo 2 phương án tác giả đã đề xuất ở nội dung b tại mục 3.2.2 trên, cùng với nó là việc xây dựng mới phần mềm GSTX theo CAMELS.

3.2.4 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho Thanh tra ngân hàng

Chú trọng đào tạo đối với cán bộ làm công tác GSTX về: Năng lực phân tích và tổng hợp báo cáo; nâng cao trình độ tin học, trong đó chú trọng về sử dụng phần mềm GSTX. Trong điều kiện tuyển dụng mới, cần quan tâm

những đối tượng được đào tạo chuyên sâu về ngân hàng và tài chính, thành thạo ngoại ngữ và tin học, có năng lực phân tích tổng hợp.

3.3 Một số đề xuất, kiến nghị

Để tạo điều kiện thực hiện những giải pháp trên đây, tác giả xin có một số đề xuất kiến nghị như sau:

3.3.1 Đối với Nhà nước

Nhà nước mà cụ thể là Chính phủ cần quan tâm hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thanh tra, trong đó chú trọng về :(1) Sự phối hợp giữa Cơ quan TTGSNH với Thanh tra Chính phủ nhằm giảm sự chồng chéo trong chỉ đạo điều hành hoạt động thanh tra, giám sát; (2) Sự phối hợp giữa TTNH với các đơn vị kiểm toán độc lập trong việc cung cấp những thông tin cần thiết làm tư liệu tham khảo trong quá trình GSTX để nâng cao hơn hiệu quả hoạt động này.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần sớm nghiên cứu bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định quản lý và thanh tra, giám sát ngân hàng, trong đó chú trọng những quy định về: bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD; những quy định về GSTX, về chế độ thông tin báo cáo trong hệ thống ngân hàng; những quy định xử lý vi phạm...

KẾT LUẬN

Đề tài đã cố gắng đề cập được những vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đã tổng hợp được những vấn đề có tính lý luận cơ bản về GSTX, đặc biệt là những vấn đề về hiệu quả GSTX theo CAMELS;

Thứ hai, đã phân tích khá rõ thực trạng hiệu quả hoạt động GSTX theo CAMELS, trong đó đã làm rõ những vấn đề có tính trọng tâm về: Nội dung, quy trình và phương pháp GSTX theo CAMELS; thực trạng tình hình bảo đảm an toàn của các TCTD, những kết quả chủ yếu thông qua báo cáo GSTX theo CAMELS năm 2009, năm 2010 để minh chứng cho thực trạng hoạt động GSTX theo CAMELS của TTNH...

Thứ ba, thông qua những nội dung đề cập ở Chương 1 và nội dung phân tích thực trạng hoạt động GSTX theo CAMELS tại tại Chương 2, đề tài đã đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GSTX theo CAMELS như: hoàn thiện nội dung, phương và quy trình giám sát, hoàn thiện phương pháp lập báo cáo giám sát và các nội dung liên quan đến điều kiện nhằm nâng cao hiệu quả GSTX theo CAMELS và cuối cùng là một số đề xuất và kiến nghị với Nhà nước và NHNN về một số vấn đề liên đến điều kiện nhằm tạo điều kiện để thực hiện các giải pháp đã đề cập tại Chương 3 của Luận văn.

Để hoàn thành bản Luận văn này, tác giả Đề tài này xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo thuộc các đơn vị của Học viện Ngân hàng, đặc biệt là khoa Sau đại học; tác giả cũng chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đình Tự, người hướng dẫn khoa học đã rất nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 10 tháng 5/2007).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ngô Quang Huấn (1998), Quản trị rủi ro, Nxb giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. TS. Trần Văn Hùng (2008), Rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam và giải pháp khắc phục.

3. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Tiến (2003), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Nxb thống kê, Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro.

6. Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/9/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng.

7. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

8. Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Về việc ban hành Quy chế giám sát từ xa đối với các tổ chức tín dụng.

9. CIDA (2008), Thanh tra trên cơ sở rủi ro

Tiếng Anh

1. Edward I. Atlman (2001), Managing credit risk: Achanllenge for the new millenium.

2. Hennie van Greuning-Sonjatanovic (1999), Analyzing Banking Risk,

the World Bank.

3. Shelagh, Heffeman (2005), Mordern Banking, John Wiley & Sons Publication.

Một phần của tài liệu 111 công tác giám sát từ xa của thanh tra NH đối với các tổ chức tín dụng theo CAMELS luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w