1.2.4.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản - nguồn vốn và khả năng cân đối vốn
• Phân tích cơ cấu và biến động tài sản:
Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được chia thành hai phần: Tài sản ngắn hạn (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn); Tài sản dài hạn (Tài sản cố định và đầu tư dài hạn)
Phân tích cơ cấu tài sản giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Ngoài ra, việc phân tích này còn cung cấp cho nhà phân tích nhìn về quá khứ tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động tài sản của doanh nghiệp.
Để làm được điều này nhà phân tích cần thực hiện:
Trước hết, phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Trong quá trình đó, nhà phân tích còn xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu chi tiết là do nguyên nhân gì, thông qua việc phân tích này nhà phân tích sẽ nhận thức được tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tiếp theo, nhà phân tích xem xét cơ cấu tài sản có hợp lý hay không, cơ cấu tài sản tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh; để làm được điều này nhà phân tích phải tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng tài sản, tỷ trọng của các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản ngắn hạn; rồi tính toán tương tự cho tỷ trọng của các chỉ tiêu thuộc tài sản dài hạn trong tổng tài sản dài hạn.
rτ,,j , Giả trị của từng bộ phần tằi sản a
Tỷ trọng của từng bộ phân tài sản =--- ù ---X 100
Tong so tài sản
Tài sản Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc Chênh lệch tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) (1) z Zd (3) Zd (5) Zd (7) (8) A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và tương đương tiền_________________ II. Đầu tư tài chính ngắn hạn_____________ III. Phái thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho______ V. Tài sản ngắn hạn khác________________
B. Tài sản dài hạn
(1) Zd Zd Zd Zd Zd Zd (8)
I. Phái thu dài hạn II. Tài sán cố định III. Bất động sản đầu tư _______________ IV. Đầu tư tài chính dài hạn______________ V. Tài sản dài hạn
khác________________
Tổng cộng___________
21
động của cơ cấu tài sản, khi đánh giá việc phân bổ tài sản có hợp lý hay không, nhà phân tích nên xem xét thêm cả đặc điểm ngành nghề và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 1.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản.
• Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn:
Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Tài sản Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc Chênh lệch tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) (1) ~(2T (3) ~Ỡ (5) ~(6T (7) ~(8)~ A. Nợ phải trả_________ I. Nợ ngắn hạn_________ II. Nợ dài hạn__________ B. Nguồn vốn chủ sở hữu__________________ I. Vốn chủ sở hữu_______ II. Nguồn vốn và kinh phí khác______________
22
biến động về nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn. Thông qua cơ cấu nguồn vốn nhà phân tích sẽ đánh giá được hướng tài trợ của doanh nghiệp, mức độ rủi ro từ chính sách tài chính đó, nhà phân tích cũng thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra thông qua sự biến động của các chỉ tiêu phần nguồn vốn thì nhà phân tích sẽ thấy được tình hình huy động của các nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho thấy được tính chủ động trong chính sách tài chính hay do sự bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra. Bằng việc so sánh sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu phần nguồn vốn, tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng của từng chỉ tiêu thuộc nợ phải trả trong tổng nợ phải trả; tương tự cho vốn chủ sở hữu.
rτ,,. . ~ λ Ấ Giả trị của từng bộ phấn ngùôn vẫn ,tnnn,
Tỷ trọng của từng bộ phân nguồn vốn =--- ∑τ.^y". 2 N---X 100%
Tong Số ngùôn von
Sau đó so sánh chung qua nhiều năm khác nhau để thấy được phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin về sự thay đổi nguồn vốn, xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai.
Các nhà phân tích có thể lập bảng phân tích theo mẫu: 23
Bảng 1.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn
• Phân tích khả năng cân đối vốn:
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mối quan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ và sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không.
Khi phân tích khả năng cân đối vốn nhà phân tích cần tính ra và so sánh chỉ tiêu “Tỷ số nợ”.
Tỷ số nợ: được đo bằng tỷ số giữa tổng số nợ phải trả với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
..., Λ________ Nợ phải trả
Tỷ số nợ = ———— X 100%
Tong nguon von (tong tài. sản)
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên ngoài (từ các chủ nợ) là bao nhiêu phần trăm; đồng thời thể hiện mức độ tài trợ cho số tài sản hiện có của doanh nghiệp từ nguồn vốn bên ngoài. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì khi đó các khoản nợ của họ được bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích hệ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh và
24 muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Tỷ số vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ): để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Ấ Ấ____________κ, . uλ___________________ Von chủsở hữu _ -1 ΛΛ∩∕ _ 1
Tỷ số vốn chủ sở hữu = ——-7———————— X 100% = 1 - Tỷ số
Tong nguồn von (tong tài. sản)
nợ.
Thông thường, một doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp (hay tỷ số vốn chủ sở hữu cao) được đánh giá là ít bị phụ thuộc vào chủ nợ trong hoạt động kinh doanh. Tỷ số nợ càng cao, mức độ an toàn tài chính càng giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, nhưng doanh nghiệp cũng có khả năng thu lợi nhuận cao khi điều kiện kinh tế thuận lợi. Dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể kiểm soát được hoạt động của mình. Vì vậy để vừa đảm bảo khả năng gia tăng lợi nhuận cao, vừa giảm thiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định tài chính, doanh nghiệp cần xem xét mức độ cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
Giả trị tổng nguồn võn
Đòn bay tài chính (EM) = —ɪ V 2 ɪ—
Von chủ sở hữu
Hệ số này cho thấy số lần mà nguồn vốn của doanh nghiệp được bẩy lên khi sử dụng nợ. Một doanh nghiệp có tỷ số này cao hàm ý một sự sử dụng nợ là chủ yếu và hạn chế sử dụng vốn chủ sở hữu. Nhìn chung các doanh nghiệp vẫn ưa thích sử dụng nợ hơn vì được tiết kiệm thuế. Vì vậy tổng số nợ trong cơ cấu vốn của một doanh nghiệp càng cao thì sự ổn định của thu nhập thuần túy càng lớn. Tuy nhiên doanh nghiệp cần cân nhắc để cơ cấu vốn ở một trạng thái nhất định sao cho vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh vừa kiểm soát được rủi ro và khả năng thanh toán.
Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các phân tích, nhà phân tích cần đưa ra một vài nhận xét chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở cho những phân tích tiếp theo.
1.2.4.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
25
được một lượng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiếp tục hình thành nên các khoản chiếm dụng vốn tạm thời, vốn vay ngắn hạn, vốn vay dài hạn đồng thời với sự tích lũy dần về vốn chủ sở hữu. Thực chất của phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản, nói cách khác là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Nguồn tài trợ tương ứng cho hai loại tài sản này là nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn trong doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, còn nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn; nguồn vốn ngắn hạn và phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
Trong mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sẽ là hợp lý nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn với chú kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì đây là dấu hiệu cho thấy một phần nguồn vốn ngắn hạn đã được đầu tư vào tài sản dài hạn. Khi đó chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính không tốt.
Trong mối quan hệ giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn, nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu là điều hợp lý vì khi đó doanh nghiệp đã sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên nếu phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn lại là bất hợp lý vì nó làm mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã được chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Điều này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa
26 thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn.
Ngoài ra khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích cũng cần chú trọng đến vốn lưu động ròng (vốn lưu động thường xuyên) là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn hay còn gọi là nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn trong doanh nghiệp. Như vậy thực chất vốn lưu động ròng là một phần nguồn vốn dài hạn được doanh nghiệp dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Vốn lưu động ròng có thể tính theo một trong hai cách sau:
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn ngắn hạn. Hoặc Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn.
Nếu vốn lưu động ròng lớn hơn 0, đây là dấu hiệu tài chính bình thường hay khả quan, thể hiện phần nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp đang được tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây là điều cần thiết trong chính sách tài trợ vốn nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nếu vốn lưu động ròng nhỏ hơn 0, thể hiện một sự mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn; mất cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời cho tài sản dài hạn và nếu tình trạng này kéo dài có thể tạo nên một cơ cấu vốn rất mạo hiểm.
Nếu vốn lưu động ròng bằng 0, nghĩa là nguồn vốn dài hạn vừa đủ để thanh toán cho tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn.
Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu rất quan trọng. Chỉ tiêu này cho biết hai điều:
- Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không?
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vừng chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không?
Ngoài ra nhằm mục đích nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
27
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu - Giá trị nợ ngắn hạn.
Nếu nhu cầu của vốn lưu động thường xuyên > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn. Việc sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Giải pháp trong trường hợp này là: Doanh nghiệp phải nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu ở khách hàng.
Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0, các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoải đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn dể tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.
1.2.4.3 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc chủ yếu vào tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ có ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với các khoản công nợ kéo dài. Phân tích tình hình thanh toán là việc xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính.
• Chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng hợp
So tiền có thê dùng thanh toản
ττ^ 1-1.2 .1____1. X.Z.. ư... 1_______ (fchả năng thanh toảri)
Hệ số khả năng thanh toán tông hợp = —VCC 'C; , CP—
• ° ð ∙r So tiền phải thanh toản
(Nhu cầu thanh toản)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu