Hiện nay, phương pháp sử dụng để phân tích tình hình tài chính tại Công ty vẫn còn thiếu những phương pháp cơ bản và phù hợp để đánh giá chính xác tình hình tài chính và đưa ra quyết định phù hợp. Do đó Công ty cần hoàn thiện phương pháp phân tích theo hai hướng là vừa hoàn thiện các phương pháp phân tích đang sử dụng, vừa bổ sung thêm các phương pháp mới.
• Hoàn thiện phương pháp đang sử dụng.
Tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải đang sử dụng hai phương pháp phân tích chủ yếu là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Nội dung phương pháp so sánh chủ yếu được thực hiện so sánh theo chiều ngang, so sánh giữa số kỳ này so với số kỳ trước. Để hoàn thiện phương pháp phân tích này cần sử dụng phương pháp so sánh này một cách linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ta có thể sử dụng phương pháp đó với các hình thức như sau:
83
- So sánh sự thay đổi của hệ số theo thời gian: Việc so sánh theo thời gian sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi nó được thực hiện trên một dãy số liệu qua nhiều thời kỳ, vì khi đó nhà phân tích mới có thể thấy được xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích theo thời gian. Khi đã nắm được xu hướng biến động thì nhà phân tích có thể đánh giá được tình hình thực tế đang diễn ra theo chiều hướng tốt hay không tốt, mặt khác đó cũng là một công cụ để dự báo giá trị tương lai của các chỉ tiêu.
Như vậy cần so sánh các chỉ tiêu tài chính của Công ty với số liệu của các doanh nghiệp có cùng quy mô và hoạt động trong cùng lĩnh vực để đưa ra đánh giá khách quan nhất về thực trạng tài chính của Công ty. Khi so sánh theo chiều ngang để thấy xu hướng phát triển của chỉ tiêu, so sánh theo chiều dọc sẽ thấy được tính hợp lý của các chỉ tiêu, từ đó có sự cân đối một cách phù hợp.
• Bổ sung phương pháp phân tích mới.
Ngoài những phương pháp phân tích tài chính mà Công ty TNHH MTV Duyên Hải đang sử dụng, Công ty nên bổ sung thêm phương pháp Dupont. Phương pháp này sẽ giúp cho nhân viên phân tích hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của Công ty.
Phương pháp Dupont phân tích các chỉ tiêu tổng hợp thành chuỗi các tỷ số có mối quan hệ tương hỗ với nhau nhằm phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu thành phần lên chỉ tiêu tổng hợp. Việc sử dụng phương pháp Dupont sẽ giúp nhân viên phân tích tìm ra nguyên nhân tác động đến kết quả kinh doanh cũng như tình hình tài chính doanh nghiệp. Phương pháp này cũng mở ra phương hướng về việc tác động lên các chỉ tiêu thành phần để từ đó sẽ cải thiện chỉ tiêu tổng hợp.
Vận dụng cơ sở lý luận đã trình bày ở Chương I, tác giả sẽ phân tích các yếu tố tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS), hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số đòn bẩy tài chính (EM) đối với khả năng sinh lời tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Ta có:
ROA = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (HSSDTTS) ROE = ROA x EM = ROS x HSSDTTS x EM
T T
Chỉ tiêu Năm Chênh
lệch 2015 với 2014 Chênh lệch 2016 Với 2015 2014 2015 2016 % % ___ 1_
Tỷ suất lợi nhuận ròng
(ROS) __________
0,15 0,09 0,04 (42,19) (50,15)
2
Hiệu suất sử dụng tổng tài sán____________________
0,70 0,46 0,44 (34,20) (4,87) 3 Đòn bẩy tài chính (EM) 4,06 4,00 3,89 (1,60) (2,76) 4
Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA) 0,08 0,04 0,01 (54,40) (75,99) ___
5_
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE) 0,32 0,14 0,03 (55,13) (76,65) 84
Từ hai công thức trên ta tính ra bảng sau:
Bảng 3.1. Phân tích ROA, ROE của Công ty TNHH MTV Duyên Hải giai đoạn 2014 -2016 theo phương pháp Dupont.
(Nguồn dữ liệu Báo cáo tài chính Công ty TNHHMTV Duyên Hải giai đoạn 2014 - 2016)
Qua bảng phân tích trên có thể thấy trong năm 2015 ROA đã giảm 54.4%, ROE giảm 55,13% so với năm 2014, năm 2016 ROA giảm 75,99% và ROE giảm 76,65% so với năm 2015. Qua các chỉ tiêu trên ta thấy sự thay đổi của ROE chịu ảnh hưởng của ba nhân tố:
Sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận ròng(ROS): Nếu giữ nguyên các nhân tố khác không thay đổi, sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận ròng sẽ làm ROE thay đổi một lượng là:
ΔROE (2015 - 2014) = (0,09 - 0,15) × 0,7 × 4,06 = - 0,17052 ΔROE (2016 - 2015) = (0,04 - 0,09) × 0,46 × 4,00 = -0,092
Sự thay đổi của hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Nếu giữ nguyên các nhân tố khác không thay đổi, sự thay đổi của hiệu suất sử dụng tổng tài sản sẽ làm ROE thay đổi một lượng là:
ΔROE (2015 - 2014) = 0,15 × (0,46 - 0,7) × 4,06 = - 0,14616 ΔROE (2016 - 2015) = 0,09 × (0,44 - 0,46) × 4 = - 0,0216
Sự thay đổi của đòn bẩy tài chính: Nếu giữ nguyên các nhân tố khác không thay đổi, sự thay đổi của đòn bẩy tài chính sẽ làm ROE thay đổi một
85 lượng là:
ΔROE (2015 - 2014) = 0,15 × 0,7 × (4,00 - 4,06) = - 0,063 ΔROE (2016 - 2015) = 0,09 × 0,46 × (3,89 - 4) = -0,0046
Như vậy sự giảm sút của ROE trong năm 2015 và 2016 là do cả ba nhân tố gây nên.
Mối quan hệ của ROA và ROE được thể hiên qua công thức: ROE = ROA x EM
Do đó trong năm 2015 ROA giảm nguyên nhân là do EM giảm 1,6% so với năm 2014. Năm 2016 ROA tăng là do EM giảm 2,76% so với năm 2015. Từ phân tích trên có thể thấy rằng muốn cải thiện giá trị của ROA và ROE ta có thể đưa ra các giải pháp tác động vào các chỉ tiêu thành phần của chúng như tăng tỷ suất lợi nhuận ròng, tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hoặc tăng hệ số đòn bẩy tài chính.
Một số giải pháp đề xuất để cải thiện giá trị của ROA và ROE như:
- Công ty lập kế hoạch tính toán các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để thực hiện kiểm soát chi phí phát sinh.
- Công ty đưa ra các biện pháp khuyến khích mọi nhân viên trong công ty thực hiện tiết kiệm chi phí kinh doanh. Đồng thời có các biện pháp cứng rắn để răn đe những trường hợp làm thất thoát chi phí.
- Công ty cố gắng ổn định nguồn cung ứng và chất lượng nguyên vật liệu phục vụ cho các công trình xây dựng để giảm thiếu rủi ro biến động về giá và sự khan hiếm hàng hóa khi thị trường có biến động .
- Công ty nên thực hiện tổ chức và kiểm soát phân công lao động, không để lãng phí nguồn nhân công tại các công trình.