Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 116 công tác phân tích tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên duyên hải thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (Trang 48 - 96)

Nhân tố thứ nhất trong các nhân tố khách quan chính là hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Đó là các chính sách về thuế, về kế toán, thống kê ... ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính doanh nghiệp. Với tư cách là đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, các doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ tuân thủ chính sách, pháp luật. Các chính sách này được các nhà phân tích tài chính vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù hợp, sát thực của công tác phân tích với pháp luật của nhà nước. Ngoài ra, các chính sách đó còn có tính định hướng và là động lực cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

Nhân tố khách quan thứ hai là hệ thống thông tin của nền kinh tế và của ngành. Công tác phân tích tài chính chỉ thực sự có hiệu quả khi có hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn của toàn ngành, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể đánh giá, xem xét tình trạng tài chính để nhận thức vị trí của mình nhằm đưa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp cũng như có hướng phấn đấu, khắc phục. Hay nói cách khác đây có thể được xem như số liệu tham chiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào tính trung thực của các thông tin. Nếu thông tin do các doanh nghiệp trong ngành mang lại không chính xác có thể còn có tác dụng ngược lại. Vì vậy trách nhiệm của cơ quan thống kê cũng như các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cũng như ảnh hưởng không nhỏ.

40

ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tài chính của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Muốn vậy, thông tin sử dụng trong phân tích phải chính xác, có độ tin cậy cao, cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn giỏi. Ngoài ra sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính.

41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương I của luận văn tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề cơ bản về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp:

Khái niệm, vai trò của phân tích tài chính; phương pháp và nội dung sử dụng trong phân tích tài chính cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính.

Đây là cơ sở lý luận cần thiết và quan trọng, làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phân tích tài chính của công ty TNHH MTV Duyên Hải trong chương II tiếp theo.

42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV DUYÊN HẢI GIAI ĐOẠN 2014-2016 2.1Khái quát về Công ty TNHH MTV Duyên Hải

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH một thành viên Duyên Hải (tên viết tắt: Công ty Duyên Hải) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng hạng 1; 100% vốn Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 4798/QĐ-BQP ngày 10/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trên cơ sở hợp nhất 06 đơn vị thành viên và công ty Sông Hồng trực thuộc Tổng công ty 319, có địa chỉ tại 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội.

Công ty Duyên Hải ra đời trên cơ sở kế thừa những thành tích của các đơn vị có bề dày truyền thống xây dựng và phát triển là: Xí nghiệp 7; Xí nghiệp 19; Xí nghiệp 359; Xí nghiệp 487; Xí nghiệp Vạn chánh; Xí nghiệp TK21. Hầu hết các đơn vị có thời gian xây dựng và trưởng thảnh trên 20 năm. Trong quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển, các đơn vị thành viên của Công ty Duyên Hải đã góp phần lớn vào thành tích của Công ty 319 - Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới nay là Tổng công ty 319 - Bộ Quốc phòng và truyền thống “làm giàu đánh thắng” của lực lượng vũ trang Quân khu 3, góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế quốc phòng, an ninh của Quân đội và của Đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã thi công nhiều công trình trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có các công trình có quy mô lớn, phức tạp, yêu cầu kỹ mỹ thuật cao, tiến độ nhanh, được chủ đầu tư đánh giá tốt, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay công ty hoạt động kinh doanh ở 36 ngành nghề, được chia là 17 nhóm chính:

- Nhóm xây dựng nhà các loại: 01 ngành nghề. - Nhóm xây dựng công trình: 10 ngành nghề.

43 - Nhóm khai thác gỗ: 01 ngành nghề.

- Nhóm sản xuất đồ gỗ và các sản phẩm khác từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện: 02 ngành nghề.

- Nhóm sản xuất vật liệu: 03 ngành nghề.

- Nhóm khai thác và thu gom vật liệu xây dựng: 01 ngành nghề. - Nhóm khai thác và thu gom khoáng sản: 01 ngành nghề.

- Nhóm sản xuất và chế biến nông sản: 02 ngành nghề. - Nhóm chuẩn bị mặt bằng: 02 ngành nghề.

- Nhóm kinh doanh thương mại: 06 ngành nghề. - Nhóm kinh doanh bất động sản: 01 ngành nghề. - Nhóm vận tải hàng hóa đường bộ: 01 ngành nghề.

- Nhóm vận tải hàng hóa đường thủy nội địa: 01 ngành nghề. - Nhóm cho thuê xe có động cơ: 01 ngành nghề.

- Nhóm cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác: 01 ngành nghề.

- Nhóm khảo sát, dò tìm và xử lý bom mìn, vật nổ: 01 ngành nghề.

Với ngành nghề kinh doanh chính là thi công xây dựng và được giao thi công nhiều công trình quốc phòng, kinh tế trên địa bàn cả nước như: Bệnh viện 354/Tổng cục Hậu cần, Nhà ở học viên N1 - trường Sỹ quan chính trị, Nhà xưởng đóng tàu công ty 189/Tổng cục công nghiệp quốc phòng, đường tuần tra biên giới mốc 0 Điện Biên...

Với những thành tích trên, Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý gồm: 12 Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba; 15 Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì, ba; 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Kế thừa và phát huy những thành tích đã đạt được, các đơn vị đóng quân trên 9 địa bàn chín tỉnh, thành phố miền duyên hải, đồng bằng Bắc Bộ, cửa ngõ Thủ đô Hà Nội; nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế chiến lược của đất nước: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; đó là những điều kiện quan trọng để công ty Duyên Hải không ngừng lớn mạnh và phát triển.

44

2.1.2 Mô hình tổ chức của công ty

Bộ máy tổ chức của Công ty được cơ cấu theo sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty (chi tiết hình 2.1).

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty.

• Đứng đầu là Giám đốc công ty, giúp việc trực tiếp cho Giám đốc là 7 Phó giám đốc công ty trong đó 1 Phó giám đốc - Bí thư Đảng ủy, 1 Phó giám đốc phụ trách tài chính, 1 Phó giám đốc phụ trách kế hoạch - kỹ thuật, 1 Phó giám đốc phụ trách Nhà khách Quân khu, 1 Phó giám đốc phụ trách các Ban quản lý dự án, 2 Phó giám đốc kiêm Giám đốc xí nghiệp.

- Giám đốc công ty: là người đại diện cho nhà nước, vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên quản lý doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng. Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy Công ty, cơ quan Nhà nước về mọi hoạt động và việc làm của mình. Được quân khu bổ nhiệm chức năng và quyền hạn, hoạt động theo điều lệ quy định trong quân đội. Quyết định việc cấp phát, chi tiêu sử dụng tài sản cho sản xuất kinh doanh và các hoạt động của đơn vị, ủy quyền cho các phó

45

giám đốc trong hoạt động tài chính ở mức độ nhất định. Quyết định việc quản lý tổ chức điều hành, sản xuất, các biện pháp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều động sắp xếp biên chế, tổ chức, tuyển dụng, thôi việc, quy đinh các hình thức trả lương, thưởng của công ty theo kế hoạch đúng với chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Đảng ủy các cấp, nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức.

- Phó giám đốc - Bí thư Đảng ủy chịu trách nhiệm triển khai mọi hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị, công tác quần chúng, công tác đời sống,

xây dựng đơn vị, duy trì các chế độ sinh hoạt kỷ luật theo các nghị quyết Đảng

ủy, chế độ chính sách Nhà nước, nghị quyết đại hội công nhân viên chức hàng

năm. Cùng với Đảng ủy lãnh đạo công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh

doanh đúng hướng, đúng pháp luật của nhà nước, theo đường lối chủ trương

chính sách của Đảng. Giáo dục về chính trị, tư tưởng, tổ chức biên chế, lao động

tiền lương, chế độ bảo hiểm phúc lợi, khen thưởng phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ chung của công ty.

- Phó giám đốc phụ trách tài chính: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc mình phụ trách, đảm bảo nguồn vốn để tổ chức kế hoạch sản xuất

kinh doanh, tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo các chỉ tiêu

kinh tế

do Công ty đề ra trong năm kế hoạch.

- Phó giám đốc phụ trách kế hoạch - kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc lập kế hoạch, tiến độ thi công, kiểm tra chất lượng, kỹ

46

- Phòng tổ chức lao động: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc về công tác tổ chức lao động - tiền lương, ký kết các hợp đồng lao

động, đề nghị bố trí, sắp xếp nhân sự, đề bạt nâng lương đảm bảo các chế

độ về

tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ,

các chế

độ khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên trong công ty. - Phòng kế hoạch - kỹ thuật: theo dõi kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản

xuất kinh doanh của toàn Công ty. Kiểm tra theo dõi các đơn vị, xử lý

hoặc báo

cáo giám đốc về những vấn đề có liên quan tới công tác kế hoạch kỹ thuật, chủ

trì lập hồ sơ đấu thầu và tham gia đấu thầu các công trình, giám sát tiến độ thi

công và đôn đốc các đơn vị hoàn công quyết toán các công trình đã thi

công, lưu

giữ các loại hồ sơ theo quy định.

- Phòng tài chính kế toán: là cơ quan tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc, quản lý và điều hành toàn bộ về tình hình tài chính của công ty, quản

lý sử

dụng vốn mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo toàn và phát triển vốn nhanh nhất

mang lại hiệu quả lớn nhất trên cơ sở tuân thủ chế độ pháp lệnh kế toán

thống kê

do nhà nước ban hành. Đồng thời thực hiện lập và nộp báo cáo tài chính

đúng và

kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền; lưu trữ bảo quản chứng từ kế toán theo

đúng quy định. Cập nhật và áp dụng các công nghệ mới trong công tác kế toán,

47

• Các đơn vị thành viên gồm 12 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 2 công ty con hạch toán độc lập. Sự hợp tác, phối hợp giữa các Phòng, ban, xí

nghiệp được thực hiện theo các lưu đồ và quy trình công việc do Ban giám đốc

phê chuẩn. Lãnh đạo Công ty rất quan tâm đến việc xây dựng văn hóa

Công ty,

luôn tạo môi trường làm việc nhóm, tạo điều kiện để nhân viên chia sẻ kinh

nghiệm và kiến thức. Tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên nhằm

đạt mục

tiêu “Phát triển bền vững”.

2.2Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải giai đoạn 2014 -2016

2.2.1 về quy trình phân tích tài chính

Quy trình thực hiện công tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải trong thời gian qua không thay đổi, bao gồm các bước dưới đây:

Thu thập dữ liệu phục vụ công tác phân tích:

Trước tiên cán bộ phân tích sẽ thu thập dữ liệu của công ty. Thông tin sử dụng trong quá trình phân tích tài chính là các báo cáo tài chính: gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính. Nguồn dữ liệu và thông tin sử dụng cho việc phân tích tài chính tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải chủ yếu lấy từ các báo cáo tài chính. Số liệu được sử dụng trong phân tích thường lấy trong hai năm; năm hiện tại và năm liền kề trước đó. Do đó báo cáo tài chính của công ty sẽ hạn chế về tầm nhìn tổng quát để đưa ra nhận định chính xác và liền mạch. Vì thế, Công ty cần sử dụng số liệu của nhiều năm liên tiếp để đánh giá sự biến động chính xác hơn và có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tài chính của Công ty.

Tính toán, xử lý thông tin đã thu thập:

Trong khi xử lý thông tin, cán bộ phân tích thường sử dụng sự trợ giúp của phần mềm Excel để lập các bảng biểu tính toán các chỉ tiêu phục vụ phân

48

Tuy nhiên hoạt động xử lý thông tin của công ty còn tương đối sơ sài, chủ yếu dừng lại ở việc tính toán, so sánh, giải thích một số chỉ tiêu mà chưa có sự giải thích rõ nguyên nhân. Các thông tin sử dụng chủ yếu là thông tin có từ sổ sách kế toán chưa có sự tham khảo thông tin thị trường, thông tin ngành, các thông tin khác.

Tổng hợp thông tin phân tích:

Kết thúc quá trình phân tích, cán bộ phân tích sẽ đánh giá và xác định nguyên nhân của mỗi kết quả đã tính toán được. Cán bộ phân tích sẽ bắt đầu phân tích với báo cáo kết quả kinh doanh của hai năm gần nhất bằng phương pháp so sánh để xác định sự biến động của doanh thu, chi phí từ đó dự đoán kết quả kinh doanh để có phương án tăng doanh thu hoặc giảm chi phí phù hợp. Tiếp đến sẽ tiến hành phân tích Bảng cân đối kế toán từ đó sẽ cho thấy sự tăng/giảm giữa tài sản và nguồn vốn, chính sách quản lý vốn và quản lý tài sản của công ty đang sử dụng có sự cân bằng hay không để kịp thời điều chỉnh.

Cuối cùng, cán bộ sẽ tính toán các chỉ tiêu tài chính phản ánh trực tiếp khả năng thanh toán, khả năng quản lý nợ, khả năng quản lý tài sản và khả năng sinh lời của công ty để đưa ra kết luận về hiệu quả kinh d oanh. Trên cơ sở đó, cán bộ phân tích sẽ viết báo cáo phân tích trình bày những kết quả thu được. Việc viết báo cáo phân tích thường có sự theo dõi, giám sát và chỉnh sửa của kế toán tổng hợp nhằm đưa ra được những thông tin sát thực nhất về tình hình tài chính của Công ty. Báo cáo phân tích tài chính sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý có những quyết định ứng phó kịp thời.

Như vậy, công tác tổ chức phân tích tài chính tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải được tiền hành khá tuần tự, đúng quy trình nhưng việc phân tích còn mang nặng tính báo cáo, việc lập kế hoạch phân tích chưa được chú trọng, không có kế hoạch phân tích từ trước mà chỉ khi hết niên độ kế toán hoặc có yêu cầu của lãnh đạo Công ty thì cán bộ phân tích mới tiến hành chuẩn bị thu thập

Một phần của tài liệu 116 công tác phân tích tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên duyên hải thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (Trang 48 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w