Stt Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú
1 Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện ngoài và nêu được hiện tượng quang điện ngoài là gì.
[Thông hiểu]
Gắn tấm kẽm tích điện âm vào cần của một điện nghiệm, hai lá điện nghiệm tách xa nhau. Chiếu ánh sáng hồ quang vào tấm kẽm, thấy hai lá điện nghiệm khép lại. Nếu thay tấm kẽm bằng một số kim loại khác ta cũng thấy hiện tượng tương tự xảy ra. Như vậy, tia tử ngoại của hồ quang, khi chiếu vào tấm kẽm, đã làm bất các êlectrôn khỏi tấm kẽm.
Hiện tượng quang điện ngoài (gọi tắt là hiện tượng quang điện) là hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi bề mặt kim loại.
Các êlectron bật ra khỏi bề mặt kim loại gọi là êlectron quang điện hay quang êlectron.
2 Phát biểu được ba
định luật quang
điện.
[Thông hiểu]
Định luật quang điện thứ nhất (định luật về giới hạn quang điện) : Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng 0. Bước sóng 0 được gọi là giới hạn quang điện của kim loại đó :
0
Formatted: Font: Bold, Italic Formatted: bangtxt, Space Before:
0 pt, After: 0 pt, Line spacing: single
Formatted: 1, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt
Formatted: bai, Space Before: 0
Định luật quang điện thứ hai (định luật về cường độ dòng quang điện bão hoà) : Đối với mỗi ánh sáng thích hợp (có ≤0) cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ lệ thuận với cường độ của chùm sáng kích thích.
Định luật quang điện thứ ba (định luật về động năng cực đại của quang êlectron) : Động năng ban đầu cực đại của quang êlectron không phụ thuộc cường độ của chùm sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại.