Thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu 1320 phát triển tín dụng NH đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 88 - 93)

2.4. ĐÁNH GIÁ

2.4.1. Thuận lợi, khó khăn

2.4.1.1 Thuận lợi

S Địa bàn tỉnh Bắc Ninh thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI lớn nhất cả nước:

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nuớc, tuy nhiên lại có mật độ các Khu công nghiệp lớn nhất nuớc. Hiện tại Bắc Ninh đang có 10 Khu công nghiệp: KCP Quế Võ; KCN Yên Phong I, II, III; KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn; KCN Tiên Sơn I, II; KCN VSIP; KCN Nam Sơn- Hạp Lĩnh; KCN Thuận Thành; KCN Yên Phong; KCN Tân Hồng; KCN Gia Bình.

Đầu năm 2017, Bắc Ninh với 998 dự án FDI đầu tu với tổng số vốn đầu tu 15.1 triệu USD (trong đó có nhiều tập đoàn nổi tiếng: Samsung, Samsung Display,

Microsoft...), Bắc Ninh đã trở thành thị trường giàu tiềm năng để các Ngân hàng nói chung, Vietcombank Bắc Ninh nói riêng khai thác, phát triển tín dụng cho đối tượng doanh nghiệp FDI.

V Nen tảng thương hiệu vững chắc:

Hiện nay, Vietcombank quan hệ với khoảng 10.000 doanh nghiệp trong tổng số 17.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Vietcombank đã và đang cung cấp các sản phẩm chủ chốt, là trong các lĩnh vực là thế mạnh truyền thống như: Quản lý tài khoản; Tín dụng; Mua bán ngoại tệ, Thanh toán quốc tế.

Đặc biệt trong mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, Vietcombank luôn nắm giữ vị trí số 1 trên thị trường trong lĩnh vực mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp FDI lớn, Vietcombank thiết kế các gói giải pháp Tài chính ngân hàng tổng thể có tính chất “may đo”, đảm bảo khách hàng được cung cấp tất cả các sản phẩm với mức giá cạnh tranh nhất với những điều kiện rất linh hoạt, tương xứng với quy mô giao dịch tại Vietcombank.

Với mạng lưới 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, với bề dày hoạt động hơn 50 năm, Vietcombank được đánh giá là Ngân hàng hàng đầu tại Vietnam trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp FDI khi lựa chọn Vietcombank là ngân hàng giao dịch chính sẽ yên tâm vì có một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tại Việt Nam, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong các giai đoạn thuận lợi cũng như khó khăn, trên cơ sở thiện chí của hai bên, hợp tác cùng phát triển.

Vietcombank Bắc Ninh tuy mới thành lập được 13 năm nhưng đã xây dựng được thương hiệu, uy tín trên địa bàn. Với hệ thống 06 PGD; 55 máy ATM; 312 đơn vị chấp nhận thẻ phân phối trong toàn tỉnh Bắc Ninh (trong đó tập trung lớn nhất tại các Khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc), đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có trình độ chuyên môn cao .. Vietcombank Bắc Ninh đã dần khẳng định được vị thế của mình và đang trên đà phát triển lên top Ngân hàng có quy mô lớn nhất tỉnh Bắc Ninh.

bank giao nhánh cấp 1

V Nguồn vốn huy động mạnh:

Với sản phẩm huy động phong phú đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt, mạng lưới giao dịch rộng khắp và chính sách chăm sóc khách hàng, Vietcombank Bắc Ninh đã huy động được nguồn vốn khá lớn. Đặc biệt trong cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh chiếm 60% là huy động từ cá nhân. Trong đó thế mạnh lớn nhất về nguồn vốn huy động của Chi nhánh là số dư tiền gửi không kỳ hạn trên tài khoản thanh toán của các công nhân làm việc tại các Công ty có thực hiện thanh toán lương qua tài khoản tại Vietcombank. Nguồn vốn này mang đến sự ổn định và nguồn lợi nhuận lớn cho Chi nhánh.

V Thực hiện quy trình xử lý Tài trợ thương mại tập trung.

Từ tháng 4/2016 Vietcombank đã ban hành quy trình luân chuyển chứng từ và xử lý các giao dịch Tài trợ thương mại giữa Trung tâm Tài trợ thương mại và Chi nhánh, theo đó toàn bộ các giao dịch thanh toán quốc tế tại Chi nhánh sẽ được đẩy lên TW qua hệ thống phần mềm TF lên Trung tâm tài trợ thương mại thực hiện.

Quy trình trên đã giúp Chi nhánh xử lý nhanh được những món giao dịch phức tạp (do chỉ cần đẩy yêu cầu thanh toán, trên TTTTTM sẽ thực hiện đàm phán và thông báo phí, theo dõi đường đi của điện giao dịch....) giúp Chi nhánh tiết kiệm được thời gian tác nghiệp và giảm rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế.

V Công tác phát triển khách hàng FDI:

Từ năm 2015, Ban lãnh đạo Vietcombank đã đặc biệt chú ý đến đối tượng doanh nghiệp FDI, đã dành sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng này, chú trọng tăng thị phần FDI ở mức toàn diện: Tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán lương, thẻ tín dụng..

Bằng chứng là: Từ tháng 1/2015 TSC đã thành lập Phòng Khách hàng FDI tại Trụ sở chính và Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 3/2017 đã chuyển thành Ban Khách hàng FDI tại khu vực Phía Bắc và Phía Nam. Chức năng nhiệm vụ chính: nghiên cứu, đề xuất các chính sách cấp tín dụng, chính sách lãi suất trình Ban lãnh đạo phê duyệt cho đối tượng FDI, phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Chi nhánh trong việc tiếp cận, chăm sóc Khách hàng FDI.

V Chính sách tín dụng:

Trên cơ sở đánh giá về đặc thù đối tượng các Khách hàng FDI: thường xuyên mất cân đối nguồn vốn do sử dụng vốn vay ngắn hạn Công ty mẹ đầu tư tài sản cố định, thực tế tình trạng này không phát sinh rủi ro cho Công ty do khoản vay là từ Công ty mẹ nên Công ty chủ động việc trả nợ, chủ động việc đàm phán kéo dài thời hạn vay. Khách hàng FDI thường để mức lợi nhuận âm để được hưởng chính sách ưu đãi thuế. Do vậy nếu chấm điểm xếp hạng tín dụng FDI chung với các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam thì hạng tín dụng sẽ không cao, ảnh hưởng đến chính sách cấp tín dụng, chính sách lãi suất áp dụng cho Khách hàng (do điểm xếp hạng tín dụng là cơ sở để tính tỷ lệ cấp tín dụng, tỷ lệ đảm bảo, lãi suất.... cho Khách hàng).

Xuất phát từ thực tiễn trên, trên cơ sở đánh giá đối tượng khách hàng FDI theo cách nhìn tổng quan và sâu hơn, Vietcombank đã ban hành hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng dành riêng cho đối tượng khách hàng FDI (điều chỉnh các trọng số điểm tài chính, phi tài chính). Từ đó chính sách cấp tín dụng đến đối tượng này đã được linh hoạt hơn rất nhiều.

2.4.1.2. Khó khăn

S Tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn:

Hiện nay, địa bàn Bắc Ninh có 10 Chi nhánh NHTM nhà nước, 18 Chi nhánh NHTMCP, 01 Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, 01 Chi nhánh 100% vốn nước ngoài; 01 Chi nhánh NH hợp tác xã, 01 Chi nhánh tổ chức tài chính vĩ mô TNHH một thành viên tình thương và 26 Quỹ tín dụng nhân dân cùng các PGD, điểm giao dịch. Với mạng lưới Ngân hàng dày đặc đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong việc giữ và tăng thị phần hoạt động.

Vietin 30 1 3 10 1 7 2 2 1 3 Agri 29 1 1 6 3 4 3 2 9 Shinha n 1 1 Tech 5 1 1 1 1 1 Sacom 5 1 1 1 1 1

vay vốn tại VCB Bắc Ninh khách hàng khách hàng khách hàng

"2 Dư nợ cho vay FDI 151 1.390 2.606

~3 Lợi nhuận thu từ DN FDI 72 72 ~79

7 Số dư nợ xấu DN FDI 7 ~0 ~3

(Nguồn: http://bacninh.gov.vn)

N Nguồn thông tin về các doanh nghiệp FDI, chủ đầu tư:

Thông tin đầy đủ về khách hàng là cơ sở để xét duyệt khoản cấp tín dụng. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp FDI, nguồn thông tin về chủ đầu tư rất quan trọng song Ngân hàng khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thông tin này. Bên cạnh đó, chi phí thông tin cũng khá cao.

Nguồn thông tin của Vietcombank Bắc Ninh về các khách hàng doanh nghiệp FDI hiện nay còn nhiều hạn chế. Ngoài thông tin CIC trong nước, Vietcombank có hệ thống hỏi tin nước ngoài tuy nhiên thời gian trả lời tin nước ngoài tương đối lâu (nhanh nhất là 5 ngày làm việc) và chất lượng thông tin thu thập được còn rất ít và không đầy đủ, không đáp ứng được kỳ vọng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1320 phát triển tín dụng NH đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w