Giải pháp quản lý danh mụccho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu 1340 quản lý danh mục cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 89)

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện tô chức và quy trình quản lý danh mục cho vay

3.2.1.1 Thành lập ủy ban chiến lược để tư vấn cho hội đồng quản trị trong việc định hướng chiến lược quản trị danh mục cho vay

Những hạn chế chỉ ra trong chương 2 cho thấy mô hình tổ chức quản trị tại BIDV hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu quản trị rủi ro danh mục cũng như quản trị danh mục cho vay nói chung. Sự thiếu vắng ủy ban chiến lược với nhiệm vụ tư vấn cho hội đồng quản trị khiến cho công việc hoạch định chiến lược của BIDV kém hiệu quả. Ở đây cũng cần phải nhấn mạnh xu thế tất yếu chúng ta phải hướng đến trong thời gian gần nhất để có thể hội nhập về lĩnh vực quản trị ngân hàng là sử dụng hoàn

toàn phương pháp quản trị danh mục chủ động theo kế hoạch. Vì thế vai trò của ủy ban chiến lược là không thể thiếu được. Từ chiến lược chung của BIDV và chiến lược cụ thể của hoạt động cho vay, ủy ban chiến lược cần phối hợp với ủy ban quản lý rủi ro để chỉ đạo ban điều hành thiết kế các phương án danh mục cho vay, trên cơ sở đó lựa chọn phương án có tính khả thi và hiệu quả nhất.

Đối với việc thành lập Ủy ban chiến lược, người viết đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Về địa vị pháp lý của Ủy ban, đây sẽ là cơ quan trực thuộc HĐQT, có chức năng tham mưu, tư vấn, giúp HĐQT xử lý các vấn đề liên quan đến công tác hoạch định chiến lược và quản trị các danh mục hoạt động.

- Ủy ban có các Phân ban trực thuộc để tham mưu, tư vấn, thay mặt Ủy ban quyết định các nội dung theo chức năng nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhằm phân công, chuyên môn hóa xử lý các công việc.

- Ủy ban hoạt động, làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm hoặc chuyên trách của các Thành viên và có bộ phận giúp việc chuyên trách của Ủy ban. Thành phần của Ủy ban gồm:

(i) Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch HĐQT

(ii) Phó chủ tịch Ủy ban gồm 01 Ủy viên HĐQT do Chủ tịch HĐQT chỉ định và Tổng giám đốc

(iii) Các thành viên của Ủy ban gồm có các Ủy viên HĐQT phụ trách về tín dụng, thị trường; các Phó Tổng giám đốc phụ trách các khối: Rủi ro, Ngân hàng bán buôn, Ngân hàng bán lẻ, Tài chính, Vốn, Kế hoạch chiến lược; các Giám đốc các Ban liên quan.

3.2.1.2 Đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro

Như đã đề cập trong phần lý luận, căn bản nhất của công tác quản trị danh mục cho vay chính là quản trị rủi ro tập trung trên danh mục. Đó là lý do vì sao BIDV cần phải coi trọng các nhân tố chi phối việc kiểm soát và hạn chế rủi ro danh mục cho vay. Một trong các nhân tố đó là đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro trong mỗi ngân hàng. Sự độc lập của bộ phận quản lý rủi ro thể hiện chỗ nó

tách biệt với các bộ phận tác nghiệp khác tron. Đây là điều cần thiết để đảm bảo rằng công việc của bộ phận này sẽ không bị chi phối bởi quá trình tác nghiệp, thể hiện đúng nguyên tắc tách rời giữa bộ phận tạo rủi ro và bộ phận kiểm soát rủi ro, làm đúng chức năng quản lý rủi ro. Tính tập trung trong quản lý rủi ro đảm bảo các loại hình rủi ro không bị chia nhỏ trong quá trình quản lý, tạo điều kiện để đánh giá tổng thể dễ dàng hơn. Mặt khác tính tập trung của bộ phận quản lý rủi ro cũng đòi hỏi các thông tin và những nghiên cứu về rủi ro của BIDV cần phải do một đầu mối đảm nhận và chịu trách nhiệm, nếu phân tán sẽ rất khó quản lý hiệu quả.

Xuất phát từ điểm hạn chế trong mô hình tổ chức của BIDV đã chỉ ra ở chương 2, người viết có hai đề xuất cụ thể như sau:

Để cho bộ phận quản lý rủi ro hoạt động đúng chức n ăng và hiệu quả, cần phải xác định rõ ràng nhiệm vụ mà bộ phận này phải đảm trách. Những công việc thuộc chức năng của bộ phận quản lý rủi ro bao gồm:

- Xây dựng một hệ thống nhận dạng, đo lường, đánh giá và kiểm soát rủi ro tập trung trên danh mục cho vay. Đặc biệt là xây dựng mô hình đo lường để tính toán định lượng tổn thất mà rủi ro danh mục mang lại, đồng thời xác định khả năng chịu đựng rủi ro thông qua vốn củ a ngân hàng.

- Xác định các giới hạn an toàn cho vay đối với từng khách hàng và từng nhóm khách hàng, trên tất cả các khu vực, các miền, các hoạt động cho vay. Đồng thời phải có cơ chế đảm bảo giám sát việc thực hiện các giới hạn này.

- Thiết kế các kịch bản và thử nghiệm tác động của những điều kiện thị trường ảnh hưởng bất lợi đến cơ cấu danh mục cho vay.

- Là đầu mối tập hợp tất cả các thông tin liên quan đến rủi ro một cách thường xuyên, liên tục và chuyển kết quả đó cho ban điều hành, giúp các nhà quản trị cấp cao đánh giá thực chất về toàn cảnh rủi ro nói chung, trong đó có rủi ro liên quan đến danh mục cho vay.

Ở đây cũng cần lưu ý rằng, để đảm bảo tính tập trung, bộ phận quản lý rủi ro phải quản lý tất cả các loại hình rủi ro, không nên tách riêng từng loại rủi ro. Và để đảm bảo tính độc lập, bộ phận quản lý rủi ro không nên tham gia vào quá trình thẩm định rủi ro thông qua xét duyệt hồ sơ các khoản vay.

3.2.1.3 Xây dựng hệ thống thông tin quản trị hoạt động hiệu quả

Để phục vụ cho công tác quản trị danh mục cho vay có hiệu quả, đầu tiên phải đề cập tới vai trò của các thông tin mang tính dự báo giúp cho nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách chủ động. Cần phải có một bộ phận làm nhiệm vụ phân tích và cung cấp các thông tin dự báo phục vụ cho công tác quản trị nội bộ tại BIDV và nhất thiết không được để cho bộ phận quản lý rủi ro kiêm nhiệm, bởi vì điều này sẽ dẫn đến xung đột quyền lợi trong quá trình thực hiện quản lý rủi ro.

Loại thông tin thứ hai phục vụ cho công tác quản trị danh mục là những thông tin liên quan đến quá trình thực hiện danh mục, hay nói khác đi đây là các thông tin báo cáo, phục vụ cho công tác điều hành. Do yêu cầu phải cập nhật hàng ngày nên mạng lưới thông tin báo cáo được thiết kế chặt chẽ, bao gồm cơ chế truyền đạt thông tin từ trên xuống và cơ chế báo cáo theo hàng ngang hoặc là lên cấp trên. Một hệ thống thông tin báo cáo được truyền dẫn thông suốt sẽ giúp cho các nhà quản trị cập nhật thường xuyên thực trạng danh mục cho vay của BIDV, thực trạng danh mục với các biểu hiện của sự thiếu đa dạng, tập trung rủi ro sẽ được nhận diện và đo lường, từ đó giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, đáp ứng được mục tiêu.

Hiện tại BIDV đang hình thành mô hình 3 tuyến phòng vệ tham gia thực hiện và giám sát danh mục. Ba tuyến phòng vệ này bao gồm bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản lý tín dụng và bộ phận kiểm tra, giám sát. Riêng bộ phận quản lý tín dụng do chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên rủi ro danh mục cho vay nên cần phải được tổ chức theo hàng dọc, được nối kết từ bộ phận theo dõi rủi ro tại chi nhánh cơ sở lên thẳng Ban Quản lý Tín dụng tại hội sở. Từ đây các thông tin báo cáo được chuyển đến cho Ban điều hành để cập nhật được trạng thái của danh mục cho vay, tạo điều kiện cho các quyết định quản trị được ban hành kịp thời.

Cuối cùng hệ thống công nghệ tin học hiện đại được xem là cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc hình thành và phát triển hệ thống thông tin quản trị. BIDV cần phải trang bị máy móc phục vụ cho việc nhập liệu, phân tích định lượng rủi ro, xây dựng phần mềm tính toán mô hình đo lường rủi ro. Do công việc quản trị danh mục gồm

nhiều nội dung rất phức tạp nặng về định lượng, vì vậy hệ thống công nghệ tin học cần phải hiện đại để đáp ứng được yêu cầu này.

3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện đo lường và điều chỉnh danh mục cho vay

3.2.2.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hỗ trợ cho quản trị giao dịch cho vay và tạo tiền đề áp dụng phương pháp quản trị danh mục cho vay hiện đại

Hệ thống đánh giá nội bộ là một trong ba phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng mà ủy ban Basel khuyến khích các TCTD mại áp dụng và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các ngân hàng thương mại thực hiện chính là nhằm tuân thủ theo yêu cầu này. Vì vậy, đề xuất tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng có nghĩa là yêu cầu hiểu rõ và tận dụng được hết những ưu việt mà hệ thống này mang lại cho công tác quản trị hoạt động cho vay, đặc biệt là những ưu thế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản trị danh mục cho vay.

Trên cơ sở hạng tín dụng của người vay BIDV cần phải quy định rõ các giới hạn an toàn trong cho vay đối với từng hạng khách hàng, theo nguyên tắc hạng khách hàng càng cao thì giới hạn cho vay sẽ cao và ngược lại. Đây thực chất là cụ thể hóa mức cho vay tối đa trên cơ sở giới hạn cấp tín dụng đang được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng hiện tại. Việc xây d ựng các giới hạn này là để hình thành căn cứ cho quá trình giám sát thực hiện danh mục cho vay, hạn chế rủ i ro tập trung trên danh mục.

3.2.2.2 Xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay

Xây dựng mô hình đo lường rủi ro là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ nội dung quản trị danh mục cho vay theo phương pháp chủ động. Trong giám sát thực hiện, mô hình sẽ giúp BIDV tính toán mức độ rủi ro đang diễn ra trên danh mục, từ đó làm căn cứ cho các quyết định điều hành ra đời. Sử dụng các mô hình đo lường rủi ro nội bộ là đặc trưng của hoạt động quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại và chỉ được áp dụng từ cuối thập niên 90 trở lại đây. Chính vì vậy các mô hình đo lường rủi ro được xem là các mô hình quản trị danh mục hiện đại.

Để phù hợp với khả năng của BIDV, tác giả đề xuất mô hình vỡ nợ như sau:

a. Đặc điểm của mô hình

Về bản chất đây là mô hình vỡ nợ, mô hình này có các đặc điểm sau đây:

Một là biến cố rủi ro tín dụng trong mô hình chỉ là biến cố vỡ nợ, không đề cập đến biến cố giảm giá trị khoản cho vay. Nói khác đ i đây là mô hình vỡ nợ không phả i là mô hình định giá theo thị trường. Đây là mô hình phù h ợp với những ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, kinh nghiệm quản trị còn yếu.

- Lý do đầu tiên của đề xuất này là vì mô hình vỡ nợ có thể thích hợp với danh mục cho vay của BIDV vì BIDV chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị và hầu như không tham gia vào thị trường chuyển nhượng các khoản vay, các khoản vay có khả năng chuyển nhượng trên thị trường rất thấp hay nói chính xác hầu như không chuyển nhượng. Vì vậy khả năng chuyển hạng tín nhiệm của người vay không được xét đến trong khoảng thời gian từ một năm trở xuống và khoản vay sẽ chỉ xảy ra một trong hai khả năng là vỡ nợ hoặc không vỡ nợ.

- Một lý do khác của đề xuất này là vì xét trong điều kiện thực tế, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV vẫn chưa hoàn thiện, do vậy việc tính được xác xuất chuyển hạng tín nhiệm của từng người vay là rất khó, do chưa có các số liệu thống kê trong nhiều năm liên tục. Riêng xác xuất vỡ nợ có thể xây dựng được, lý do dữ liệu về biến cố vỡ nợ luôn được BIDV quan tâm và lưu trữ.

Hai là các dữ liệu đầu vào cho mô hình giai đoạn này gồm có:

- Dữ liệu về người vay biểu hiện ở xác xuất vỡ nợ đã được xác định trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mỗi.

- Dữ liệu về khoả n vay biểu hiện ở tỷ lệ thiệt hại của khoản vay khi xảy ra biến cố vỡ n ợ (LGD). T ỷ lệ này phụ thuộc vào khả năng thu hồi củ a khoản vay khi xảy ra vỡ n ợ. Trong trường hợp cho vay có đảm bảo tín dụng, giá trị thu hồi khoản vay có thể được tính từ tỷ lệ thu hồi do thanh lý tài sản bảo đảm cho khoản nợ và phần giá trị còn lại không thể thu hồi được xem là thiệ t hạ i. Chẳng hạn một khoản vay 100 triệu đồng, n ếu tài sản đảm bảo cho khoản vay thu hồ i được 60 triệu đồng khi xảy ra vỡ nợ thì tỷ lệ thiệt hại LGD của khoản vay sẽ là 40%. Những trường

h ợp khác không có đảm bảo thì LGD phụ thuộc vào phương thức thanh lý khoản vay để xác định.

- Dữ liệu về danh mục biểu hiện thông qua hệ số tương quan vỡ nợ của người vay, với giả thiết rằng người vay trong cùng một ngành kinh tế sẽ chịu các tác động tương quan, còn ngoài ngành thì coi như hệ số tương quan này bằng 0. Hệ số tương quan sẽ được tính toán từ trọng số của mỗ i người vay trong ngành kinh tế mà họ là một bộ phận. Đưa hệ số tương quan vỡ nợ vào tính toán sẽ cho thấ y lợi thế của sự đa dạng hóa trên danh mục.

Ba là các dữ liệu đầu ra của mô hình gồm có:

- Tổn thất kỳ vọng EL - giá trị tổn thất trung bình được tính theo công thức hướng dẫn của Hiệp ước Basel 2. Đây là công thức ch ỉ sử dụng để tính tổn thất vỡ n ợ kỳ vọng, không tính tổn thất giảm giá thị trường nên thích hợp với mô hình trong giai đo ạn này. Phần tổn thất này được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng để trích lập quỹ dự phòng tương ứng.

- Tổn thất không kỳ vọng UL - giá trị tổn thất vượt khỏi mức trung bình

được tính dựa trên phân phối xác xuất tổn thất. Do mô hình chỉ quan tâm đến tổn thất từ biến cố vỡ nợ nên phân phối tổn thất trong mô hình là phân phối nhị thức. Trong toán học, đây là phân phố i sử dụng khi biến cố xảy ra ch ỉ có một trong hai khả năng hoặc có (vỡ nợ) hoặc không (không vỡ nợ).

- Giá trị vốn cần có để bù đắp cho tổn thất UL đã xác định. Đây chính là mục tiêu cơ bản của việc áp dụng mô hình đo lường rủ i ro danh mục.

b. Cơ chế hoạt động của mô hình bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định tổn thất kỳ vọng (EL) liên quan đến biến cố vỡ nợ của từng khoản vay riêng biệt.

Để tính giá trị tổn thất kỳ vọng EL ta sử dụng công thức như hướng dẫn của Hiệp ước Basel sau đây:

EL = PD * (LGD * EAD)

Yếu tố PD xác suất vỡ nợ của người vay được xác định từ kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Yếu tố EAD là giá trị danh nghĩa của khoản vay. Còn LGD là tỷ lệ tổn thất của khoản vay khi xảy ra vỡ nợ. Tương tự như xác xuất vỡ nợ, tỷ lệ

LGD của khoản vay tại Việt Nam cần được phân biệt theo hạng tài sản bảo đảm. Hạng tài sản bảo đảm được xác định căn cứ vào loại tài sản, chất lượng của tài sản

Một phần của tài liệu 1340 quản lý danh mục cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w