Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1340 quản lý danh mục cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 100 - 107)

- Xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản trị danh mục cho vay, có chế tài cụ thể khi các TCTD vi phạm.

Thực tế những năm qua cho thấy, một hành lang pháp lý cho hoạt động quản trị danh mục cho vay của các TCTD là hết sức cần thiết. Ở góc độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng Nhà nước cần phải đưa ra các quy định để hạn chế bớt sự nóng vội của các TCTD trong việc tìm kiếm lợi nhuận, ổn định tình hình chung. Mặc dù thời kỳ qua, ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực, đưa ra một số văn bản nhằm giới hạn hoạt động cho vay trong một số ngành/ lĩnh vực kinh tế, cũng như các văn bản quy định đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng, như các Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN; quyết định 03/2008/QĐ-NHNN; thông tư 13/2010/TT- NHNN; thông tư 19/2010/TT-NHNN... tuy nhiên nội dung các quy định này chưa đầy đủ, thời điểm ban hành chậm trễ và thường mang tính thời điểm, nên có hiệu lực ngắn. Ngoại trừ quy định giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh tối đa cho một khách hàng/ một nhóm khách hàng có trên Luật Các tổ chức tín dụng, những giới hạn cụ thể hơn đối với dư nợ các ngành, nhất là những ngành nhạy cảm hoàn toàn chưa được đề cập trong Luật. Vì vậy, thời gian tới, để hướng dẫn cho các TCTD thực hiện

đa dạng hóa, tránh rủi ro tập trung tiềm ẩn trên danh mục, thiết nghĩ ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các quy định chi tiết hơn, về mức đa dạng hóa danh mục, về giới hạn an toàn cho phép (tính trên dư nợ, quy mô vốn tự có của từng tổ chức). Trường hợp phát hiện các TCTD vi phạm phải có chế tài phạt thích hợp. Đó là biện pháp cần thiết để đưa hoạt động quản trị danh mục cho vay vào khuôn khổ.

- Tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Đây chính là công việc cần thiết trong giai đoạn trước mắt của ngân hàng Nhà nước để đạt được lộ trình đến năm 2020 áp dụng theo tiêu chuẩn Basel 2. Các văn bản hiện tại như quyết định 457, quyết định 493 có liên quan đến quản trị danh mục cho vay sẽ không còn phù hợp theo yêu cầu của giai đoạn mới, nên cần phải được thay thế dần. Về nội dung này, tác giả có một số đề xuất cụ thể như sau:

Thứ nhất: cần có những thay đổi căn bản trong cách hiểu/ quan niệm về rủi ro tổn thất và nguồn trích lập bù đắp cho tổn thất trên danh mục cho vay. Cách hiểu về tổn thất và trích lập dự phòng của ngân hàng Nhà nước trong quyết định 493 làm cho việc tính toán nguồn bù đắp cho tổn thất trên danh mục cho vay không sát đúng với thực tế rủi ro của mỗi TCTD. Việc gộp chung nguồn bù đắp cho cả hai loại tổn thất khác nhau đều từ dự phòng và trích lập từ chi phí kinh doanh, khiến cho các TCTD tốn kém hơn mà chưa hẳn đã an toàn hơn.

- Hoàn thiện các quy định về giám sát ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế

i. về mô hình giám sát

Hiện tại mô hình giám sát tại Việt Nam là mô hình vừa phân tán vừa tập trung. Sở dĩ gọi là phân tán vì có 3 cơ quan giám sát chuyên ngành trực thuộc các bộ khác nhau, hoạt động riêng rẽ là cơ quan giám sát, thanh tra ngân hàng trực thuộc ngân hàng Nhà nước; cục quản lý & giám sát bảo hiểm thuộc Bộ tài chính và cơ quan giám sát chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Ngoài ra, lại còn có Ủy ban giám sát quốc gia trực thuộc Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ giám sát tập trung. Hoạt động của mô hình giám sát này rõ ràng không thích hợp trong điều kiện của thị trường tài chính sắp tới. Bởi vì thị trường các công cụ điều ch ỉnh không chỉ liên quan đến các TCTD mà còn có hoạt động của các tổ chức tài chính phi

ngân hàng như chứng khoán, bảo hiể m, do vậy, mô hình giám sát chuyên ngành phân tán như hiện nay là không thích h ợp mà cần phải có c ơ quan giám sát tập trung/ hợp nhất, trong đó phạm vi giám sát là toàn bộ các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động của thị trường tài chính nói chung. Thiết nghĩ, mô hình tập trung sẽ tránh được sự chồng chéo trong nội dung giám sát, chắc chắn sẽ sâu sát và hiệu quả hơn là mô hình phân tán như hiện tại.

ii. về phương pháp giám sát

Cơ quan giám sát tại các nước có hai phương pháp giám sát là giám sát tuân thủ và giám sát trên cơ sở rủi ro. Theo người viết cả hai phương pháp này đều có thể được sử dụng cho hoạt động của thị trường các công cụ điều chỉnh. Trong điều kiện hành lang pháp lý cho hoạt động được thiết lập rõ ràng, thì giám sát tuân thủ nhằm phát hiện các hiện tượng vi phạm luật như đầu cơ, nội gián... trái nguyên tắc hoạt động của thị trường. Bên cạnh đó giám sát trên cơ sở rủi ro giúp phát hiện ra rủi ro tiềm tàng từ các dấu hiệu cảnh báo, tạo điều kiện ổn định hoạt động của thị trường, bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia.

- Xây dựng các quy định pháp lý và hình thành thị trường cho các công cụ tài chính có tính thương mại cao tại Việt Nam

Chỉnh sửa quy chế mua bán nợ cho phù hợp thị trường để mở rộnghình thức này trong thời gian tới. Những nội dung trong quy chế hiện tại nên điều chỉnh là:

Thứ nhất: Có quy định cụ thể về mua bán nợ thông thường, không chỉ có nợ xấu, đồng thời không nên quy định giá tối thiểu giao dịch mà nên để giá hình thành từ thương lượng giữa người bán và người mua.

Thứ hai: Mở rộng đối tượng tham gia vào mua bán nợ, nhất là các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư...

- Xây dựng các quy định pháp lý cho thị trường các công cụ tài chính phái sinh.

Để cho việc sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục thuận lợi, thì việc thiết lập một hành lang pháp lý từ phía Nhà nước là hết sức cần thiết. Đối với các công cụ chưa xuất hiện tại Việt Nam như phái sinh tín dụng, ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu kỹ lưỡng về việc áp dụng trong điều kiện Việt Nam. Bởi vì mặc dù có những ưu điểm phù hợp với một nền tài chính hiện đại theo cơ chế mở, nhưng rõ ràng là các

công cụ phái sinh cũng có những nhược điểm của nó, rất cần có một cơ chế giám sát hữu hiệu và một hành lang pháp lý chặt chẽ để phát triển. Điều này đã được minh chứng rất rõ qua cuộc khủng hỏang tài chính thế giới vừa qua. Bản thân các công cụ không có lỗi, nhưng cơ chế giám sát thiếu hiệu quả và hành lang pháp lý chưa đủ chặt chẽ đã “khuếch đại” những điểm yếu vốn có của các công cụ này. Nhằm kiến tạo hành lang pháp lý cho việc vận dụng các công cụ phái sinh vào mục đích điều chỉnh danh mục cho vay, người viết có một số đề xuất cụ thể như sau:

Thứ nhất: Cần xây dựng cơ chế hoạt động cho từng loại sản phẩm phái sinh áp dụng, điều này cũng có ý nghĩa chuẩn hóa giao dịch trên thị trường chính thức, tránh hiện tượng mỗi ngân hàng áp dụng một kiểu khác nhau do giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC).

Thứ hai: Mở rộng phạm vi áp dụng công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại tham gia với tư cách người cung cấp sản phẩm, không nên chỉ áp dụng thí điểm cho một vài TCTD như hiện tại. Điều này sẽ tránh được hiện tượng độc quyền về giá bán, bất lợi cho các chủ thể tham gia với vị trí là người mua.

Thứ ba: Giới hạn mục đích tham gia của các TCTD là nhằm bảo hiểm rủi ro tín dụng/ mục đích phòng hộ, không nhằm mục đích đầu cơ. Do vậy, yêu cầu TCTD mua bảo hiểm phải sở hữu thực sự các khoản vay, không chấp nhận mua bán “khống” khoản vay không tồn tại trên danh mục. Điều này cũng có nghĩa là giới hạn phạm vi hoạt động của giao dịch phái sinh, “khoanh vùng” cho những hoạt động này để dễ đối phó khi thị trường giao dịch có những dấu hiệu không lành mạnh, tránh trường hợp hình thành một mạng lưới chằng chịt như thị trường Mỹ dẫn đến khó kiểm soát. Ngoài ra cũng cần có quy định giới hạn doanh số giao dịch so với vốn tự có của các ngân hàng tham gia nhằm hạn chế rủi ro trong khả năng chấp nhận được của từng TCTD.

Thứ tư: Kết hợp với Bộ tài chính hoàn thiện các quy định kế toán liên quan đến giao dịch tài chính phái sinh.

(i) Thành lập các tổ chức dịch vụ tham gia kích hoạt thị trường

Kinh nghiệm tại các nước phát triển cho thấy khi thành lập thị trường các công cụ phái sinh không thể thiếu được vai trò của Nhà nước trong việc chỉ định hoặc

thành lập một số tổ chức làm nhiệm vụ môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn.tham gia vào thị trường với vai trò định hướng tổ chức giao dịch. Nhà nước thông qua vai trò của Ngân hàng Trung ương cần phải xây dựng quy định pháp lý cho việc thành lập các tổ chức này, ví dụ quy định vốn pháp định, điều lệ hoạt động, các điều kiện cần thiết khác cho quá trình hoạt động trên thị trường. Nhiệm vụ của các tổ chức này cần được quy định cụ thể, tránh sự trùng lắp hoặc chồng chéo lên nhau. Cụ thể:

Tổ chức môi giới với vai trò là cầu nối giữa bên mua và bên bán nợ từ đó hưởng phí/hoa hồng môi giới.

Tổ chức trung gian đặc biệt trong chứng khoán hóa. Đây là tổ chức có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thực hiện chứng khoán hóa. Nhiệm vụ của tổ chức này là tập hợp các khoản cho vay từ phía TCTD khởi tạo, thu xếp phát hành chứng khoán tương thích ra thị trường cho các nhà đầu tư, chuyển dòng tiền thu được do bán chứng khoán cho ngân hàng cho vay. Tổ chức trung gian cũng là nơi thanh toán gốc và lãi chứng khoán cho các nhà đầu tư từ số tiền do TCTD cho vay chuyển giao do thu nợ từ người vay ban đầu. Ở các nước, thông thường tổ chức trung gian được thành lập dưới sự bảo trợ của Chính phủ như tổ chức Freddie Mac hoặc Ginnie Mae của Mỹ, Hong Kong Mortgage Corporation của Hồng kông ... Ở Việt Nam, giai đoạn đầu tiên có thể sử dụng các công ty chứng khoán trực thực hiện nhiệm vụ này. Sau đó, khi thị trường đã phát triển mạnh có thể thành lập các công ty độc lập chuyên thực hiện vai trò trung gian như các tổ chức SPV của Mỹ.

Ngoài các tổ chức nói trên, thì sự xuất hiện của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tổ chức tư vấn cũng góp phần làm cho thị trường hoạt động một cách xuôn xẻ và hiệu quả.

- Củng cố hoạt động của trung tâm CIC và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập tại Việt Nam

Để cho các giao dịch trên thị trường thuận lợi thì vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm là không nhỏ. Việc đánh giá xếp hạng độc lập các chứng khoán trên thị trường sẽ cung cấp thêm thông tin, giúp tạo dựng lòng tin cho các nhà đầu tư khi họ có ý định mua chứng khoán. Hiện tại trung tâm CIC trực thuộc ngân hàng Nhà nước chủ yếu xếp hạng các TCTD, vì vậy chưa thỏa mãn nhu cầu xếp hạng khi phát

triển thị trường các công cụ chuyển đổi. Một số tổ chức xếp hạng đang hoạt động tại Việt Nam (như công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - CRV) cần phải được củng cố và khuyến khích phát triển, để phát huy tính độc lập trong đánh giá xếp hạng tín nhiệm các chủ thể giao dịch, các công cụ vay nợ cũng như các quốc gia khi thị trường tài chính trong nước hội nhập quốc tế.

Tóm tắt chương 03

Chương 03 tập trung vào hoàn thiện mục tiêu của luận án là đề xuất những hướng đi cơ bản để hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại BIDV, cụ thể:

- Phương hướng hoạt động kinh doanh về danh mục cho vay và quản lý danh mục cho vay tại BIDV.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức và quy trình quản lý danh mục cho vay; nhóm giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý danh mục cho vay của BIDV.

- Trên cơ sở những giải pháp, luận văn đã nêu một số kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, NHNN Việt Nam nhằm thực hiện các giải pháp có kết quả cao.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động cho vay, quản trị danh mục cho vay là một công việc khó khăn phức tạp. Nó đòi hỏi khả năng dự báo, tầm nhìn chiến lược trong hoạch định, sự chặt chẽ trong quá trình thực hiện và sự uyển chuyển, linh hoạt trong việc điều chỉnh. Đây là điều mà một Ngân hàng thương mại như BIDV còn thiếu. Xuất phát từ nhận định như vậy, mục tiêu của luận án tập trung vào nghiên cứu thực tiễn công tác quản trị danh mục cho vay tại BIDV trong giai đoạn từ 2010 đến 2012, từ đó chỉ ra những hạn chế và đề xuất các giải pháp thích hợp để hoàn thiện hoạt động này. Với kết cấu 3 chương truyền thống trình bày trong 92 trang, nội dung của luận văn đã bước đầu đạt được những mục tiêu:

về mặt lý luận: Luận văn đã tập hợp có tính hệ thống những lý luận căn bản nhất về hoạt động quản trị danh mục cho vay theo phương pháp quản trị chủ động, từ hoạch định mục tiêu liên quan đến khả năng chịu đựng của vốn kinh tế, thiết lập các phương án danh mục khác nhau thỏa mãn mục tiêu, xây dựng bộ máy tổ chức quản trị, tổ chức giám sát, đ iều chỉnh danh mục...

về mặt thực tiễn: Thông qua phân tích về thực trạng danh mục cho vay, đánh giá những kết quả đạt được trong quản trị danh mụ c cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, luận văn cũng đã chỉ ra những hạn chế đang tồn tại trong quản trị danh mục cho vay tại BIDV. Từ đó, giải quyết ba vấn đề lớn nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay, đó là: (1) Hình thành nhận thức mới về hoạt động quản trị danh mục cho vay tại BIDV trong xu thể mới (2) tổ chức thực hiện phương pháp quản quản trị danh mục cho vay chủ động (3) xây dựng và ứng dụng các kỹ thu ật hiện đại trong quản trị danh mụ c cho vay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Frederic S. Mishkin (1992), Người dich: Nguyễn Quang Cư, PTS Nguyê n Đức Dy, Nhà xuất bản khỏa học và kỹ thuật - 2001.

2. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

3. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN V/v ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

4. Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều trong Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

5. Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 về việc sửa đổi bổ sung quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

6. Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về việc ban hành các Quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.

7. Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/08/2010 v/v sửa đổi một số điểm của thông tư 13.

8. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.\

9. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu 1340 quản lý danh mục cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w