Trong các hoạt động quản lý tài sản nói chung và quản lý danh mục cho vay nói riêng, để thực hiện quản lý danh mục cho vay đáp ứng được các mục tiêu quản lý, các Ngân hàng thương mại phải tuân thủ thực hiện các nguyên tắc quản lý như sau:
1.2.3.1 Phù hợp với chiến lược chung của Ngân hàng thương mại
Theo nguyên tắc này, hệ thống quản lý danh mục cho vay cần phải dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển cũng như chính sách điều hành hoạt động tín dụng riêng biệt của Ngân hàng thương mại.
1.2.3.2 Nguyên tắc chấp nhận rủi ro cho vay
Các nhà quản lý cần phải chấp nhận rủi danh mục ở mức cho phép nếu mong muốn đạt được một mức thu nhập phù hợp từ danh mục cho vay. Chắc chắn rằng mỗi một hoạt động cụ thể sau khi đánh giá mức độ rủi ro, Ngân hàng thương mại cần xây dựng biện pháp phòng chống rủi ro, tuy nhiên loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động cho vay là điều không thể vì rủi ro tín dụng là sự hiện hữu khách quan vốn có trong nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại. Vì vậy, các nhà quản lý danh mục phải bám sát nguyên tắc chấp nhận rủi ro cho phép. Việc chấp nhận mức độ rủi ro chính là điều kiện quản trọng để điều tiết tác động tích cực trong quá trình quản lý danh mục phù hợp với khẩu vị rủi ro của Ngân hàng thương mại.
1.2.3.3 Nguyên tắc quản lý khoản vay riêng lẻ
Một trong những nguyên tắc cơ bản quản lý danh mục cho vay là các khoản cho vay riêng lẻ có đặc điểm khác nhau cấu thành nên một danh mục cho vay, các khoản cho vay này nếu được quản lý riêng biệt tốt có thể giúp cho quản lý danh mục cho vay dễ dàng hơn. Vì vây, bên cạnh quản lý danh mục cho vay, Ngân hàng thương mại cần bám sát nguyên tắc quản lý tốt bản thân từng khoản cho vay cá biệt.
1.2.3.4 Nguyên tắc chuyển dịch các khoản cho vay
Nguyên tắc này đòi hỏi danh mục cho vay phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản lý mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tốc khách quan tác động, tức là rủi ro
của danh mục không bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan tác động, tức là rủi ro của danh mục không bị ảnh hưởng bởi yếu tốc bên ngoài dẫn tới rủi ro hệ thống. Với nguyên tắc này, Ngân hàng thương mại phải thực hiện thường xuyên giám sát danh mục cho vay, đo lường rủi ro danh mục cho vay để từ đó đề xuất phương án điều chỉnh. Vì vậy, nếu danh mục cho vay không đáp ứng được yêu cầu về kết cấu hay tỷ trọng các khoản cho vay trong danh mục như mục tiêu đưa ra trong chiến lược và chính sách điều hành hoặc danh mục đang đứng trước nguy cơ rủi ro, Ngân hàng thương mại cần thực hiện các chiến thuật dịch chuyển danh mục phù hợp.
1.2.3.5 Nguyên tắc Ngân hàng thương mại cần có một bộ phận quản lý danh mục cho vay riêng biệt
Với nguyên tắc này, bộ phận quản lý danh mục cho vay hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong Ngân hàng thương mại, hay nói cách khác là đảm bảo sự độc lập của nhà quản lý danh mục cho vay trong việc kết hợp xem xét quản lý của từng khoản cho vay và toàn bộ danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại.
Trên đây là các nguyên tắc cơ bản để từ đó mỗi Ngân hàng thương mại xây dựng cho mình một chính sách quản lý riêng biệt. Chính sách của Ngân hàng thương mại phải được xem là một cấu phần rất quan trọng trong chiến lược hoạt động chung và nó đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống dự báo, các biện pháp điều tiết nhằm thực thiện tốt quản lý danh mục cho vay.
Các nguyên tắc trên cần phải được kết hợp áp dụng một cách đồng bộ và hài hòa, không nên coi trọng nguyên tắc nào hơn mà bỏ qua một nguyên tắc nào trong suốt quá trình quản lý danh mục cho vay.
1.2.4 Mô hình tô chức quản lý danh mục cho vay
Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại ảnh hưởng lớn đến thực hiện chiến lược quản lý danh mục. Để đạt được hiệu quả quản lý cao nhất, mô hình tổ chức hoạt động cho vay của một Ngân hàng thương mại cần tuân thủ những yêu cầu sau:
- Mọi mặt hoạt động quản lý cho vay, trong đó quản lý danh mục cho vay phải được tiến hành tập trung. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi Ngân hàng thương mại phải đầu tư thích đáng vào nâng cao trình độ quản lý và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
- Mô hình tổ chức hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại phải đảm bảo độc lập giữa 03 chức năng: Chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 03 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy tối đa kỹ năng chuyên môn của từng bộ phận. Chính vì vậy, để phát huy được hiệu quả hoạt động, mô hình cho vay phải đảm bảo tính độc lập của bộ phận rủi ro, bộ phận duyệt khoản vay.
Các bộ phận có chức năng sau đây:
- Bộ phận kinh doanh (bộ phận quan hệ khách hàng): Đây là bộ phận có chức năng chính là khởi tạo kinh doanh, củng cố và phát triển đội ngũ khách hàng với những công việc chính: xác định nhóm khách hàng mục tiêu, xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, phát triển thị phần và bán sản phẩm, dịch vụ, quản lý và triển quan hệ với khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch.
- Bộ phận quản lý rủi ro: Đây là bộ phận có chức năng rà soát và kiểm soát để giữ rủi ro ở mức thấp nhất, xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro cho vay; đặc biệt thực hiện thực hiện quản lý danh mục cho vay; rà soát đề xuất cho vay đối với khách hàng trong đó chú trọng đến việc tuân thủ chính sách cho vay, hồ sơ, thủ tục phát hiện rủi ro; giám sát quá trình phê duyệt tín dụng và rủi ro trong quá trình giao dịch với khách hàng.
- Bộ phận quản lý nợ: Bộ phận này có chức năng duy trì số liệu trên hệ thống khớp với đúng số liệu trên hồ sơ đồng thời thực hiện hồ sơ cho vay đầy đủ và an toàn; kiểm tra tuân thủ quy trình; cập nhật thông tin trên hệ thống; quản lý hồ sơ.
1.2.5 Các phương thức quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại
1.2.5.1 Quản lý danh mục cho vay ngẫu nhiên
Trong phương pháp này, danh mục cho vay sẽ được tạo ra hoặc tập hợp một cách ngẫu nhiên. Ngân hàng thương mại chấp nhận phê duyệt từng khoản vay đơn lẻ, sau đó những khoản cho vay này sẽ chịu tác động của các chu kỳ kinh tế không dự báo trước được. Danh mục cho vay như vậy có thể có mức rủi ro rất cao, khả năng Ngân hàng thương mại định hạng và cơ cấu lại danh mục bị hạn chế và ít mang ý nghĩa quản lý cho toàn bộ danh mục.
Theo phương pháp này, từng khoản vay đơn lẻ sẽ được đánh giá rủi ro một cách độc lập, đảm bảo từng khoản vay ở mức độ rủi ro chấp nhận được. Tuy nhiên, các Ngân hàng thương mại áp dụng phương pháp này chủ yếu tập trung vào đánh giá các yếu tố nội tại của doanh nghiệp mà không quan tâm đến các yếu tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Áp dụng phương pháp này, Ngân hàng thương mại không phải đầu tư quá nhiều vào việc xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ quản lý nhưng Ngân hàng thương mại sẽ không chủ động được trong việc kiểm soát danh mục, đi cùng với đó Ngân hàng thương mại không dự báo được khả năng lợi nhuận cũng như rủi ro đối với hoạt động cho vay của mình.
Vì vậy, danh mục cho vay được quản lý ngẫu nhiên có đặc trưng sau:
- Danh mục cho vay này được hình thành phụ thuộc vào từng nhu cầu của khách hàng, các khoản cho vay được hình thành xuất phát từ chính khách hàng.
- Hoạt động cho vay có thể tập trung nhiều vào một lĩnh vực, một ngành nghề, một khu vực địa lý.
- Việc định giá và cơ cấu các khoản cho vay trong danh mục khó khăn hơn do Ngân hàng thương mại không chủ động xây dựng các khoản cho vay đó.
1.2.5.2 Quản lý danh mục cho vay kế hoạch
Theo phương pháp này, việc định hướng cho vay, các chỉ tiêu, các giới hạn cho vay được xác định trước trong chính sách cho vay của từng Ngân hàng thương mại. Mỗi khoản vay, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chung, còn phải đáp ứng các yêu cầu giới hạn cho vay trước đối với từng địa bàn, ngành, loại hình, nhóm khách hàng...
Danh mục cho vay được quản lý theo kế hoạch có đặc trưng sau:
- Ngân hàng thương mại tự xây dựng một phương thức (hệ thống) để tạo ra một danh mục cho vay theo kế hoạch với những kết quả có thể dự báo được.
- Ngân hàng thương mại có thể tiến hành kiểm tra, đa dạng hóa và hạn chế rủi ro tập trung cho vay.
- Ngân hàng thương mại sử dụng hệ thống thông tin điều hành như là một công cụ quản lý thường xuyên.
Một là, đa dạng hóa danh mục cho vay
Lý thuyết quản lý danh mục cho vay hiện đại cho rằng có thể hạn chế, giảm bớt rủi ro của danh mục thông qua quá trình đa dạng hóa. Lý thuyết này dựa trên giả định chỉ có hai loại rủi ro cơ bản là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro mang tính hệ thống thể hiện mức độ biến động của những nhóm khách hàng, những nhóm ngành nghề hay khu vực đầu tư tùy theo mức độ biến động tương đối của một nhóm khách hàng so với thị trường nói chung. Do vậy, mục tiêu của công tác phân tích là nhằm xác định xem việc cho vay đối với một đối tượng hay nhóm khách hàng sẽ có tính chất ổn định nhiều hơn, ít hơn hay giống nhau như thị trường. Rủi ro phi hệ thống thể hiện rủi ro xảy ra biến cố ảnh hưởng đến một công ty đơn lẻ, ví dụ như thay đổi trong bộ máy quản lý, đối thủ cạnh tranh hoặc công nghệ mới hoặc xảy ra hỏa hoạn tại một cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
Lý thuyết về đa dạng hóa đảm bảo rằng những rủi ro phi hệ thống như vậy được hạn chế rất nhiều bằng cách phân tán rủi ro đó trên một số lượng đủ lớn các khách hàng không ràng buộc với nhau. Lý thuyết này cũng khẳng định không thể hạn chế được rủi ro hệ thống nếu chỉ thực hiện đa dạng hóa mà phải căn cứ vào khả năng dự báo, phân tích thị trường. Như vậy, thông qua việc đa dạng hóa, rủi ro của toàn bộ danh mục cho vay sẽ ít hơn so với rủi ro của từng khoản vay nhờ giảm bớt được rủi ro không mang tính hệ thống. Việc đa dạng hóa đòi hỏi phải phân loại toàn bộ danh mục cho vay theo những tiêu chí khác nhau. Quá trình này buộc Ngân hàng thương mại phải đưa ra được một bức tranh toàn cảnh về danh mục tín dụng và về thị trường, đồng thời cũng khuyến khích việc phân tích đánh giá kỹ càng trước khi đưa một số quyết định cho vay. Sau khi phân chia danh mục cho vay thành những nhóm thích hợp thì Ngân hàng thương mại sẽ có thể đánh giá mức độ đa dạng thực sự của danh mục cho vay đó. Quá trình này hỗ trợ cho việc xác định rủi ro phi hệ thống trong danh mục cho vay.
Hai là, thiết lập hệ thống phân loại các khoản vay phù hợp.
Việc phân loại bao gồm sắp xếp từng khoản vay đơn lẻ theo những tiêu chí xác định, ví dụ như phân ngành kinh tế, khu vực địa lý, hay loại hình sản phẩm cho vay. Phân loại các khoản vay được coi là điều kiện tiên quyết để triển khai một chiến lược
đa dạng hóa danh mục cho vay. Tiêu chí được nhiều Ngân hàng thương mại sử dụng là sắp xếp phân loại các khoản vay theo một danh sách ngành được chuẩn hóa và xếp hạng của khách hàng. Bên cạnh tiêu chí về ngành, mỗi Ngân hàng thương mại tùy thuộc vào mục tiêu quản lý sẽ sử dụng kết hợp các tiêu thức khác nhau như đối tượng khách hàng, thời hạn khoản vay, loại tiền giải ngân.
Ba là, quản lý tập trung tín dụng
Tập trung cho vay trong danh mục tín dụng chính là điểm yếu của các TCTD nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng khi thực hiện nghiệp vụ cho vay. Việc tập trung quá mức vào một khoản vay đơn lẻ, vào một ngành kinh tế hay một khu vực địa lý nhất định có thể phá hỏng nỗ lực của Ngân hàng thương mại trong quản lý danh mục cho vay. Mặc dù các Ngân hàng thương mại luôn nhận thức cố gắng đa dạng hóa danh mục cho vay của mình thì tập trung cho vay vẫn có thể xảy ra do nhiều lý do như quy định pháp lý hạn chế phạm vi hoạt động của tổ chức cho vay, Ngân hàng thương mại chỉ nhận thấy lợi ích trong ngắn hạn của một hoặc một vài khu vực kinh tế, nhu cầu vay của khách hàng không phù hợp với mục đích xây dựng danh mục ban đầu của Ngân hàng thương mại. Vì vậy thông qua cách thức quản lý tập trung tín dụng, Ngân hàng thương mại có thể điều chỉnh danh mục cho vay và hướng danh mục cho vay theo hướng đa dạng hóa danh mục của mình.
1.2.6 Nội dung quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại
1.2.6.1 Xác định mục tiêu quản lý danh mục cho vay
Mục tiêu nói chung của quản lý danh mục là giúp Ngân hàng thương mại khống chế đến mức thấp nhất những chi phí về rủi ro dưới tất cả các hình thức, làm cực đại kết quả kinh doanh và đảm bảo an toàn tài chính cho Ngân hàng thương mại. Mỗi mục tiêu là một cái đích để Ngân hàng thương mại cố gắng, phấn đấu và hi vọng đạt đến. Các mục tiêu tạo ra sự định hướng và tập trung các nỗ lực của Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động. Các Ngân hàng thương mại thường thành công hơn khi các hoạt động của họ luôn trong tình trạng cố gắng vượt qua sự thách thức do các mục tiêu đặt ra. Việc thiết lập các mục tiêu quản lý danh mục cho vay là nền tảng cho tất cả những hoạt động quản lý. Những mục tiêu này là tiêu chuẩn để đo lường sự
thành công hay thất bại của chương trình và cũng quyết định triết lý nền tảng cho những hoạt động quản lý danh mục.
Mục tiêu đặt ra phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Tính đo lường: Một mục tiêu phải được phát biểu bằng những từ ngữ có thể đánh giá hay đo lường được về mặt định lượng hay định tính. Điều này là quan trọng bởi vì có như vậy mới có cơ sở để đánh giá quá trình quản lý có thành công không và mức độ thành công.
- Tính khả thi: Những mục tiêu phải mang lại sự phấn đấu của ban lãnh đạo và nhân viên nên chúng phải hiện thực và vừa sức để có thể đạt được, nếu không tính định hướng của nó sẽ không còn.
- Tính hòa hợp: Nghĩa là việc thực hiện mục tiêu này không đối chọi, triệt tiêu các mục tiêu khác mà cần phải bổ sung lẫn nhau trong tính tổng thể của các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên được lựa chọn trước, nếu không sẽ khó đánh giá được mức độ thành công.
- Tính hòa hợp: Mục tiêu phải được những người chịu trách nhiệm thực hiện và các đối tượng hữu quan tán thành. Điều này quyết định sự thắng lợi của mục tiêu đề ra.
1.2.6.2 Chính sách tín dụng đối với quản lý danh mục cho vay
Để quản lý danh mục cho vay Ngân hàng thương mại phải thực hiện đồng bộ các khâu từ xây dựng chiến lược - mục tiêu, nhận dạng, phân tích và đo lường, điều tiết theo dõi, quản lý và giám sát rủi ro. Các khâu trong chiến lược, chính sách phòng