Các tiêu chí 1, 2, 4, 5 nêu trên khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động: Do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác; do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng; do nhà
nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do Nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến
doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, việc xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào từng tiêu chí 1, 3, 4 và tiêu chí 5 nêu trên
1.3.3. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả quản lý tài chínhcủa của
doanh nghiệp
Hiệu quả quản lý tài chính phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất
kinh doanh, biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lực (tư liệu sản xuất, tiền vốn và lao
động) để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, không
29
phải hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, các nguồn lực thì ngày càng khan hiếm, trở nên đắt đỏ. Giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều rộng đã kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu. Thêm vào đó, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, quy luật đào thải khốc liệt. Tất cả điều đó buộc các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động kinh tế,... Suy cho cùng, doanh nghiệp liên tục phải tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ
chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội. Bởi lẽ, doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ bản
trong xã hội; nếu làm ăn hiệu quả sẽ cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm hoặc
dịch vụ đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đồng thời đóng
góp nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo điều kiện tăng phúc lợi xã hội. Ngược lại, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản thì sẽ kéo theo một loạt ảnh hưởng nghiệm trọng,
chẳng hạn: Các ngân hàng phá sản, kinh tế trì trệ, thất nghiệp gia tăng, các tệ nạn xã hội,.. Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và nâng cao đời sống con người trong xã hội là hai vấn đề có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển; doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận sẽ tăng lương, tăng phúc lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
lao động. Ngược lại, khi những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người được thỏa
mãn sẽ thúc đẩy người lao động yên tâm làm việc một cách hiệu quả và sáng tạo để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
30