Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 1378 quản lý tài chính của các công ty sản xuất đồ điện tử tại hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 45 - 130)

Quá trình hình thành, phát triển ngành sản xuất đồ điện tử tại Việt Nam

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong những năm vừa qua được đánh giá

là khá phát triển, với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều chính sách

khuyến khích khối doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân tham gia để đẩy nhanh hội nhập

nền điện tử trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Hiện nay, sản phẩm điện tử của Việt Nam đã có mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành một trong những ngành

xuất khẩu có thế mạnh sau nhiều năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp điện tử Hà Nội nói riêng bắt đầu được xây dựng từ những năm 1960 nhưng chỉ mới hình thành từ những năm 1970 và dần hoàn thiện từ đầu những năm 2000 cho tới nay do việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cơ sở sản xuất đồ điện tử đầu tiên có quy mô công nghiệp của Việt Nam được xây dựng vào năm 1975; đến năm 1980 - 1981 mới bắt đầu có hoạt động lắp ráp máy thu thành và máy thu hình đen trắng dạng SKD. Nhìn chung, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam còn non trẻ, tiềm lực tài chính cũng như công nghệ còn lạc hậu so với thế giới. Quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn trước năm 1975: thời kỳ thuần túy sử dụng.

Giai đoạn từ 1975 - 1985: thời kỳ vừa phát triển ứng dụng, vừa nghiên cứu xây dựng ngành công nghiệp điện tử.

Giai đoạn từ 1986 - 2000: Ngành công nghiệp điện tử hình thành và từng 35

kinh tế trong nước có sự suy giảm nhất là các lĩnh vực sản xuất máy thu hình, radio, thiết bị truyền thông. Sự tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt nam trong giai đoạn này, nhất là vào những năm từ 1995 đến 2000.

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

GTSX khu vực kinh tê trong nước 1115, 9

1248,

3 812,1 777,9 744,4 776,8 GTSX khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài 948,9

1830,

4 2466,1 2699,6 3249 3839,6 Sản xuất máy thu hình, radio, thiết

bị viễn thông 2,64,8 7 3078, 3278,2 3477,5 3993,4 4616,4 Sản xuât máy tính, thiết bị văn

Giai đoạn từ 2001 - đến nay: Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam tiếp tục xây dựng và phát triển trong cơ chế thị trường với nền tảng từ những năm 1990, với chủ trương đổi mới và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển động mạnh mẽ theo hướng kinh tế thị trường. Chính Phủ đã có những chính sách đầu tư thông thoáng, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu chế xuất, khu công nghiệp nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn đến Việt Nam, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ngành công nghiệp điện tử.

Quá trình hình thành, phát triển ngành sản xuất đồ điện tử tại Hà Nội

Năm 1990, Hà Nội đóng góp 6% vào giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước và 42.2% của vùng đồng bằng Bắc Bộ; năm 2002 các con số tương ứng đã đạt 6.4% và 43.5%.

Ngành công ngiệp điện tử (bao gồm sản xuất đồ điện tử, viễn thông, thiết bị công nghệ thông tin và sản xuất linh phụ kiện, vật liệu điện tử) được định hướng là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố. Trong những năm gần

36

đây, ngành công nghiệp này đã có những bước chuyển biến với trình độ công nghệ và tính chuyên nghiệp cao hơn; thâm nhập mạnh mẽ và có vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.

Trong số 05 ngành công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội, công nghiệp điện tử là ngành có sự tăng trưởng nhanh. Năm 2000, ngành công nghiệp điện tử chiếm 26,9% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Thủ Đô. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp này giai đoạn 1991 - 2000 bình quân 17,5%/năm.

Ngành công nghiệp điện tử Hà Nội phát triển không đều, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh trong khi các doanh nghiệp đầu tư trong nước phát triển chậm và có xu hướng giảm tỷ trọng. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, với sự phát triển không ngừng tìm tòi, vượt khó về công nghệ và trình độ, các doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử trong nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến rõ rệt về cả chiều sâu lẫn chiều rộng.

Hơn 20 năm phát triển, ngành công nghiệp điện tử Hà Nội đã trải qua nhiều biến động. Thị trường điện tử phát triển nhanh thể hiện ở bản thân các thực thể tham gia thị trường và sự cải tiến không ngừng của thế chế nhưng vẫn còn chứa đựng nhiều nghịch lý, thể hiện qua một số điểm nhấn sau:

- Thị trường điện tử mới, sôi động và tốc độ phát triển khá cao. - Thị trường chuyển từ cạnh tranh mua sang cạnh tranh bán. - Phôi thai ý tưởng xây dựng thương hiệu Việt Nam.

- Mở rộng hợp tác kinh tế, tăng cường liên kết sản xuất quốc tế nhưng các sản phẩm điện tử Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn chưa tìm được

lối ra

cụ thể, chủ yếu vẫn dừng ở gia công, lắp ráp; sản xuất còn phải nhập khẩu

linh kiện,

máy móc và dây chuyền công nghệ.

- Phát triển chưa có chiến lược dài hạn cụ thể, thị trường điện tử mất cân đối, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng điện tử dân dụng dẫn đến cung vượt cầu. - Thể chế trong một thời gian dài mất cân đối giữa thuế nhập khẩu linh kiện

37

Nhằm tìm hiểu thực trạng tình hình quản lý tài chính từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tác giả đã nghiên cứu, chọn mẫu một số các doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã niêm yết trên sàn chứng khoán, có báo cáo tài chính kiểm toán công khai gồm những công ty sau:

1. CTCP Công nghệ Tiên Phong (ITD - HOSE)

2. CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn Thông (ELC - HOSE) 3. CTCP Điện tử và Tin học Việt Nam (VEC - UpCOM)

4. CTCP Hanel (HNP - UpCOM)

5. CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (CMG - HOSE)

2.1.2. Khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh

2.1.2.1. Đặc điểm ngành sản xuất đồ điện tử

a. Sản xuất đồ điện tử là ngành công nghiệp hiện đại có công nghệ cao, ứng dụng

nhiều kết quả nghiên cứu khoa học tiên tiến

Sản xuất đồ điện tử được xây dựng dựa trên các thành tựu tiên tiến nhất trong lĩnh vực vật lý bán dẫn, quang học và công nghệ laser... Điều này thấy rõ qua công nghệ chế tạo các mạch tích hợp lớn như bộ vi xử lý, một trong những bộ phận quan trọng của các đồ điện tử. Các bộ vi xử lý hiện có trên thị trường là kết quả của nhiều cải tiến liên tiếp về công nghệ trong ngành công nghiệp chế tạo bán dẫn. Các công nghệ chế tạo bán dẫn mới nhất được đưa vào chế tạo bộ vi xử lý như công nghệ làm tăng số lượng transitor/chip, công nghệ cấu trúc khoảng cách giữa các thành phần trong bộ vi xử lý.

b. Sản xuất đồ điện tử gắn liền với tốc độ phát triển rất nhanh cả về số lượng lẫn

chất lượng sản phẩm

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cùng với làn sóng đổi mới công nghệ và nhanh chóng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất vào sản xuất đã thúc đẩy

38

trường cho đến ngày bị thay thế ngày càng rút ngắn. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trong thời gian qua cũng là kết quả của các tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực điện tử.

c. Sản xuất đồ điện tử là ngành đòi hỏi có sự đầu tư lớn, thu lợi nhuận cao, tuy nhiên thị trường cạnh tranh gay gắt và mức độ rủi ro cao

Với những cấu trúc phức tạp và sự vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khiến cho ngành công nghiệp điên tử cần phải có nguồn vốn lớn để dầu tư, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thị trường.

Đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, bên cạnh những quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm... Tuy đòi hỏi một lượng vốn lớn ban đầu nhưng đây là ngành tạo ra lợi nhuận lớn. Chính những tiện ích của các đồ điện tử khi áp dụng công nghệ cao đã khiến cho nhu cầu về mặt hàng này ngày càng gia tăng.

Chính những giá trị gia tăng thu về là lớn, đã khiến cho rất nhiều nước tham gia vào mạng lưới sản xuất hàng điện tử khiến cho sự cạnh tranh ở thị trường này ngày càng trở nên gay gắt.

d. Sản xuất đồ điện tử nói riêng và ngành công nghiệp điện tử nói chung có xu hướng chuyển dịch công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển

Toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng phát triển chung của thế giới. Theo xu hướng toàn cầu hóa, để tăng khả năng cạnh tranh và có lợi nhuận cao, các nước có nền công nghiệp điện tử phát triển dịch chuyển việc sản xuất sản phẩm có công nghệ thấp sang các nước đang phát triển có nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công rẻ. Nhờ đó các nước đang phát triển có điều kiện và cơ hội tiếp thu công nghệ, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực nhằm phát triển sản phẩm công nghệ cao.

2.1.2.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ

Các doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử trên địa bàn Thành phố Hà Nội có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay sản phẩm sản xuất ra ngoài bán ở thị trường trong nước thì có một lượng lớn sản phẩm phục vụ xuất khẩu, chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ.

39

Thị trường của các doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử trong nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Theo thực tế khảo sát, các doanh nghiêp đều có đánh giá là khó có khả năng xuất khẩu như các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn. Sức tiêu thụ của thị trường nội địa không cao, cộng thêm sự cạnh tranh mạnh nên hoạt động của các doanh nghiệp trong nước đều gặp khó khăn. Có tới 70% doanh nghiệp cho rằng nguyên nhân chiếm lĩnh thị trường thấp vì chưa có mức giá hợp lý, bên cạnh đó do thị hiếu tâm lý của người tiêu dùng còn chưa ủng hộ hàng nội địa.

Trước sự suy giảm của thị trường tiêu thụ Tivi trên thế giới, các doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã chuyển hướng sang sản xuất tủ lạnh, máy giặt. Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia, sản phẩm điện lạnh và điện dân dụng chiếm lĩnh 35-40% thị trường trong nước.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh

của các

công ty sản xuất đồ điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, văn hoá, khoa học giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Đồng thời còn là nơi đặt các trụ sở của các cơ quan trung ương Đảng và nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Dân số Hà Nội chiếm khoảng 6% dân số của cả nước và đứng thứ 9 về mặt dân số theo đơn vị lãnh thổ hành chính. Với mật độ dân số cao và ngày càng tăng, đồng thời mặt bằng trình độ ngày càng được cải thiện; các đồ điện tử ngày càng chiếm nhiều vị trí quan trọng trong đời sống con người nên đây là một trong những cơ hội vàng của các công ty sản xuất đồ điện tử trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó là sự nổi lên của những chuỗi của hàng, siêu thị, đại lý bán lẻ đồ công nghệ, điện tử trên khắp thành phố như Điện máy xanh, chuỗi siêu thị HC, Vincom... nên việc đẩy mạnh bán hàng hóa, quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng càng ngày càng được cải thiện.

Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độc tăng trưởng nhanh và mạnh nhất cả nước. Mức sống bình quân GDP của Hà Nội cao hơn 2,5 lần mức độ bình quân chung của cả nước. Với mức thu nhập cao như vậy tất yếu sẽ phát sinh những

40

ngu cầu lớn về sinh hoạt như nơi ăn, chỗ ở, giải trí, nghỉ ngơi... Hà Nội còn là một trong những nơi tập trung các cơ sở đào tạo chất lượng cao lớn nhất cả nước, kéo theo đó là tầng lớp trí thức và có thu nhập cao là rất nhiều nên nhu cầu về các sản phẩm công nghệ có chất lượng là rất nhiều.

Ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hà Nội nói riêng nhìn chung còn non trẻ, yếu kém so với các nước đang phát triển và các nước trong khu vực. Tuy nhiên với định hướng hội nhập sâu - rộng của Chính phủ ta, cụ thể là các động thái gần đây như Hội nghị APEC tại Việt Nam, lộ trình giảm thuế nhập khẩu. đều là những tin vui đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, nhất là khi công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam còn yếu, chưa phát triển thì việc nhập khẩu nguyên vật liệu đối với các công ty sản xuất đồ điện tử đã giảm bớt gánh nặng phần nào.

2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây

2.1.4.1. Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất đồ

điện tử

trên địa bàn Thành phố Hà Nội a. Thuận lợi

Thứ nhất, vị trí địa lý trung tâm, thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hà nội hiện nay đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, nhất là về đô thị. Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 thì Hà Nội đang được xây dựng trở thành thành phố “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại và Bền vững”. Đây là một trong những điều khiến cho Hà nội ngày càng khẳng định vị thế “trái tim” của mình, thu hút và phát triển kinh tế - xã hội, mà các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử nói chung và các doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử nói riêng đều không nằm trong ngoại lệ.

Thứ hai, nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, trẻ và có trình độ học vấn ngày càng cao.

41

66,6% tổng dân số Hà nội, trong đó chỉ có khoảng 2,4% không hoàn toàn biết đọc biết viết. Trong 97,6% còn lại có 22,1% tốt nghiệp phổ thông cơ sở, 46,7% tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; những tỷ lệ này đều cao hơn bình quân cả nước với thứ tự lần lượt là 93,5%, 21,9%, 26,4%. Về trình độ chuyên môn kỹ, có 26,9% số người từ 15 tuổi trở lên đã được đào tạo, trong đó có 3,6% có bằng sơ cấp, 7,5% có bằng trung cấp, 2,5% có bằng cao đẳng và 13,3% có bằng đại học trở lên.

Việt Nam nằm ngay bên cạnh Trung Quốc, đất nước được mệnh danh là sân sau của thế giới với mức nhân công rẻ. Tuy nhiên, so với Trung Quốc năm 2016 giá nhân công trong các nhà máy lắp ráp vốn nước ngoài tăng 10% thì nhân công ở Việt

Một phần của tài liệu 1378 quản lý tài chính của các công ty sản xuất đồ điện tử tại hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 45 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w