CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình là một đơn vị trực thuộc, chịu sự quản lý, giám sát về tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình là tổ cấp phát xây dựng cơ bản của ngành Tài chính chỉ gồm 3 cán bộ được thành lập từ năm 1957, ngay sau khi thành lập Ngân hàng kiến thiết Việt Nam. Ngày 20/4/1964, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Quảng Bình được thành lập, với mục đích chính là thực hiện vai trò trực tiếp quản lý vốn đầu tư, cấp phát vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Ngày 24/06/1981, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Quảng Bình đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Bình trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, thành
41
viên chính thức nằm trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tháng 11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Bình được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình và chuyển hẳn mọi hoạt động từ cơ chế bao cấp vốn đầu tư của Nhà nước sang hoạt động kinh doanh thương mại, kinh doanh tiền tệ đa năng. Từ đó BIDV Quảng Bình đã đổi mới mạnh mẽ từ tổ chức, cán bộ, phạm vi, hình thức hoạt động để góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Tháng 4/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoàn thành cổ phần hóa chính thức thành ngân hàng thương mại cổ phần theo giấy phép số 84/GP- NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, theo đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình được đổi tên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, tên gọi, chức năng nhiệm vụ của chi nhánh luôn gắn liền với tên gọi, chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Dù mang tên gọi nào, với mô hình hoạt động nào thì chi nhánh vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình. Hiện nay, BIDV Quảng Bình là một trong những NHTM lớn mạnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, một chi nhánh lớn, hạng I của BIDV. BIDV Quảng Bình là chi nhánh hơn 15 năm liên tục luôn được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
2.1.2. Cơ chế hoạt động và bộ máy tổ chức
Mô hình tổ chức: BIDV Quảng Bình có 12 phòng ban tại hội sở chính và 6 phòng giao dịch nằm ở trên các địa bàn trọng yếu của tỉnh Quảng Bình.
Tổng số cán bộ của BIDV Quảng Bình: 148 người (Trong đó: Cán bộ các phòng giao dịch 48 người, chiếm 32,4% cán bộ chi nhánh), bao gồm:
42
- Ban Giám đốc chi nhánh gồm 6 người (chiếm 4,1%) - Trưởng phòng và tương đương 17 người (chiếm 11,6%) - Phó phòng 16 người (chiếm 10,9%)
- Cán bộ nghiệp vụ 99 người (chiếm 63,9%) - Lao động giản đơn 10 người (chiếm 9,5%)
Phòng Khách hàng DN 1 Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng Phòn g Kế hoạc Phòng Giao dịch Đồng Hới Phòng Khách hàng DN 2 Phòng Tài chính kế toán Phòng Giao dịch khách hàng DN Phòng Giao dịch Nguyễn Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Giao dịch khách hàng CN Phòng Tổ chức hành chính Phòng Giao dịch Bắc Lý Phòng Kinh doanh thẻ Phòng Quản lý và dịch vụ KQ Phòng Giao dịch Quán Hàu Phòng Giao dịch Bố Trạch
43
Ban giám đốc của chi nhánh gồm có giám đốc và 05 phó giám đốc. Trong đó, giám đốc chi nhánh là người điều hành chung và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về toàn bộ hoạt động, kết quả kinh doanh của chi nhánh. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc được phân công, ủy quyền đó.
- Khối quan hệ khách hàng
Gồm có 02 phòng Khách hàng doanh nghiệp và 01 phòng Khách hàng cá nhân với chức năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của BIDV Quảng Bình.
- Khối quản lý rủi ro
Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng, là người kiểm soát thứ hai đối với các giao dịch được đề xuất bởi khối quan hệ khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra phòng Quản lý rủi ro còn thực hiện chức năng duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và chức năng kiểm tra nội bộ.
- Khối tác nghiệp
Khối tác nghiệp gồm có 4 phòng: phòng Quản trị tín dụng, phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp, phòng Giao dịch khách hàng cá nhân và phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ. Các phòng thuộc khối tác nghiệp là nơi hoàn tất các giao dịch do các phòng Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt, là bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán, tiền vay, kinh
TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 ĩ Nhóm chỉ tiêu quy mô
ĩ Tổng tài sản 4.04 Ĩ Ĩ 4.43 4 4.75 2 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3.40 Ĩ 3.67 7 4.35 Ĩ
2.Ĩ Dư nợ theo loại tiền__________
VND________________________ 2.39 2 2.69 4 3.39 8
USD quy đổi________________ 1.00
9 ________983 ________952 2.2 Dư nợ theo kỳ hạn___________ Ngắn hạn___________________ 1.41 8' 1.77 3 2.09 2 44
doanh tiền tệ, tài trợ thương mại. Khối tác nghiệp chính là nơi hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ.
- Khối quản lý nội bộ
Gồm các phòng: phòng Tài chính kế toán, phòng Tổ chức hành chính, và phòng Kế hoạch tổng hợp. Các phòng thuộc khối quản lý nội bộ sẽ thực hiện các chức năng quản lý nội bộ như: xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác hậu kiểm; thực hiện công tác tổ chức cán bộ và công tác hành chính.
- Khối trực thuộc
Khối trực thuộc gồm có 06 phòng giao dịch, là các đơn vị trực thuộc chi nhánh và là đại diện theo ủy quyền của chi nhánh để thực hiện các hoạt động kinh doanh như: huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động khác.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Mặc dù hoạt động trên địa bàn còn có nhiều khó khăn nhưng với truyền thống hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, trong những năm qua BIDV Quảng Bình đã luôn phấn đấu vươn lên bằng nhiều biện pháp, giải pháp tích cực, năng động sáng tạo đổi mới toàn diện trên mọi phương diện hoạt động nên
hàng năm các chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Bình đều đạt mức tăng trưởng khá ổn định, hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.
45
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Bình từ năm 2011-2013
Trung dài hạn_______________ 1.92 5 8 1.80 4 2.16 3 Dư nợ tín dụng bình quân 3.Ĩ0 2 3.45 3 4.22 0 4 Huy động vốn cuối kỳ 2.20 3 2 2.85 3 3.2Ĩ 5 Huy động vốn bình quân 2.Ĩ0 4 2.53 6 3.00 4 6 Định biên lao động ________ Ĩ33 ________Ĩ46 ________Ĩ48
ĩĩ Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng
ĩ Tỷ lệ dư nợ/ Huy động vốn Ĩ54
% % Ĩ28 % Ĩ35
2 Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ_________________ 56% 49% % 49,7
3 Tỷ lệ nợ xấu 0,23% ^ 0,Ĩ0% ^ 0,26% ^
ĩĩĩ Nhóm chỉ tiêu hiệu quả
ĩ Lợi nhuận trước thuế _________ 72
________ ĨĨ4
________ Ĩ33 2 Lợi nhuận trước thuế bình
quân đầu người______________ 0,54 0,78 0,89
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011, 2012, 2013)
• Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn luôn đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại bởi vì đó là bước khởi đầu, là cơ sở cho các hoạt động khác. Do đó, công tác huy động vốn luôn được chi nhánh chú trọng và xem là một
46
Trong những năm qua mặc dù hoạt động trên địa bàn còn có nhiều khó khăn do nền kinh tế tỉnh nhà chua phát triển nên nguồn vốn tích lũy trong cộng đồng dân cu cũng nhu trong các doanh nghiệp không nhiều, trong khi đó trên địa bàn lại có nhiều ngân hàng hoạt động đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trong công tác huy động vốn. Trong một vài năm trở lại đây, để kiềm chế lạm phát Ngân hàng Nhà nuớc đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt bằng các biện pháp nhu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín chỉ bắt buộc ... làm cho nguồn vốn khả dụng của các ngân hàng thuơng mại giảm. Do đó các ngân hàng thuơng mại đã tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh nguồn vốn huy động làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, tạo nên một cuộc đua về lãi suất và các chính sách khuyến mại giữa các NHTM. Trong bối cảnh đó với trách nhiệm của một NHTM Nhà nuớc lớn trên địa bàn, chi nhánh đã tiên phong trong việc can thiệp và hỗ trợ thị truờng một cách toàn diện trên các mặt: tăng, giảm lãi suất phù hợp với chuyển biến của nền kinh tế; sử dụng linh hoạt các chính sách thu hút, chăm sóc khách hàng hợp lý, kết hợp với việc nghiên cứu, triển khai có kết quả nhiều sản phẩm huy động vốn mới nhằm đa dạng các hình thức huy động vốn để thích ứng với nhu cầu của khách hàng; tích cực tìm kiếm, phát triển khách hàng là các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính ngoài địa bàn có luợng tiền gửi lớn, ổn định. Vì vậy, chi nhánh đã duy trì và đạt đuợc tốc độ tăng truởng huy động vốn cao: Huy động vốn cuối kỳ năm 2011 đạt 2.203 tỷ đồng; năm 2012 đạt 2.852 tăng 649 tỷ đồng so với năm 2011; đến 31/12/2013 đạt 3.213 tỷ đồng.
• Hoạt động tín dụng
Trong hoạt động tín dụng, BIDV Quảng Bình luôn bám sát mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mục tiêu, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu
tu và Phát triển Việt Nam để đầu tu tín dụng, tạo buớc đột phá góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển. Tham gia đầu tu vốn với tỷ trọng lớn vào các công trình quan trọng trên địa bàn tỉnh, thực hiện mạnh mẽ việc cơ cấu lại nền
47
Chi nhánh luôn thể hiện được vai trò tiên phong trên địa bàn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, tuân thủ và thực hiện tốt các giải pháp của Chính phủ, NHNN, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hoạt động tín dụng được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, đả m bảo tuân thủ việc thực hiện chính sách tiền tệ, đồng thời phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn. Dư nợ tín dụng năm 2011 đạt 3.401 tỷ đồng, năm 2012 đạt 3.677 tỷ đồng và năm 2013 đạt 4.351 tỷ đồng. Nhìn chung dư nợ của chi nhánh tăng trưởng tương đối đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 giảm so với năm 2011, tuy nhiên năm 2013 lại tăng trở lại do tình hình kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp cho vay.
• Hoạt động dịch vụ
Năm 2011, trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, chi nhánh đã có các giải pháp, biện pháp điều hành hoạt động dịch vụ chặt chẽ, bài bản, chủ động, sáng tạo, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tích cực cho việc phát triển dịch vụ như: ban hành chính sách giá phí cho từng đối tượ ng khách hàng, cơ chế chia sẻ phí dịch vụ, cơ chế phối hợp... nên hoạt động kinh doanh dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành ngân hàng có mức thu dịch vụ cao nhất trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Thu dịch vụ ròng năm 2011 đạt xấp xỉ 17 tỷ đồng, tiếp tục đà tăng trưởng này, năm 2012 chi nhánh đã nâng con số này lên 20 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 17,65%. Năm 2013 con số thu dịch vụ ròng tăng lên đến 31 tỷ, tăng 55% so với năm 2012. Đây là con số khả quan cho thấy tình hình kinh doanh, cung cấp dịch vụ của BIDV Quảng Bình đã có nhiều bước tiến đáng kể. Trong cơ cấu thu dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống vẫn tiếp tục phát huy lợi thế với mức thu ròng cao. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại đã có bước phát triển, tuy nhiên mức phí thu được vẫn còn khiêm tốn.
48
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁCDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2013
2.2.1. Tình hình tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngânhàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
2.2.1.1. Một số sản phẩm tín dụng phổ biến được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngày nay, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV Quảng Bình nói riêng được thực hiện dưới nhiều hình thức rất đa dạng thể hiện bằng các sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp. Một số sản phẩm chủ yếu sau đây:
• Cho vay bổ sung vốn lưu động
Cho vay sản xuất kinh doanh: Ngân hàng cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh: xuất nhập khẩu, nguyên liệu sản xuất, thương mại ... Đây là loại hình cho vay ngắn hạn, thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Ngân hàng có thể cho vay từng lần hoặc vay theo hạn mức. Doanh nghiệp có thể chọn loại tiền để vay như: VND, ngoại tệ . Để đảm bảo khoản vay doanh nghiệp có thể sử dụng các loại tài sản: Bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa ... hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.
Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán doanh nghiệp: Ngân hàng cung cấp doanh nghiệp một hạn mức thấu chi để chi vượt số dư trong tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời như: cần tiền gấp để trả lương, nộp thuế, thanh toán hóa đơn điện thoại hoặc thanh toán tiền mua nguyên vật liệu . trong khi chờ tiền thanh toán từ đối tác. Loại
TT ______________Chỉ tiêu_________ 2011 2012 2013
1 Doanh nghiệp nhà nước _____ _____ _____ 2 HTX, liên hiệp HTX
__________________________________
0_ _____0_ _____0_
3 Công ty TNHH _______ 113 124