Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1364 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh hà nam luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 38)

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đó đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn là biểu hiện đặc trưng nhất của rủi ro tín dụng, là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, khi người vay vi phạm nguyên tắc của tín dụng là phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Nợ quá hạn được phản ánh qua chỉ tiêu sau:

Dư nợ cho vay QH

y ’ 'Q Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì càng có nhiều khoản nợ chưa được thanh toán đúng thời hạn, như vậy mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng sẽ càng lớn. Các ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu nợ quá hạn để đánh giá mức độ rủi ro của tín dụng ngân hàng.

Cần nhìn nhận NQH như một hiện tượng bình thường của hoạt động tín dụng, do

vậy cần xác định một tỷ lệ NQH hợp lý. Hiện nay nhiều nhà kinh tế cho rằng tỷ lệ NQH

Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà KH không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu KH vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được NH đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà KH vẫn không trả được nợ cho NH thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu KH không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu NH cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn.

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của NH đã bị rủi ro.

* Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu là các khoản tiền khách hàng vay mà không thể thu hồi được do khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, khách hàng mất khả năng thanh toán. Nợ xấu có thể đang là nợ trong hạn nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng đã xấu đi nghiêm trọng. Nợ xấu còn bao gồm các khoản xử lý rủi ro hoặc nợ xóa đưa ra ngoại bảng nhưng nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và trách nhiệm thu nợ của ngân hàng vẫn còn nguyên giá trị.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay:

T, lệ nợ -ấu - tr± x ~% ■”

Tổng dư nợ

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 (Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/3/2013 của Ngân hàng nhà nước). Các khoản nợ này chiếm tỉ lệ càng lớn trên tổng dư nợ vay thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng nghiêm trọng. Tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng càng kém, khả năng không thu hồi được nợ càng lớn. Nếu không có phương án giải quyết kịp thời nợ xấu thì đến một thời điểm nào đó, trích

chính đảm bảo an toàn vốn là vấn đề khó khăn cho ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ an toàn tín dụng của các NHTM.

* Dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro:

Dự phòng rủi ro là số tiền đuợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung (Theo Thông tu 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013)

Tỷ lệ DP ..TD = S dự h '""' . 100% « Tổng dư nợ

Dự phòng rủi ro tín dụng cho biết khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra rủi ro. Dự phòng rủi ro đuợc tính theo du nợ gốc và hạch toán vào chi phí dự phòng của TCTD. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng, một tỷ lệ thấp hơn cho thấy chất luợng tín dụng tốt hơn.

* Tỷ lệ nợ XLRR

Các khoản nợ XLRR là các khoản vay đuợc ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi vốn và đuợc phân vào nhóm 5 theo Quyết đinh 450/QĐ-HĐTV- XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên. Các khoản vay này đuợc ngân hàng dùng quỹ dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro và theo dõi ngoại bảng.

Ti ,nợXLRR = ■"' " . ≡. (4) Tổng dư nợ

Những khoản nợ khó đòi sẽ đuợc XLRR theo quy chế hiện hành và đuợc bù đắp bởi quỹ dự phòng RRTD. Nếu tỷ lệ này lớn (từ 2% trở lên) thì chất luợng tín dụng của ngân hàng đuợc xem là có vấn đề.

* Mức độ tập trung tín dụng:

Mức độ tập trung tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một lĩnh vực, ngành nghề, thời hạn,tài sản đảm bảo Việc tâp trung tín dụng vào một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể hay thời hạn, tài sản đảm bảo quá cao sẽ làm nảy sinh

những e ngại việc có thẻ phát sinh nợ xấu tiềm ẩn, do tiền sẽ tập trung cho vay vào lĩnh vực không mong muốn chứa nhiều rủi ro. Mức độ tập trung tín dụng đuợc chia thành nhiều nhóm khác nhau nhu:

- Mức độ tập trung tín dụng theo ngành: Là vệc Ngân ahfng cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao khi ngành đó rơi vào thời gian khủng hoảng suy thoái

hay ảnh huởng bởi môi truờng.

- Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn vay: Ngân hàng có cơ cấu vốn ngắn hạn ngắn nhung lại tập trung cho vay trung và dài hạn, điều đó sẽ dẫn

đến mất

cân bằng vốn, ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn gây

rủi ro

thanh khoản.

- Mức độ tập trung tín dụng theo tài sản đảm bảo: Điều này phụ thuộc khoản vay có tài sản đảm bảo, nếu tài sản đảm bảo thấp với mức độ cao sẽ gây rủi ro tín

dụng khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ.

* Tốc độ tăng trưởng dư nợ:

Đây là chỉ tiêu không phản ánh trực tiếp đến rủi ro tín dụng, tuy nhiên nếu tốc độ tăng truởng du nợ quá cao thì rủi ro tín dụng càng lớn. Tăng truởng du nợ lớn vuợt quá khả năng quản lý của ngân hàng nhu du nợ/ tổng tài sản, du nợ/ số cán bộ tín dụng so mức trung bình ngành thì mức độ rủi ro tăng cao.

Tăng truởng du nợ cao nguyên nhân sâu xa ngân hàng nới lỏng cho vay, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát vốn vay điều này gây rủi ro cho ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu 1364 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh hà nam luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w