Định hướng kinh doanh

Một phần của tài liệu 1364 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh hà nam luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 95)

Giai đoạn 2019 - 2023 là giai đoạn được đánh giá là thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Để góp phần thực hiện tốt chiến lược mục tiêu đặt ra của Agribank, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam cũng đặt ra các định hướng và chỉ tiêu phấn đấu như sau:

- Củng cố vị trí chủ đạo của ngân hàng trong vai trò là tổ chức cung cấp tài chính và tín dụng trên địa bàn, chú trọng đầu tư vào đối tượng nông nghiệp nông

thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản lý và nhanh chóng phát triển các kĩ năng quản lý ngân hàng hiện đại. Nâng cao chất lượng công tác kiểm

tra, kiểm soát nội bộ.

- Phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng, tiến đến triển khai áp dụng đầy đủ các sản phẩm Ngân hàng từ truyền thống tới hiện đại.

người, phát triển năng lực cán bộ. Tiếp tục duy trì và tăng cường công tác đào tạo nhân lực tại chỗ, khuyến khích tự đào tạo cho cán bộ nhân viên.

- Thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường hoạt động, thu hút khách hàng tiền gửi, thanh toán qua ngân hàng, khách hàng sử dụng các dịch vụ mới của Chi

nhánh ngân hàng và các khách hàng vay tiền, đặc biệt là các khách hàng lớn sản

xuất kinh doanh hiệu quả trước đây có quan hệ tín dụng rất uy tín với Chi nhánh

nhưng hiện nay có quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác.

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu gia tăng. Đồng thời tích cực theo dõi các khoản nợ xấu đã xử lý

rủi ro và

thực hiện các biện pháp để có thể thu hồi lại

- Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt chiến lược marketing, tiếp thị nhằm quảng bá và góp phần đưa thương hiệu AGRIBANK trở thành lựa chọn hàng đầu

đối với khách hàng trên địa bàn.

Với các định hướng trên, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam đã đề ra các mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2019 đến 2023 như sau:

- Tổng vốn huy động (cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi) tăng tối thiểu từ 20% ÷

25%.

- Tổng dư nợ tăng 16% ÷ 18% Trong đó:

+ Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn/tổng dư nợ tối đa là 45%. + Tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 90%/tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ xấu dưới 0,6%/ tổng dư nợ.

- Tỷ lệ thu ngoài dịch vụ tăng 23% ÷ 26%

- Tích cực xử lý nợ xấu và nợ quá hạn:

“Một dấu hiệu RRTD tại ngân hàng rất đặc trung đó là nợ xấu, nợ quá hạn ở mức cao và có xu huớng tăng. Để giảm thiểu RRTD, ngân hàng cần tìm biện pháp hữu hiệu để xử lý nợ xấu và nợ quá hạn nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Tuỳ theo từng nguyên nhân mà ngân hàng đua ra biện pháp hợp lý để tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng cũng nhu tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi đuợc vốn vay.”

“Ngân hàng có thể dùng biện pháp khai thác khách hàng vay: Khi khách hàng vay gặp rủi ro mà chua cần đến cơ quan pháp luật xử lý. Ngân hàng tu vấn cho khách hàng đua ra biện pháp tháo gỡ khó khăn, chuyển huớng sản xuất kinh doanh, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng, thậm chí ngân hàng có thể cho khách hàng vay vốn mới để phục hồi lại tình trạng kinh doanh...”

“Ngân hàng có thể vận dụng xử lý phù hợp với khách hàng: Có thể giãn nợ, cho vay liên vụ, giảm lãi suất tiền vay... tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng có mặt trái của nó nên ngân hàng cần đánh giá đúng và chính xác khả năng trả nợ của khách hàng sau này.”

“Ngoài việc phân nợ thành 5 nhóm nợ theo quy định của NHNN, ngân hàng cần phân loại nợ theo nhiều nguyên nhân khác nhu: Phân theo nguyên nhân chủ quan, khách quan, theo khả năng có thể thu hồi, không có khả năng thu hồi, nợ quá hạn có khả năng mất vốn từ đó có cơ sở tìm ra biện pháp khắc phục hạn chế rủi ro đuợc triệt để trong khả năng của mình.”

“Nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh do yếu tố chủ quan từ phía cán bộ tín dụng và các bộ phận khác thì ngân hàng phải có biện pháp mạnh, xử lý kiên quyết theo mức kỷ luật hành chính và bồi thuờng vật chất. Nhu vậy mới nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc và hạn chế phần nhiều RRTD.”

Triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tuớng Chính Phủ và Chỉ thị 06/CT-NHNN ngày 20/7 /2017 của Thống đốc NHNN về triển khi thực hiện Nghị quyết số

42/2017/QH14 của Quốc hội, Chương trình hành động 1044/HĐTV-TD ngày 26/7/2017 của Hội đồng thành viên Agribank về xử lý nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ xấu lâu ngày, nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã”bán cho VAMC.

- Hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro tín dụng:

Hiện nay, có rất nhiều công cụ phục vụ cho hoạt động quản lý RRTD mà nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng. Ngân hàng nên lựa chọn và áp dụng một mô hình xếp hạng tín dụng và lượng hoá rủi ro sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Trong quá trình áp dụng mô hình, việc cần thiết nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng chính sách bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng của từng khách hàng. Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản lý RRTD thông qua lượng hoá các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp.”

+ Đối với khách hàng doanh nghiệp: Khi xây dựng bảng điểm cần chú ý đến các chỉ tiêu tài chính (khả năng thanh toán, khả năng tự tài trợ, khả năng sinh lời, các chỉ tiêu hoạt động khác) và chỉ tiêu phi tài chính (mức độ tín nhiệm với các TCTD, tình hình sản xuất kinh doanh, các điều kiện ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh...). Các chỉ tiêu tài chính dựa phần lớn vào báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp, tuy nhiên các báo cáo tài chính này không”thực sự đáng tin cậy vì vậy cần chú ý đến các chỉ tiêu phi tài chính.

+ Đối với khách hàng HSX&CN: Vì đối tượng này không có báo cáo tài chính nên khi phân tích cần quan tâm đến những vấn đề như: Năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự, truyền thống gia”đình, tuổi tác, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập...

- Nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát

khoản vay:

Trong khâu thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng phải luôn đặt các tiêu chí như thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực tài chính,

năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoàn trả nợ vay, uy tín của khách hàng đó là những thông tin đuợc xếp vào vị trí quan trọng hàng đầu và phải đuợc tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình và thực hiện đúng tất cả các quy định đã đề ra khi thực hiện thẩm định khách hàng.”

Ngân hàng cần xây dựng thủ tục và quy trình kiểm tra chéo và kiểm tra đột suất đối với những khách hàng vay giữa các địa bàn và giữa các cán bộ tín dụng với nhau. Mặt khác, vẫn còn một số nhân tố chua đuợc cán bộ tín dụng quan tâm trong quá trình thẩm định, đó là các chỉ số dự báo truớc khi cho vay nhu: Giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát, giá cả hàng hóa, chỉ số tiêu dùng và các biến cố có thể dự đoán về nền kinh tế, chính trị, xã hội. Trên cơ sở những thông tin đó, cán bộ tín dụng cần có ý kiến cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trên trong chu trình thẩm định khách hàng.”

Thêm nữa, cán bộ tín dụng chua thực sự nhậy bén trong việc tiếp cận với ngành nghề có xu huớng phát triển trong nền kinh tế theo từng thời kỳ để cho vay: Ngân hàng nên thành lập một bộ phận hỗ trợ chuyên thực hiện công việc tìm hiểu thị truờng, xu huớng phát triển ngành nghề trên tầm vĩ mô với những cán bộ có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức tổng hợp. Bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định huớng cho hoạt động tín dụng, chiến luợc quản lý RRTD, chiến luợc khách hàng và chiến luợc đầu tu vốn tín dụng của mình. Từ những thông tin thu thập và kết quả phân tích đó thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ. Thông tin này có giá trị rất lớn đối với cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định khách hàng và đua ra quyết định cho vay hay không cho vay. Ngân hàng cần nhanh nhậy tiếp cận, mở rộng quy mô theo xu thế phát triển chung của nền kinh tế.”

Các điều kiện tín dụng thuờng thay đổi theo thời gian và ảnh huởng đến điều kiện tài chính của nguời vay cũng nhu khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, do đó sau khi cho vay cần chú trọng nhiều hơn trong khâu kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng để nắm bắt kịp thời thực trạng chất luợng các khản vay đảm bảo cho vốn tín dụng phát huy đuợc hiệu quả nhu mong muốn.

Vì thế, định kỳ ngân hàng cần tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục của dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư hàng hoá thông qua các báo cáo định kỳ của khách hàng... Nếu phát hiện có những dấu hiệu sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng cần có kiến nghị thu hồi nợ sớm hoặc chuyển nợ quá hạn.”

- Thực hiện đầy đủ trích lập dự phòng rủi ro:

Trích lập đúng và đủ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định. Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay. Tuân thủ theo các điều kiện bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước và của ngân hàng.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH HÀ NAM 3.2.1 Biện pháp giải quyết nợ có vấn đề và nợ quá hạn

Trên cơ sở kết quả việc phân tích và phân loại nợ xấu, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam cần tiến hành các biện pháp đôn đốc khách hàng huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ vay ngân hàng trong thời gian ngắn nhất. Chi nhánh cần đưa ra biện pháp hợp lý để tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi được vốn vay. Chi nhánh có thể dùng biện pháp khai thác khách hàng vay; khi khách hàng vay gặp rủi ro mà vẫn chưa cần đến cơ quan pháp luật xử lý, Chi nhánh cần tư vấn cho khách hàng đưa ra các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng, thậm chí Chi nhánh có thể cho khách hàng vay vốn mới để phục hồi lại tình trạng kinh doanh của khách hàng ... Chi nhánh có thể vận dụng xử lý phù hợp với khách hàng: có thể giảm nợ hoặc cho vay liên vụ thêm thời hạn hoặc có thể hạ lãi suất vay tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Tuy nhiên biện pháp này cũng có mặt trái của nó nên ngân hàng cần đánh giá đúng và chính xác khả năng trả nợ của khách hàng sau này. Chi nhánh cần phân loại nợ theo nhiều nguyên nhân khác nhau như: phân theo nguyên nhân chủ quan, khách quan, theo khả năng có thể thu hồi, không thể thu hồi,... từ đó có cơ sở để tìm ra biện pháp khắc phục, hạn chế rủi ro được triệt để trong khả năng của mình. Trường hợp những

khoản nợ xấu do chủ quan cán bộ ngân hàng gây ra thì cần tiến hành kiểm tra, xác minh và quy trách nhiệm cụ thể, buộc phải bồi hoàn, nếu không thực hiện đuợc phải xử lý nghiêm túc. Nếu cán bộ ngân hàng cố ý lừa đảo, móc ngoặc với khách hàng để rút vốn ngân hàng thì phải đề nghị cơ quan chức năng truy tố truớc pháp luật, nhằm răn đe các đối tuợng khác. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần phối hợp những biện pháp xử lý nợ khác có tính chủ động và linh hoạt cao nhu: Tu vấn cho khách hàng về các đối tác có quan hệ kinh tế để tránh xảy ra các vụ lừa đảo, hoặc các hợp đồng vô hiệu dẫn đến rủi ro cho khách hàng cũng là cho cả ngân hàng. Chủ động tiến hành

cơ cấu lại nợ, đảm bảo minh bạch, tránh các tiêu cực có thể xảy ra.

3.2.2. Nâng cấp hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và tăng cườngcông công

tác thu thập thông tin

- Nâng cấp hệ thống thông tin đánh giá khách hàng

Thông tin khách hàng đuợc xem là yếu tố đầu vào quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, khi thông tin khách hàng đuợc cung cấp đầy đủ về số luợng và chính xác, kịp thời về chất luợng thì sẽ góp phần nâng cao tính khả thi của chiến luợc quản lý rủi ro tín dụng.

Hệ thống thông tin tín dụng góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt và thị truờng tài chính diễn biến phức tạp nhu hiện nay, để đối phó với tình trạng nợ quá hạn của khách hang, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam cần có một hệ thống thông tin tín dụng đảm bảo cung cấp cho ngân hàng các thông tin cần thiết về khách hàng một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ nhất giúp ngân hàng phòng ngừa nguy cơ xảy ra của rủi ro tín dụng.

Để tăng cuờng mạng luới thông tin hiệu quả, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam cần thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro cho riêng mình, ngoài việc tham khảo thông tin khách hàng từ trung tâm CIC của ngân hàng Nhà nuớc, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam cần tiếp tục hiện đại hóa hệ thống thu thập và xử lý thông tin khách hàng, huấn luyện cán bộ tín dụng thực hiện công tác

lọc nhằm tạo ra cơ sở dự liệu cho mình, cung cấp cho Ban lãnh đạo để đua ra quyết định chính xác và kịp thời.

Đối với thông tin về khách hàng: Thông tin khách hàng phần lớn là từ các báo

cáo tài chính do chính khách hàng lập, ít qua kiểm toán nên đây chỉ đuợc coi là thông tin mang tính chất tham khảo, độ tin cậy không cao, không đáng tin cậy. Để có nguồn thông tin đầy đủ, cán bộ tín dụng cần trực tiếp thu thập thêm thông tin từ đối tác của khách hàng, từ các ngân hàng mà khách hàng đã từng giao dịch, cơ quan quản lý, trung tâm tín dụng CIC của ngân hàng Nhà nước,... Để làm đuợc điều này, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam phải có đuợc mối quan hệ tốt, rộng rãi và đáng tin cậy với các TCKT và TCTD trong nền kinh tế. Do Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam chua có phòng quan hệ khách hàng, đây sẽ là nhiệm vụ mà mỗi nhân viên của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam phải thực hiện.

Đối với thông tin về thị trường: Để dự báo những rủi ro tiềm ẩn, ngoài thông

tin về khách hàng, ngân hàng còn quan tâm đến thị truờng, sản phẩm mà khách hàng đua ra. Điều này sẽ tránh cho ngân hàng những rủi ro rất lớn khi nền kinh tế

Một phần của tài liệu 1364 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh hà nam luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w