Thành lập và phát triển

Một phần của tài liệu (Trang 56 - 58)

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2007, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã thực hiện thành công cổ phần hoá và ngày 02/06/2008 VCB đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Ngày 30/06/2009 cổ phiếu của ngân hàng đã được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.

Hiện nay, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với quy mô và phạm vi hoạt động cả trong nước và nước ngoài, tính đến hết năm 2016, bên cạnh Trụ sở chính, VCB có 101 chi nhánh

46

với 395 phòng giao dịch hoạt động tại 52/63 tỉnh thành phố trong cả nước, phân bổ cụ thể theo 07 khu vực sau: Bắc bộ có 20 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 19,8%; Hà Nội có 15 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 14,85%; Bắc và Trung bộ có 12 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 11,88%; Nam Trung bộ và Tây Nguyên có 10 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 9,9%; Hồ Chí Minh có 17 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 16,83%; Đông Nam Bộ có 12 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 11,88%; Tây Nam Bộ có 15 chi nhánh, chiếm 14,85%. VCB còn có 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Tổng tài sản của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam tại thời điểm cuối năm 2016 lên tới xấp xỉ 788 nghìn tỷ VND, tổng dư nợ đạt gần 460 nghìn tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt hơn 48 nghìn tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% theo chuẩn quốc tế.

Với lịch sử phát triển lâu đời và nỗ lực không ngừng, hiện nay ngân hàng TMCP

Ngoại Thương Việt Nam đang là ngân hàng có uy tín hàng đầu tại Việt Nam, chiếm một thị phần tương đối lớn trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Thương hiệu của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam không những được khách hàng trong nước công nhận mà còn được hàng loạt các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao. Khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam được thể hiện khá rõ ràng qua các mặt: là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất; tình hình tài chính vững mạnh; kinh doanh hiệu quả; trình độ công nghệ hiện đại; nhân lực có trình độ, chuyên môn cao; mạng lưới hoạt động rộng khắp; ưu thế nổi bật trong nhiều lĩnh vực hoạt động chính như ngân hàng bán buôn, tài trợ thương mại, hoạt động kinh doanh thẻ... Tuy nhiên; trong tương lai, thị trường ngân hàng Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ. Sự cạnh tranh này không những đến từ các NHTM trong nước mà còn đến từ các ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới đã và sẽ được thành lập tại Việt Nam. Đây là thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội để Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam không ngừng tự hoàn thiện mình và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

47

Một phần của tài liệu (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w