2.3.1. Thành tựu đạt được trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất
Trong thời gian qua, bám sát tình hình điều hành chính sách tiền tệ của NHNN nói chung và chính sách lãi suất nói riêng, dựa trên tình hình tài sản - nguồn vốn của mình, VCB đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong công tác quản trị rủi ro lãi
suất như sau:
79
kịp thời theo các quy định về lãi suất (lãi suất huy động và cho vay vốn) của NHNN.
- VCB ban hành khá đồng bộ, đầy đủ các quy định và quy trình nội bộ về quản trị rủi ro các mặt hoạt động.
- Mô hình quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro các nghiệp vụ nói riêng của VCV khá hiện đại, thuờng xuyên đuợc hoàn thiện và dần phù hợp với các ngân hàng quốc tế.
- VCB đã thực hiện quản trị rủi ro một cách toàn diện, khoa học và có hệ thống, đạt hiệu quả, đảm bảo uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB trong toàn bộ hệ thống ngân hàng thuơng mại Việt Nam.
- VCB đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị truờng, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình quân giữa tài sản có và tài sản nợ, sử dụng có chọn lọc các sản phẩm phái sinh.
- VCB đã có những buớc triển khai đầu tiên thực hiện biện pháp để phòng ngừa rủi ro lãi suất, thể hiện ở sự chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng đối với công tác điều hành lãi suất kinh doanh trong toàn hệ thống. Đó chính là việc quản lý rủi ro lãi suất tập trung tại trụ sở chính, đồng thời TGĐ Ngân hàng có xem xét ủy quyền cho các giám đốc có đơn vị thành viên quyết định lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay tối thiểu trên địa bàn thành phố, thị xã và những nơi có cạnh tranh. Đặc biệt, VCB còn chú trọng việc áp dụng chính sách lãi suất cho vay thỏa thuận thay đổi theo thời gian đối với các khoản cho vay trung dài hạn để hạn chế rủi ro lãi suất.
Với những kết quả đạt đuợc trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, VCB ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và buớc đầu thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Ngân hàng luôn chủ động theo dõi và dự đoán tình hình biến động lãi suất, gắn liền với việc tuân thủ các quy định của Nhà nuớc và các quy trình nghiệp vụ quản lý rủi ro của ngành ngân hàng. Việc thành lập ủy ban quản lý TSC và TSN gần đây là buớc đi rất quan trọng trong việc đổi mới nội dung và phuơng pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách tổng thể công tác quản lý rủi ro lãi suất trong thời gian hiện tại có thể thấy rằng nội dung quản lý chua toàn diện và các
80
biện pháp phòng ngừa chỉ là các biện pháp tình thế. Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, VCB cần phải xác định hạn chế của hoạt động này và nguyên nhân của những hạn chế đó để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục.