68
năng, là một trong những NHTM tiên tiến trong khu vực. Trong điều kiện môi truờng kinh doanh ngày càng trở nên rủi ro hơn, việc quản lý rủi ro và bảo toàn vốn là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, VCB đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, có thể chấp nhận đuợc. Trong đó:
> Mục tiêu và nguyên tắc quản trị:
- Xây dựng các chính sách thích hợp để ứng phó với biến động của lãi suất. - Giảm thiểu mọi ảnh huởng xấu của biến động lãi suất tới thu nhập của VCB
- Tối đa hóa lợi nhuận trong hạn mức rủi ro đuợc xác định theo khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.
> Mô hình tổ chức quản lý rủi ro lãi suất: VCB phân chia trách nhiệm kiểm soát theo ba vòng nhu sau:
- Kiểm soát vòng 1: Bộ phận quản lý cân đối vốn trực thuộc phòng Quản lý cân đối vốn và Kế hoạch tài chính.
- Kiểm soát vòng 2: Phòng Quản lý rủi ro thị truờng chiu trách nhiệm xây dựng hệ thống quy định, quy trình, huớng dẫn quản lý rủi ro lãi suất; thiết lập và rà soát các hạn mức, giám sát và kiểm soát việc thực hiện quản lý rủi ro lãi suất của các đơn vị tại vòng 1 và thực hiện báo cáo độc lập tình hình rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng lên Ban lãnh đạo và các đơn vị liên quan.
- Kiểm soát vòng 3: Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán
nội bộ theo quy định VCB tại các đơn vị vòng 1 và vòng 2 đảm bảo việc triển khai thực hiện quản lý rủi ro lãi suất đuợc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả ở 2 vòng trên.
> Hệ thống quản lý rủi ro lãi suất có sự tham gia của các bộ phận gồm:
- Hội đồng quản trị (HĐQT)
HĐQT có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong việc điều hành tất cả các hoạt động của Ngân hàng liên quan đến quản trị rủi ro, bảo đảm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không ngừng phát triển, an toàn và bền vững.
Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, HĐQT chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và chiến luợc quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ; xác lập
69
các giới hạn kinh doanh an toàn; trực tiếp phê duyệt các giao dịch kinh doanh có giá trị lớn theo quy định của pháp luật và Ngân hàng trong từng thời kỳ; quyết định cơ cấu tổ chức và các vị trí nhân sự chủ chốt.
- ủy ban Quản lý rủi ro (UBQLRR)
Hiện nay, VCB đã thành lập Ủy ban quản lý rủi ro, là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý tại trụ sở chính. UB QLRR là bộ phận do HĐQT Ngân hàng ra quyết định thành
lập và chịu trách nhiệm giúp việc cho HĐQT trong việc quản lý mọi loại rủi ro phát sinh
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
UBQLRR có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt các chính sách
và định hướng QLRR phù hợp trong từng thời kỳ, bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ,
giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng; Định kỳ báo cáo đánh giá
tình hình rủi ro trong các mặt hoạt động của ngân hàng và đề xuất các biện pháp cải thiện
kịp thời; Có ý kiến về các khoản vay/tổng các khoản cho vay đối với một khách hàng
vượt quá 10% vốn tự có của Ngân hàng.
UBQLRR chỉ có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT, không được quyền ra các Quyết định liên quan đến QLRR.
- ủy ban ALCO (ALCO)
ALCO là bộ phận do Tổng Giám đốc ra quyết định thành lập. Chủ tịch ALCO là Tổng Giám đốc. Các thành viên của ALCO là các cán bộ chủ chốt đang thực hiện nhiệm vụ QLRR trong ngân hàng. ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Ngân hàng nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá các tổn thất phát sinh do những biến động bất lợi từ thị trường; Quản
70
các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ; (iii) xem xét báo cáo tình hình theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng.
- Bộ phận quản lý Rủi ro lãi suất - Bộ phận Quản lý cân đối vốn - Phòng Quản lý rủi ro thị trường
- Bộ phận kiểm toán nội bộ và một số phòng ban liên quan
2.2.3.2. Diễn biến lãi suất giai đoạn 2014-2016
Năm 2014: NHNN ban hành các Quyết định điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay; trong đó trần lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ đối với 5 đối tượng ưu tiên theo Thông tư 08/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014 giảm từ 8,0% xuống còn 7,0%/năm, trần lãi suất huy động VNĐ kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm và trần lãi suất huy động USD đối với cá nhân giảm từ 1,0%/năm xuống 0,75%/năm.
Mặt bằng lãi suất năm 2014 giảm 1,5 - 2%/năm so với cuối năm trước; trong đó, lãi suất huy động giảm khoảng 1,5 - 2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm.
Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến khoảng 7 - 9%/năm đối với ngắn hạn, lãi suất trung và dài hạn phổ biến khoảng 9,5 - 11%/năm, các NHTM nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến khoảng 9 - 10%/năm. Thậm chí có những DN có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, hoạt động hiệu quả, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả lãi suất chỉ khoảng 5 - 6%/năm.
Theo đó, kể từ ngày 29/10/2014, VCB đã điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND áp dụng đối với 5 đối tượng tại thông tư 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 từ mức 8,0%/ năm xuống còn 7,0%/năm và áp dụng trần lãi suất cho vay VND trung dài hạn 10,0%/năm đối với các đối tượng này.
Đối với lãi suất huy động VNĐ, mặc dù lãi suất huy động VNĐ của VCB đã duy trì dưới mức quy định mới của NHNN, tuy nhiên để hưởng ứng lời “hiệu triệu” của Thống đốc NNHH về việc giảm lãi suất, ngày 29/10/2014 VCB đã tiếp tục điều chỉnh giảm mức lãi suất huy động VNĐ. Đối với huy động USD, VCB cũng đã điều chỉnh giảm theo quy định của NHNN.
71
Năm 2015: Trong năm 2015, với việc chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng nới lỏng thận trọng, các lãi suất chính sách vẫn được duy trì ở mức thấp kể từ sau lần điều chỉnh vào tháng 3/2014 (9%/năm đối với lãi suất cơ bản; 6,5%/năm đối với lãi suất tái cấp vốn; 4,5%/năm đối với lãi suất tái chiết khấu). Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát thấp, mặt bằng lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục đuợc duy trì ổn định ở mức thấp. Cụ thể, mức lãi suất huy động bình quân duới 1 năm đuợc duy trì ở mức 6,5%/năm, trên 1 năm là 7,2%/năm. Đây là mức lãi suất thấp nếu xét chung cho cả giai đoạn 2011-2015.
Bên cạnh đó, trần lãi suất huy động đồng Việt Nam (VND) tiếp tục đuợc duy trì ở mức 5,5%/năm đối với các kỳ hạn duới 6 tháng, kể từ đợt điều chỉnh tháng 10/2014. Trong khi đó, trần lãi suất tiền gửi USD đã đuợc điều chỉnh 2 lần trong năm 2015 nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ, ổn định thị truờng ngoại hối trong bối cảnh thị truờng tiền tệ quốc tế biến động mạnh (Trung Quốc giảm giá CNY, Mỹ tăng lãi suất). Theo đó, Ngân hàng Nhà nuớc (NHNN) đã điều chỉnh giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của cá nhân và tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài) đều xuống mức 0%/năm từ mức truớc đây lần luợt là 0,75% (đối với tổ chức) và 0,25% (đối với cá nhân).
Đối với lãi suất cho vay, mặt bằng chung cho vay ngắn hạn khoảng 8,15%/năm, trung và dài hạn là 10,2%/năm vào thời điểm cuối năm. Nhu vậy, cùng với xu huớng giảm mặt bằng lãi suất huy động, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm nhẹ trong năm 2015 và duy trì ở mức thấp nhất kể từ năm 2012.
Năm 2016: Mat bằng lãi suất năm 2016 cơ bản được giữ ổn định, đặc biệt lãi
suất cho vay có xu hướng giảm nhẹ, phù hợp với chủ trương của Chính phủ.
Trong 3 quý đầu năm 2016, lãi suất liên ngân hàng có xu huớng giảm nhẹ so với thời điểm đầu năm. Kể từ cuối quý I/2016, thanh khoản hệ thống duy trì tích cực, lãi suất liên ngân hàng giảm sâu về mức thấp kỉ lục trong vài năm trở lại đây. Tại một số thời điểm cuối tháng 09/2016, lãi suất qua đêm chỉ dao động trong khoảng 0,37-0,42%. Nguyên nhân là do: (i) lũy kế 9 tháng đầu năm, tăng truởng huy động cao hơn so với tăng truởng tín dụng (huy động tăng 14,40% so với du nợ 11,64%) khiến thanh khoản của các ngân hàng du thừa trong thời gian này; (ii)
’ -—-—
Năm 2014 2015 2016
Tài sản nhạy cảm lãi suất (RSA)___________ 492.650 519.2
43 58 616.2
1. Tiền gửi và cho vay TCTD khác < 12 tháng 146.077 131.5
28 45 151.8
72
NHNN tăng dự trữ ngoại hối bằng việc mua vào USD với giá trị lớn (khoảng 11 tỷ USD) làm tăng lượng cung tiền nội địa. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, lãi suất liên ngân hàng có xu hướng tăng trở lại do nhu cầu vay vốn tăng cao vào dịp cuối năm, các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng so với huy động.
Mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ so với năm 2015 khoảng 0,5-1%, chủ yếu là các kỳ hạn dài trên 12 tháng, trong đó có hai đợt điều chỉnh tương đối rõ vào quý I và cuối quý IV. Đến cuối năm 2016, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng phổ biến trong khoảng 4,5-5,4%/năm, từ 6 tháng đến dưới 12 tháng trong khoảng 5,4-6,5%/năm, từ 12 tháng trở lên trong khoảng 6,5-7%/năm.
Mặc dù lãi suất huy động tăng nhẹ nhưng lãi suất cho vay trong năm 2016 khá ổn định, thậm chí giảm nhẹ đối với nhóm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh. Theo NHNN, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn và 9- 10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3- 11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay có thể từ 4-5%/năm. Điều này phù hợp với chủ trương của Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế.
Như vậy, trong giai đoạn 2014-2016, lãi suất thị trường có xu hướng giảm xuống từ năm 2014 đến 2015 và giữ ổn định từ năm 2015-2016. Lãi suất của VCB cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
2.2.3.3. Phương pháp quản trị khe hở lãi suất
Rủi ro lãi suất thể hiện rủi ro tiềm tàng của một Ngân hàng do các biến động của lãi suất. Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau như rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro tương quan lãi suất và rủi ro quyền chọn đi kèm. Và rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngân hàng hiện nay, một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến lãi suất huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại trong dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng tạo ra khe hở lãi suất dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính.
Dựa và công thức của mô hình định giá lại để tính toán khe hở lãi suất, chúng ta có
73
thể đánh giá sơ bộ về tình hình rủi ro lãi suất của VCB qua bảng sau:
Bảng 2.10: Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng qua 3 năm 2014-2016
2. Chứng khoán kinh doanh_________________ 10.124 ________ 9.915 33 4.2 3. Các công cu TCPS và các TSTC khác - - ________ 231 4. Cho vay khách hàng ngắn hạn_____________ 308.606 364.0 84 429.7 00
5. Chứng khoán đầu tu duới 12 tháng_________ 27.843 13.7
17 30.249
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất (RSL)________ 511.348 607.3
21 64 716.5 1. Tiền gửi khách hàng____________________ 414.008 493.2 27 89 587.8 - Không kỳ hạn___________________________ 108.943 141.1 26 28 159.6 - Có kỳ hạn < 12 tháng____________________ 305.065 352.1 01 428.2 61
2. Tiền gửi thanh toán của KBNN____________ 36.091 26.0 50
42.7 52
3. Tiền gửi của NHNN 16.783 12.5
68
6.7 68
4. Tiền gửi của các TCTD khác 33.697 51.7
44 82 53.2 - Không kỳ hạn___________________________ 26.185 41.1 26 41.570 - Có kỳ hạn < 12 tháng 7.5 12 18 10.6 12 11.7 5. Phát hành GTCG có kỳ hạn < 12 tháng ________ 9 _________479 2.2 86 6. Vay NHNN_____________________________ 1.2 19 ________ 2.862 4.6 31 7. Vay TCTD khác________________________ 9.5 41 20.3 91 18.956
Khe hở lãi suât (GAP) (18.698) (88.078) (100.306)
Tỷ lệ tài sản nhạy cảm lãi suất trên nguồn vốn
nhạy cảm lãi suất_________________________ 0,96 0,85 0,86
Trạng thái của Ngân hàng Nhạy cảm
nguồn vốn nguồn vốnNhạy cảm nguồn vốnNhạy cảm Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) sẽ giảm
nếu:
Lãi suất tăng
Lãi suất tăng Lãi suất tăng
(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2014-2016)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng tài sản nhạy cảm lãi suất của VCB tăng truởng qua các năm. Đó là khoản cho vay, đầu tu gần đáo hạn và sẽ đuợc tái đầu tu trong thời gian tới. Neu lãi suất tăng sau khi cho vay, đầu tu các khoản này thì ngân hàng chỉ gia hạn cho những khoản tạo đuợc lợi nhuận tuơng đuơng nhu mức
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số tiền Lãi suất
trung bình (%/năm) Số tiền Lãi suất trung bình (%/năm)
Số tiền Lãi suất
trung bình (%/năm) TÀI SẢN Khoản mục nhạy cảm lãi suất 492.6 50 4,72 519.243 4,12 616.2 58 4,1 1 Khoản mục có lãi suất cố định 46.9 27 10,09 108.921 9,15 124.506 95 9, NGUỒN VỐN Khoản mục nhạy cảm lãi suất 48511.3 3,05 607.321 2,53 64716.5 60 2, 74
lợi nhuận mà những công cụ tài chính khác đem lại trong hiện tại. Những khoản cho vay gần đáo hạn thì sẽ cung cấp vốn cho ngân hàng tiếp tục đầu tư vào những khoản cho vay mới với mức lãi suất hiện tại.
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng hiện nay bao gồm các loại chứng chỉ tiền gửi gần đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn, khi lãi suất thay đổi thì ngân hàng sẽ phải thỏa thuận mức lãi suất tiền gửi mới với khách hàng. Để phù hợp với những biến động của thị trường, những khoản tiền gửi này sẽ có lãi suất thả nổi được điều chỉnh định kỳ theo sự thay đổi lãi suất thị trường tạo nên khoản thu nhập phù hợp với biến động lãi suất của thị trường cho khách hàng. Bên cạnh đó những khoản vay của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng có lãi suất điều chỉnh hàng ngày phản ánh chính xác những biến động lãi suất của thị trường tiền tệ.
Dưới tác động của nền kinh tế trong và ngoài nước, cung cầu vốn biến động liên tục việc cân bằng tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng là điều không thể nào hoàn thiện được. Từ đó, ngân hàng luôn phải gánh chịu một mức độ rủi ro lãi suất nhất định được tính theo khe hở lãi suất như sau:
Khe hở lãi suất Tổng tài sản nhạy Tổng nguồn vốn nhạy (GAP) = cảm lãi suất (RSA) cảm lãi suất (RSL)
Theo bảng số liệu thì trong 3 năm Ngân hàng đều có khe hở nhạy cảm lãi suất