2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Môi truờng pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng chua hoàn thiện, chua đồng bộ
- Thị trường tài chính - tiền tệ chưa phát triển
Trong các nền kinh tế thị truờng, Nhà nuớc chỉ đóng vai trò là nguời điều tiết vĩ mô, thị truờng tài chính hoạt động theo cơ chế tự do hoá, cơ chế hình thành lãi suất là cơ chế thị truờng. Lãi suất vì vậy mà chịu ảnh huởng của rất nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô, một trong các nhân tố quan trọng nhất là ảnh huởng của thị truờng tài chính tiền tệ. Lãi suất là giá cả sử dụng vốn vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu hoặc cả cung và cầu tiền tệ không cùng một tỷ lệ đều sẽ là thay đổi mức lãi suất trên thị truờng. Tuy mức biến động của lãi suất ít nhiều phụ thuộc vào các quy định của chính phủ và NHTW, song đa số các nuớc có nền kinh tế thị truờng đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất. Do vậy, có thể tác động vào cung cầu trên thị truờng vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu, chiến luợc trong từng thời kỳ chẳng hạn nhu thay đổi cơ cấu vốn đầu tu, tập trung vốn cho các dự án trọng điểm. Mặt khác, muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì sự ổn định của thị truờng vốn phải đuợc đảm bảo vững chắc. Tuy nhiên, thị truờng tài chính tiền tệ chua phát triển thể hiện một số điểm sau:
Sự lạc hậu, sơ khai của thị truờng tài chính Việt Nam biếu hiện ở chỗ các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại, khiêm tốn về khối luợng giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và trên thị truờng tiền tệ trong những năm qua. Thị truờng chứng khoán mới đi vào hoạt
83
động được 10 năm và có những khoảng thời gian diễn ra rất sôi động; tuy nhiên, hàng hóa giao dịch trên thị trường cón chưa phong phú. Thực chất thì hiện nay Việt Nam chưa có một thị trường chứng khoán theo đúng nghĩa của nó. Hầu hết các nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán hiện nay chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, họ có xu hướng đầu tư mang tính đầu cơ ngắ n hạn và ít quan tâm đến các chiến lược đầu tư dài hạn hơn trên cơ sở những hiểu biết căn bản về hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này giải thích một phần cho sự biến động thường xuyên của chỉ số VN-Index trong hai năm đầu hoạt động cũng như tình trạng sụt giảm tiếp theo.
Cộng đồng các nhà đầu tư hiện nay ở Việt Nam thiếu các nhà đầu tư có tư cách pháp nhân, và do đó không tạo ra một nền tảng đủ mạnh để làm tăng đáng kể số lượng các công ty được niêm yết và giá trị lũy kế của các cổ phiế u lưu hành trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, sự hoạt động của thị trường mở, thị trường tiền tệ cùng với thị trường liên ngân hàng cón ít sôi động. Các giao dịch trên thị trường này cón mang tính một chiề u, một số ngân hàng chuyên cho vay vốn, một số luôn có nhu cầu vay vốn. Thị trường tiền tệ cung cấp những thông tin quan trọng trong việc xác định lãi suất ngắn hạn để có thể hình thành đường cong lãi suất, làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất thị trường cũng như việc định giá các trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phái sinh. Như vậy, chính sự kém phát triển của thị trường tài chính tiền đã đã gây khó khăn cho VCB cũng như các NHTM khác trong việc định lượng và sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất.
- Kiến thức hiểu biết của nhiều doanh nghiệp về các nghiệp vụ phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro còn thấp
Phần lớn nguồn vốn tài trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là nguồn vay nợ từ bên ngoài, đặc biệt là từ các ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp có hợp đồng tín dụng trung dài hạn với giá trị vay nợ lớn, lãi suất cố định cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên ở trạng thái mở về ngoại tệ (trường hoặc đoản) luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi thị trường rất lớn như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối. Đối với các doanh nghiệp huy động vốn bằng cách
84
phát hành trái phiếu trung dài hạn (5 đến 10 năm) chuyển đổi lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi để giảm chi phí huy động và cân đối bảng tổng kết tài sản, hoặc dự đoán lãi suất thị truờng giảm thì việc bán một hợp đồng hoán đổi lãi suất có thể đáp ứng đuợc yêu cầu này. Đối với doanh nghiệp có nhu cầu đảm bảo có nguồn vốn dài hạn ổn định cho hoạt động kinh doanh của mình, có thể giao dịch nguồn vốn ngắn hạn của mình với ngân hàng thành nguồn vốn dài hạn và ổn định. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức của các doanh nghiệp về nghiệp vụ phái sinh nói chung còn rất hạn chế; đặc biệt, hiểu biết về cách thức phòng chống rủi ro lãi suất bằng các công cụ phái sinh lại càng xa lại hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tuơng lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi dẫn đến khó khăn cho các ngân hàng thuơng mại trong việc phát triển các công cụ phái sinh. Một hợp đồng phái sinh phải mất vài tháng để ký kết; chủ yếu do doanh nghiệp chần chừ, không hiểu và không biết, còn ngân hàng thì phải ra sức thuyết phục.
Thực tế, chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong những năm gần đây đã thay đổi rất nhiều và thông thoáng trong cách ứng dụng các nghiệp vụ mới. Các nghiệp vụ phái sinh đã đuợc phép áp dụng từ lâu nhung thực tế, số hợp đồng phái sinh mà các ngân hàng thực hiện là rất ít do việc sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và vuớng phải sự e ngại của các doanh nghiệp. Kể từ khi những hợp đồng phái sinh đầu tiên đuợc ký vào năm 1997-1998, đến nay thị truờng phái sinh tại Việt Nam chua phát triển đuợc bao nhiêu. Chẳng hạn, công cụ phái sinh hiện phát triển khá khiêm tốn ở chi nhánh ngân hàng Citibank, Standard Chartered, BIDV, VCB, HSBC với doanh số chua đáng kể so với doanh số nghiệp vụ truyền thống. Ngay cả với HSBC sau 4 năm triển khai dịch vụ, mới chỉ có vài doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Tại VCB, thiếu những cán bộ ngân hàng am hiểu một cách toàn diện về quản trị rủi ro lãi suất.
Hiện nay, vấn đề quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng cón khá mới mẻ đối với nhiều cán bộ từ chuyên môn cho đến quản lý. Trên thực tế, muốn biết mứcđộ
85
tổn thất của rủi ro lãi suất để có biện pháp phòng chống, ngân hàng cần phải tính toán được mức độ ảnh hưởng của rủi ro lãi suất lên thu nhập, giá trị tài sản và nguồn vốn của ngân hàng như thế nào. Để làm được điều đó, các cán bộ ngân hàng cần phải thực sự am hiểu về quản trị TSN-TSC của ngân hàng; đồng thời, phải có kiến thức toàn diện về tài chính để có thể nắm vững những kỹ thuật trong việc sử dụng các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất. Cho đến nay, các cán bộ tại VCB vẫn chưa thực sự được trang bị tốt về những kiến thức này. Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết của các cán bộ ngân hàng về nghiệp vụ phái sinh vẫn còn hạn chế. Mặc dù các công cụ phái sinh rất hữu ích trong phòng ngừa rủi ro lãi suất nhưng lại đang phát triển khá khiêm tốn tại VCB với doanh số không đáng kể so với các nghiệp vụ truyền thống. Ngân hàng chưa có một đội ngũ thực sự am hiểu về tài chính, pháp lý, thị trường giao dịch và đặc biệt là việc định giá và giao dịch các công cụ phái sinh. Điều đó kết hợp với nguyên nhân khách quan là rất ít doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ này chính là một trong những nguyên nhân cản trở sự pháp triển của thị trường công cụ phái sinh tại Việt Nam.
- Hệ thống kế toán thống kê chưa cung cấp đầy đủ số liệu cần thiết cho hoạt động tính toán, lượng hóa rủi ro lãi suất
Để tính toán đo lường rủi ro lãi suất, cần phải có một hệ thống kế toán cập nhật chính xác tình hình tài sản của ngân hàng nhưng hiện nay, VCB cũng như các NHTM khác nói chung vẫn chưa thực hiện tốt việc này. Chẳng hạn, hiện nay, VCB vẫn chưa có số liệu thống kê về thời gian còn lại của các khoản cho vay, các khoản đầu tư cũng như thời hạn còn lại của nguồn vốn huy động và vốn vay. Đối với các khoản mục được thanh toán theo nhiều kỳ hạn như cho vay tiêu dùng cá nhân (cho vay trả góp), cho vay trung dài hạn, các ngân hàng chưa có số liệu thống kê về giá trị các dòng tiền thanh toán ứng với từng kỳ hạn. Chính những điều này đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc lượng hóa và quản trị rủi ro lãi suất một cách hiệu quả.
- Chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện việc đo lường rủi ro lãi suất
86
những kỹ thuật phức tạp. Công việc này có một vị trí quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro lãi suất tại một ngân hàng nên cần phải đuợc phân công cho một bộ phận chuyên trách đặc biệt.
- Hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của Ngân hàng còn yếu chưa đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro trong xu thế hội nhập quốc tế
Hoạt động ngân hàng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc té đòi hỏi các ngân hàng phải có một hệ thống thông tin thông suốt và cập nhật từng phút những biến động của thị truờng tiền tệ thế giới cũng nhu của hệ thống ngân hàng mình. Hiện tại, các mạng thông tin quốc tế nhu Reuters, Dowjones đã giúp các ngân hàng rất nhiều trong việc cập nhật tình hình thị truờng tiền tệ thế giới. Tuy nhiên, các vấn đề bật cập về quản trị rủi ro lãi suất lại nằm trong chính các ngân hàng. Một số ngân hàng và các chi nhánh vẫn chua có đủ khả năng kiểm soát trạng thái kỳ hạn còn lại của các TSN và TSC hàng ngày c ủa toàn hệ thống theo phuơng pháp chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, việc xác định chính xác mức lãi suất trong tuơng lai là rất khó khăn đối với một ngân hàng. Thay vào đó, ngân hàng chỉ có thể chấp nhận và điều chỉnh hoạt động của mình theo xu huớng biến động của lãi suất. Chính vì vậy, những thông tin về thị truờng là rất quan trọng đối với các ngân hàng trong việc dự đoán xu huớng biến động của lãi suất, Có thể thấy rằng, từ khi NHNN bắt đầu quá trình tự do hóa lãi suất, lãi suất thị truờng trong nuớc cả nội tệ lẫn ngoại tệ đều chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài và bên trong.
- Hoạt động kiểm toán nội bộ của ngân hàng còn hạn chế
Kiểm toán đuợc coi là phuơng tiện thông tin quan trọng cho chủ ngân hàng. Bởi mục tiêu chủ yếu của nhiệm vụ kiểm toán là chứng nhận rằng: các tài khoản hàng năm là đều đặn và chân thực cho một hình ảnh trung thực về kết quả của những hoạt động trong năm tài khóa đã qua, cũng nhu tình hình tài chính và tổng thể tài sản ở khóa đó. Nhiệm vụ thuờng xuyên của kiểm toán là kiểm tra các giá trị và các tài liệu kế toán và kiểm tra sự phù hợp của kế toán với các quy tắc hiện hành; kiểm tra sự chân thực và khớp nhau giữa các thông tin đuợc đua ra trong báo cáo.
87
Đối với VCB, việc thực hiện kiểm toán hiện nay mới chỉ thực hiện được một phần của việc kiểm toán tính tuân thủ, còn việc kiểm tra, xác định tính chính xác của những con số về TSC, TSN cũng như lợi tức và chỉ tiêu NH, việc kiểm toán mức độ tin cậy của hệ thống thông tin chưa được phản ánh rõ ràng hay việc tư vấn nâng cao hiệu quả hoạt động cũng chưa được phát huy trong quá trình hoạt động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Sau khi đưa ra thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và phân tích nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của nó, chúng ta đã có cái nhìn khá toàn diện về tình hình kiểm soát rủi ro lãi suất tại VCB. Bên cạnh những giải pháp đã được thực hiện tại ngân hàng để hạn chế rủi ro lãi suất vẫn còn một số khó khăn hạn chế xuất phát từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước; năng lực tài chính, trình độ công nghệ, trình độ quản lý... của ngân hàng. Vì vậy, một số giải pháp và kiến nghị trong chương 3 sẽ góp phần giải quyết những khó khăn này để việc kiểm soát rủi ro lãi suất tại VCB được hoàn thiện hơn nhằm bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng khỏi rủi ro lãi suất.
88
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VCB
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUẢN
TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VCB
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của VCB
Sự phát triển của ngành Ngân hàng nằm trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong, ngoài nước và những biến chuyển phức tạp của nền kinh tế thế giới. Tuy có, nhiều biến động nhưng ngành ngân hàng đã tận dụng tốt những thời cơ, vượt qua không ít những cam go trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để gặt hái được những thành tựu to lớn, đóng góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm qua, trong đó có ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Vì vậy, ngân hàng đã định hướng hoạt động và xây dựng chiến lược phát triển cho toàn hệ thống trong những năm tới như sau:
- Chiến lược phát triển ưu tiên nhóm doanh nghiệp SME và thể nhân: Hội đồng quản trị đã đề ra định hướng hoạt động trong đó trọng tâm phát triển VCB thành một ngân hàng hoạt động đa năng, lấy hoạt động NHTM làm cốt lõi, đẩy mạnh bán lẻ đi đôi với chú trọng bán buôn. Với phương châm “Tăng tốc- An toàn- Hiệu quả-Chất lượng”, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam xác định trong những năm tới là thời điểm để ngân hàng tiếp tục tạo đột phá trong hoạt động kinh doanh; đồng thời phân tích thực trạng mọi mặt hoạt động, rà soát đánh giá chiến lược phát triển 2015-2020 để có những điều chỉnh phù hợp.
- Đẩy mạnh bán lẻ đi đôi với chú trọng bán buôn: tại phiên họp thường kỳ tháng 12/2016, Hội đồng quản trị NHNT đã đề ra định hướng hoạt động trong đó trọng tâm là phát triển NHNT thành một ngân hàng hoạt động đa năng, lấy NHTM làm cốt lõi, đẩy mạnh bán lẻ đi đôi với chú trọng bán buôn. Tăng trưởng đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng huy động vốn và tín dụng
89
năm 2018 là 25%. Bên cạnh đó, chú trọng kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu; chú ý duy trì cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý để tối ưu hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo các tỷ lệ an toàn. Công tác quản trị rủi ro tác nghiệp, kiểm tra, giám sát cũng được tăng cường hơn nữa nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, phát triển bền vững. Để mở rộng quy mô tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường, tối đa hóa lợi nhuận,NHNT sẽ tập trung tìm kiếm những cách thức, hướng