Nội dung thẩm định tín dụng KHCN cần phải đạt được các mục tiêu:
- Đánh giá được mức độ tin cậy của phương án tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn. - Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro ngân hàng sẽ gặp phải khi ra quyết
định cho vay.
- Thẩm định chính xác giảm xác suất của hai loại sai lầm khi ra quyết định cho vay một khách hàng xấu và từ chối cho vay một khách hàng tốt.
Chất lượng thẩm định tín dụng tốt sẽ giúp đưa ra cái nhìn tổng quát về khách hàng, từ đó ngân hàng có thể dự đoán được các khả năng có thể xảy ra, qua đó đưa ra những quyết định cho vay hay là từ chối cho vay, và nếu quyết định đồng ý cho vay thì đưa ra các điều kiện để giảm thiểu rủi ro tối đa cho ngân hàng.
Để đạt được các mục tiêu trên, nội dung thẩm định KHCN bao gồm:
Thứ nhất, thẩm định năng lực pháp lý, uy tín của khách hàng: Năng lực pháp lý là cơ sở để xem khách hàng có khả năng tham gia vào quan hệ tín dụng hay không, hay nói cách khác là khách hàng có đủ tiêu chuẩn để vay vốn hay không. Ngân hàng cần quan tâm tất cả các chủ nợ của khách hàng, bao gồm: các khoản nợ cũ, khoản nợ của các ngân hàng khác, các khoản vay ngoài...BCTĐ chất lượng khi đánh giá được đầy đủ, chính xác năng lực pháp lý và độ uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng, từ đó đưa ra kết luận về khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn của khách hàng.
Thứ hai, thẩm định năng lực tài chính khách hàng: Đây là nội dung thẩm định nhằm đánh giá chính xác thực trạng tài chính, khả năng tự cân đối các nguồn tiền có thể sử dụng để chi trả khi cần thiết. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời
gian cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét khi cho vay. Nội dung thẩm định phải chỉ ra đuợc rủi ro trong nguồn thu nhập của khách hàng, đánh giá đuợc tính ổn định, đảm bảo chắc chắn của nguồn thu nhập trong suốt thời gian khách hàng vay vốn và ghi nhận đuợc chân thực nhất nguồn thu nhập của khách hàng. Đồng thời, cần phải đua ra đuợc biện pháp quản lý nguồn thu nhập của khách hàng.
Thứ ba, thẩm định mục đích sử dụng vốn vay: Mục đích sử dụng vốn là phuơng án sản xuất, kinh doanh hoặc mục đích tiêu dùng không trái với các quy định của pháp luật. Nội dung thẩm định cần đánh giá đuợc tính chân thực của mục đích sử dụng vốn, tính hợp lý của nhu cầu vốn, đua ra các biện pháp quản lý để đảm bảo vốn vay đuợc sử dụng đúng mục đích, không cho vay vuợt nhu cầu của khách hàng.
Thứ tu, thẩm định các phuơng pháp đảm bảo tín dụng: Mục tiêu của thẩm định TSĐB là đánh giá một cách chính xác khả năng thanh lý tài sản khi cần thiết. Khả năng thanh lý của TSĐB phụ thuộc vào tính chất pháp lý và giá trị thị truờng của tài sản. Do vậy, nội dung của thẩm định TSĐB chủ yếu tập trung vào khía cạnh pháp lý của tài sản, khả năng thanh lý tài sản theo giá trị thị truờng và khả năng kiểm soát tài sản của ngân hàng; trong đó, phân tích khả thanh lý tài sản theo giá trị thị truờng để thu hồi nợ là rất quan trọng. Giá trị hiện thời và giá trị khi phát mại của TSĐB liên quan tới quy mô cho vay, kỳ hạn thu nợ, và tổn thất ròng của ngân hàng. Nếu định giá tài sản thấp, khách hàng chỉ vay đuợc ít, lợi thế trong cho vay của ngân hàng có thể giảm truớc đối thủ cạnh tranh. Nguợc lại, nếu định giá cao, ngân hàng có thể bị tổn thất cao khi giá trị TSĐB giảm sút so với giá trị nợ cần thu hồi. Khả năng thanh lý tài sản theo giá trị thị truờng phụ thuộc vào tính thanh khoản của tài sản, đuợc xác định bởi chi phí thời gian và chi phí tài chính để chuyển đổi tài sản thành tiền mặt. Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và tại mỗi thời điểm khác nhau với các điều kiện khác nhau thì khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản là khác nhau.
Do đặc trung cơ bản của KHCN là: chi phí quản lý khoản vay cao, rủi ro lớn do tính minh bạch thông tin kém hơn doanh nghiệp; nhu cầu khách hàng cá nhân thuờng
tập trung vào cho vay tiêu dùng; khách hàng cá nhân thuờng có tài sản bảo đảm nên nội dung phân tích khách hàng cá nhân thuờng tập trung vào 2 nội dung: thẩm định tài sản bảo đảm, và thẩm định thu nhập ròng của nguời cho vay.