Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng thương mại cổ phần Quân

Một phần của tài liệu 0880 hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 101)

2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng thương mại cổ phầnQuân đội Quân đội

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) được thành lập theo quyết định số 00374/GP- UB ngày 30/12/1993 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và hoạt động theo giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14/9/1994 của NHNN Việt Nam. Ngày 4/11/1994 Ngân hàng chính thức được thành lập, với tên giao dịch đầy đủ là NHTM cổ phần Quân đội (tên giao dịch tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank), hay gọi tắt là Ngân hàng Quân đội (viết tắt là MBBank), vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng và 25 nhân sự, với ý tưởng ban đầu là xây dựng một tổ chức tín dụng phục vụ hoạt động của các doanh nghiệp quân đội. Ngành nghề kinh doanh: “Các hoạt động chính của ngân hàng gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cung cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dựa trên tính chất và khả năng cung ứng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNNVN cho phép; thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Pháp luật” (Báo cáo thường niên Ngân hàng quân đội, 2018)

“Mười năm đầu (1994-2004) là giai đoạn mang tính mở lối định hình phương châm hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu. Kiên định với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, MB đã vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và là ngân hàng cổ phần duy nhất có lãi. Năm 2004, tròn 10 năm thành lập, tổng vốn huy động của MB tăng gấp trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ”.

Trên đà phát triển đó, giai đoạn 2005-2009, MB áp dụng một loạt các giải pháp đổi mới tổng thể từ mở rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư công

nghệ, tăng cường nhân sự, hướng mạnh về khách hàng với việc tách bạch chức năng quản lý và kinh doanh giữa Hội sở và Chi nhánh. Có thể nói, đây là giai đoạn tạo cơ sở vững chắc để MB đẩy mạnh triển khai các sáng kiến chiến lược sau này, góp phần đưa MB “trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam” hiện nay. Năm 2009, đánh dấu 15 năm phát triển, MB vinh dự nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng

Năm 2010 là bước ngoặt ý nghĩa đưa MB ghi dấu ấn trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam sau này. MB bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai đoạn mới 2011 - 2016, với kỳ vọng đưa MB vào TOP 3 ngân hàng TMCP không do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành ngân hàng thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ, nhiều ngân hàng suy giảm lợi nhuận, thậm chí phải sát nhập với ngân hàng khác. Trong bối cảnh đó, MB kiên định với chiến lược phát triển bền vững, an toàn đã vươn lên dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng, hoàn thành mục tiêu nằm trong TOP 3 trước 2 năm - vào năm 2013. Năm 2014, MB vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất. Đến năm 2015, tiếp tục được Phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động.

Bước sang năm 2017 với giai đoạn chiến lược mới 2017 - 2021, “MB định hướng tầm nhìn “Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh và an toàn”. Năm 2018, với phương châm “Đổi mới, hiện đại, hợp tác, bền vững”, “MB đã hoàn thành xuất

sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra”. Một số dấu ấn quan trọng năm 2018: - Hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh 2018: Lợi nhuận trước thuế (LNTT)

tăng 68% so với năm 2017 và vượt 14% so với kế hoạch. TOP đầu về các chỉ

tiêu hiệu

- MB xếp ở vị trí thứ 3 trong các ngân hàng Việt Nam, lọt tốp danh sách 500 ngân hàng thuộc Khu vực châu Á - Thái Bình Duong năm 2018 do tổ chức uy tín The Asian

Banker đánh giá.

- Chất luợng dịch vụ đuợc nâng cao: Tăng tốc độ xử lý hồ so và cấp tín dụng cho khách hàng. So với năm 2017 thời gian cấp tín dụng KHCN giảm 40%; SME

giảm 24%;

CIB giảm 22%. Điều này đã góp phần gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng trong

năm 2018, đạt 87%, tăng 7% so với năm 2017

- Tính tới 31/12/2018, hệ thống mạng luới MB bao gồm 01 Trụ sở chính và 299 điểm giao dịch đuợc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam cấp phép hoạt động, trong

đó có:

296 chi nhánh/phòng giao dịch trong nuớc, 2 chi nhánh tại nuớc ngoài (Lào, Campuchia)

và 1 văn phòng đại diện tại Nga.

Sau 25 năm tồn tại và phát triển, MB đã khẳng định vị thế của một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, với các chỉ số hiệu quả luôn nằm trong nhóm dẫn đầu

của thị truờng. Những nền tảng MB đã xây dựng trong những năm qua sẽ tạo đà cho MB

phát triển vững chắc trong giai đoạn tới.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Hiện nay, MB đang huớng tới hoạt động theo mô hình Tập đoàn (MB Group) với công ty mẹ là NHTM cổ phần Quân đội và các công ty thành viên thuộc các lĩnh vực chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm.. .Toàn bộ nhiệm vụ kinh doanh đuợc chuyển giao xuống các chi nhánh và các công ty con; các bộ phận quản lý và hỗ trợ kinh doanh đuợc

dụng...Mô hình tổ chức MB hiện nay là kết quả của việc thực thi các sáng kiển cải tiến mô hình tổ chức theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa.

Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2018

Năm 2018, MB đã thực hiện tách Khối thẩm định và Trung tâm phê duyệt tín dụng

Stt Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị So với 2016 Giá trị So với 2017 1 Tổng tài sản_______ 256,25 9 8 313,87 % 122 362,325 % 115.40 2 Vốn điều lệ_______ 17,12 7 18,15 5 106 % 21,605 119.00 % 3 Huy động vốn dân cu, TCKT________ 194,81 2 220,17 6 113 % 239,964 109.00 % 4 Du nợ cho vay KH 150,73 8 8 184,18 % 122 214,686 % 116.60 5 Tỷ lệ nợ xấu______ 1.32 % 1.20 % 1.33% 6 LNTT 3,71 1 5 5,35 7,030 % 131.30 7 ROA 1.27 % 1.22 % 1,83% 8 ROE 12.55 % % 12.4 19,41%

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (giai đoạn 2016 - 2018)

Năm 2018, kinh tế thế giới tiếp tục có dấu hiệu khả quan, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rủi ro từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn. Trong nước, chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp lớn nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khuyến khích mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế Việt Nam đã có một năm phát triển mạnh mẽ: GDP đạt 7,08%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây; CPI bình quân được kiểm soát ở mức 3,54%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức 482 tỷ USD (cao nhất trong lịch sử), cán cân thanh toán thặng dư 7,2 tỷ USD, nền kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng bền vững. Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối...

Tại MB, sau 1 năm triển khai chính thức Chiến lược phát triển giai đoạn 2017 - 2021 bám sát phương châm “Đổi mới, Hiện đại, Hợp tác, Bền vững” hướng đến mục tiêu “Top 5 các NHTM về hiệu quả kinh doanh và an toàn”, MB đã triển khai quyết liệt các hoạt động kinh doanh, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các kế hoạch.

Một số chỉ tiêu tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của MB được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của MB giai đoạn 2016 - 2018

đồng, cổ phiếu MB tiếp tục có tính thanh khoản cao và đuợc các nhà đầu tu uu tiên nắm giữ.

Về huy động vốn: đạt 239,964 tỷ đồng, tăng truởng 9%. Trong cơ cấu huy động vốn, chiếm tỷ trọng chủ yếu là huy động từ các tổ chức kinh tế (~ 58%), với những khách hàng quân đội lớn nhu Viettel, Vinacomin, Saigon New Port. Đây không phải một cơ cấu điển hình trong xu thế chuyển dịch sang ngân hàng bán lẻ hiện nay trên toàn ngành với tỷ trọng huy động từ nhóm KHCN chiếm tỷ trọng chủ đạo, tuy nhiên, đây là một lợi thế đặc biệt riêng biệt của MB. Hệ sinh thái quân đội sẽ tiếp tục là lợi thế chính của MB trong việc thu hút tiền gửi. Cơ cấu huy động vốn tiếp tục chuyển dịch theo huớng gia tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi ổn định với chi phí hợp lý: huy động vốn có kỳ hạn đóng vai trò chủ đạo trong quy mô tăng truởng, chiếm 60% tổng nguồn vốn huy động, góp phần làm tăng tính ổn định của cơ cấu vốn. Tỷ lệ CASA ghi nhận mức

33,48%, tăng khá so với mức 30,11% vào cuối năm 2017 cho thấy lợi thế của MB trong việc duy trì chi phí vốn thấp trong dài hạn.

về quy mô tín dụng và chất lượng tài sản: Tính đến cuối năm 2018, quy mô tín dụng đạt 214.686 trđ, tăng trưởng 16.6% so với năm 2017. Dư nợ cho vay cá nhân chiếm 37.7% tổng dư nợ 2018 và là phân khúc trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng dư nợ của MB. Trong tín dụng cá nhân, khoảng 50% là các khoản cho vay mua nhà để ở, 20% cho vay mua ô tô và còn lại là các khoản cho vay như MCredit (khoảng 7%), MBS (khoảng 3%), thẻ tín dụng.... Trong cho vay các tổ chức kinh tế, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước của MB cao hơn hẳn các ngân hàng TMCP tư nhân khác (đạt 11.7% năm 2018), cho vay doanh nghiệp tư nhân dù giảm dần về tỷ trọng lẫn tốc độ tăng trưởng nhưng vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ (50.6% năm 2018).

Nguồn: Báo cáo chất lượng chất lượng nợ KHCN, MB năm 2018

Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu là 1,21%; Tỷ lệ nợ quá hạn là 1.78%; dư nợ trung dài hạn chiếm ~50% tổng dư nợ.

Về hiệu quả kinh doanh và các giới hạn an toàn: Thu thuần kinh doanh năm 2018 đạt ~ 19.537 tỷ, tăng 41% so với 2017. So với năm 2017, lợi nhuận trước thuế tăng

31,3%, đạt 7.030 tỷ đồng. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả như ROE ~ 19,41%, ROA ~ 1,83% nằm trong “TOP dẫn đầu các ngân hàng hoạt động hiệu quả”. MB tập trung kiểm soát tốt chất lượng hoạt động và các giới hạn an toàn theo quy định: hệ số an toàn vốn CAR ~ 10,9%, (quy định NHNN ≥ 9%), LDR (riêng ngân hàng) ~ 73,3% (quy định NHNN ≤ 80%), tỷ lệ dự trữ thanh khoản ~ 18,83% (quy định tối thiểu 10%).

2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.2.1. Tổ chức hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

a. Mô hình tổ chức hoạt động thẩm định

“Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung là mô hình có sự tách biệt độc lập giữa ba chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp, với mục đích nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng” (Vietcombank, Báo cáo thường niên 2013). Mô hình này đã được nghiên cứu và áp dụng triển khai từ lâu trên thế giới tại nhiều ngân hàng lớn, đặc biệt là các ngân hàng có mạng lưới chi nhánh tại nhiều quốc gia như City Bank, Standard Charterd Bank, HSBC,...Ở Việt Nam, một số ngân hàng cũng đã triển khai áp dụng mô hình này như VPbank, Techcombank, VIB...

Tại MB, giai đoạn từ 2010 đến 2015, đã thành lập và hoàn thiện Khối Thẩm định nhằm mục đích xây dựng tập trung hóa phê duyệt và thẩm định, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn Basel II đồng thời hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh. Hoạt động thẩm định KHCN tại MB do Hội sở thực hiện, các chi nhánh/PGD chỉ có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng hoặc thẩm định đối với các khoản vay nhỏ dưới 1 tỷ đồng và đáp ứng hoàn toàn các quy định, sản phẩm, chính sách (Hiện tại, tại MB, phần lớn các phương án được thẩm định tại Hội sở, các ĐVKD chỉ thực hiện thẩm định với các phương án giá trị dưới 1 tỷ đồng, đáp ứng hoàn toàn điều kiện sản phẩm/chính sách/quy định thuộc các sản phẩm ô tô, tín chấp)

Cl C2 C3 CEO C4 CS Đối với CVTD Đối với KSTD Lv 1 KS 1 Lv 2 KS 2/TP.PP Lv 3 TPPP Lv 3 LDTT Lv 3 LĐTT/TP.P P Lv 3 BLĐ Khối/LĐTT/ TP.PP

Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức Khối thẩm định hiện nay

Khối thẩm định hiện nay được phân tách thành các trung tâm và phòng ban sau: Trung tâm thẩm định KHCN/SME/CIB&FI, Phòng quản lý hệ thống và định giá TSĐB. Trong đó, trung tâm thẩm định KHCN bao gồm các phòng thẩm định 1/2/3, được phân giao thẩm định các hồ sơ theo vùng miền và sản phẩm.

Ve mặt phần luồng xử lý: Hồ sơ thẩm định KHCN được phân thành 2 luồng: Luồng Giá trị nhỏ (là các hồ sơ dưới 1 tỷ đồng, đáp ứng quy định sản phẩm) và Luồng thông thường (là các hồ sơ còn lại). Đối với luồng Giá trị nhỏ, CVTĐ sau khi hoàn thành thẩm định sẽ trình hồ sơ trực tiếp lên cấp phê duyệt mà không qua KSTĐ, còn đối với hồ sơ luồng Thông thường, sau khi CVTĐ hoàn thành BCTĐ, hồ sơ sẽ chuyển qua cấp KSTĐ trước khi trình lên cấp phê duyệt. Với cách phân luồng hồ sơ như trên, sẽ rút ngắn được thời gian xử lý đối với các hồ sơ đơn giản, trong khi các hồ sơ phức tạp, giá trị lớn hơn, tính rủi ro cao hơn sẽ vẫn đảm bảo được nguyên tắc kiểm soát rủi ro qua 2 cấp.

b. về nhân sự:

Nhân sự làm công tác thẩm định cần đáp ứng yêu cầu trình độ tối thiểu từ Đại học trở lên, thuộc khối các truờng kinh tế, tài chính, ngân hàng..., riêng kiểm soát thẩm định tối thiểu từ 4 năm kinh nghiệm làm công tác thẩm định. Bên cạnh đó, nhân sự thẩm định phải nắm vững kiến thức về tài chính, ngân hàng, có khả năng đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính, nắm vững các sản phẩm và chính sách tài trợ của MB, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng và các hoạt động khác (dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình.)

Với CVTĐ: đuợc phân chia thành 3 level (tiêu chí phân chia theo năng lực và trình độ chuyên môn). Với KSTĐ: ngoại trừ Giám đốc trung tâm, truởng/phó phòng, các kiểm soát thẩm định đuợc phân chia thành 2 level. Dựa vào năng lực và trình độ, cũng nhu kinh nghiệm, CVTĐ và KSTĐ đuợc phân vùng làm các hồ sơ tuơng ứng.

1

kiểm tra hồ

từ hệ thống luân chuyển hồ sơ được MB áp dụng từng thời

nhận, kiểm tra tính đầy đủ, phù

Nguồn: Quy trình tín dụng KHCN tại MB

Có thể thấy, đội ngũ cán bộ thẩm định của MB đều là những nhân viên có trình độ phù hợp với vị trí công việc của mình, họ là những nguời có kinh nghiệm, trình độ đào tạo, kiến thức thực tế và kỹ năng làm việc tốt. Bên cạnh đó, MB còn chú trọng đến việc đào tạo và phát triển kỹ năng thẩm định cho các nhân viên, thông qua các phuơng pháp đào tạo qua nhiều kênh: qua Trung tâm đào tạo, tổ chức các buổi đào tạo tại chính đơn vị, thực hiện đào tạo theo nhóm từ các cán bộ có kinh nghiệm truyền đạt cho các

Một phần của tài liệu 0880 hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 101)