Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thẩm định khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 0880 hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28 - 31)

a. Nhóm chỉ tiêu định tính

- Tính khoa học, hợp lý của quy trình thẩm định: Ngân hàng có hay không có quy trình thẩm định tín dụng? Quy trình thẩm định có hợp lý hay không?

- Công tác tổ chức thẩm định và sự tuân thủ của cán bộ thẩm định: Mức độ thực hiện các quy chế, các quy định về công tác thẩm định tín dụng, các văn bản pháp luật

khác có liên quan của ngân hàng đuợc thể hiện nhu thế nào? Công tác tổ chức thẩm

định có khoa học, hợp lý, phát huy đuợc tối đa vai trò của chuyên viên thẩm định không? Sự tuân thủ của cán bộ thẩm định đối với quy trình và các nội dung thẩm định

tín dụng của ngân hàng. Có sự chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ giữa các

bộ phận,

cán bộ thẩm định trong ngân hàng không?

- Phuơng pháp và các nội dung thẩm định KHCN: Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:

+Ngân hàng có hay không có phuơng pháp thẩm định tín dụng? Nếu có thì đó là phuơng pháp định tính hay định luợng? Đồng thời, ngân hàng có thuờng xuyên cập nhật phuơng pháp thẩm định mới hay không?

+Các nội dung thẩm định có đầy đủ không. Cần xem xét ngân hàng có hay không thẩm định tu cách pháp lý của khách hàng không, Ngân hàng có hay không thẩm định mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có hợp pháp hay không; Ngân hàng có hay không thẩm định khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng; Ngân hàng có

- Nhóm tiêu chí về thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định: Sự đầy đủ và tin cậy của thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng cho vay, số luợng các nguồn cung cấp thông tin để phục vụ cho thẩm định.

b. Nhóm chỉ tiêu định luợng

Mục tiêu của thẩm định tín dụng là giảm rủi ro, nâng cao hiệu quả của hoạt động thẩm định tín dụng. Chất luợng tín dụng sẽ thể hiện kết quả của chất luợng thẩm định. Vì vậy, thông qua việc phân tích và đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn, sẽ gián tiếp đánh giá đuợc chất luợng thẩm định: thông thuờng tỷ lệ nợ quá hạn cao thì chất luợng hoạt động tín dụng thấp và có thể đánh giá chất luợng thẩm định thấp. Tuy nhiên, không phải toàn bộ nguyên nhân dẫn đến chất luợng tín dụng thấp là do chất luợng thẩm định yếu kém. Vì chất luợng tín dụng là sự tổng hòa cộng huởng của nhiều yếu tố, nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, trong khi đó, chất luợng thẩm định chỉ là một trong những yếu tố chính ảnh huởng đến chất luợng tín dụng. Vì vậy, việc xem xét chất luợng tín dụng để đánh giá chất luợng thẩm định chỉ nên xem là một chỉ tiêu không trọng yếu.

❖Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn = —--- - -' ɪ ττ 'τ. ,--- —TT— Tong dư nợ KHCN toàn ngân hàng

Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả đuợc toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. “Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số du nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chua thu hồi đuợc. Nợ quá hạn cho biết cứ trên 100 đồng du nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn”. Đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất luợng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời gián tiếp phản ánh chất luợng thẩm định tín dụng của ngân hàng. “Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất luợng tín dụng thấp và nguợc lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp phản ánh chất luợng tín dụng tốt”.

❖Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu KHCN

Tỷ lệ nợ xấu = :---' ττx,xτ, y--- ——— Tong dư nợ KHCN toàn ngân hàng

Nợ xấu là các khoản nợ vay thuộc nhóm 3,4,5 theo quy định phân loại nhóm nợ vay của ngân hàng nhà nuớc. “Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng du nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu”. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thuờng mà là nguy cơ mất vốn. Với các khoản nợ xấu, ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho từng nhóm nợ cụ thể. Do vậy, làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

❖ Tỷ lệ nợ xấu do hoạt động thẩm định:

λ, Nợ xấu KHCN do thẩm định Tỷ lệ nợ xấu = —' γt,a,---a, tatta,.t '—

v v Tổng nợ xấu KHCN

Nợ xấu có thể đến từ nhiều nguyên nhân: từ phía khách hàng, từ phía ngân hàng, hoặc từ nguyên nhân khách quan bên ngoài nhu bất ổn của nền kinh tế, thiên tai, dịch bệnh... “Về phía khách hàng, nguyên nhân dẫn tới nợ xấu do khách hàng có tình hình tài chính không tốt, năng lực chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, quản trị doanh nghiệp yếu, không thích ứng đuợc với môi truờng kinh tế thay đổi. Về phía ngân hàng, nợ xấu do chất luợng thẩm định không tốt, rủi ro đạo đức của một số cán bộ” (Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank). Tỷ lệ nợ xấu do hoạt động thẩm định cho biết bao nhiêu phần trăm nợ xấu có nguyên nhân xuất phát từ hoạt động thẩm định chua chặt chẽ.

❖ Thời gian thẩm định:

Thời gian thẩm định là khoảng thời gian tính từ thời điểm cán bộ thẩm định nhận đầy đủ hồ sơ cần thiết đến khi cấp kiểm soát thẩm định hoàn thành kiểm soát để chuyển cấp có thẩm quyền xét duyệt khoản cấp tín dụng. Công tác thẩm định tín dụng KHCN là cả một quá trình. Thời gian thẩm định không thể quá ngắn (thời gian quá ngắn sẽ không thể đánh giá hết đuợc các nội dung cần thẩm định), cũng không thể quá dài (làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của khách hàng). Chính vì vậy mà hoạt động thẩm định tín dụng phải diễn ra theo quy trình, tuần tự, đảm bảo về mặt thời gian.

Để đo lường chất lượng thời gian thẩm định tín dụng, có thể thông qua chỉ tiêu SLA (cam kết chất lượng dịch vụ) và chỉ tiêu Processing time (Thời gian xử lý thực tế). SLA (Service Level Agreement) là một cam kết chất lượng dịch vụ nội bộ, nghĩa là một thỏa thuận chính thức giữa hai hay nhiều bên đạt được sau quá trình đàm phán về các đặc tính của dịch vụ, về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên. SLA có thể bao gồm các điều khoản về thời gian (nhanh/ chậm/ đạt), chất lượng thẩm định (Tốt/ Khá/ Trung bình), độ hài lòng của bên yêu cầu dịch vụ nội bộ (Hài lòng/không hài lòng). Các điều khoản của SLA liên quan đến chất lượng dịch vụ (QoS) được gọi là thỏa thuận QoS bao gồm các thỏa thuận giữa hai bên về giám sát, đo kiểm và xác định các tham số QoS. Mục đích là đạt được sự đồng ý của khách hàng về QoS, từ đó họ hài lòng với chất lượng dịch vụ mà họ nhận được. Như vậy, đối với hoạt động thẩm định tín dụng, nội dung cơ bản của SLA chính là những cam kết về chất lượng dịch vụ, các biện pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp dịch vụ (chuyên viên thẩm định) mang đến cho khách hàng nội bộ (Đơn vị kinh doanh).

❖ Năng suất thẩm định:

Được đo lường bằng số lượng hồ sơ thẩm định, số lượng hồ sơ thẩm định/chuyên viên, số lượng hồ sơ thẩm định/chuyên viên/ngày. Năng suất thẩm định tăng phản ánh tốt

về chất lượng hoạt động thẩm định, từ đó, cho thấy thời gian thẩm định được rút ngắn.

❖ Số lỗi trong hoạt động thẩm định:

Cho biết mức độ tuân thủ về quy trình, sản phẩm, quy định của hoạt động thẩm định.

Mức độ vi phạm, tần suất, số lỗi trong hoạt động thẩm định càng cao chứng tỏ tính tuân thủ trong hoạt động thẩm định chưa tốt

Một phần của tài liệu 0880 hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w