năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật. Một chính sách tín dụng rõ ràng, cụ thể sẽ hỗ trợ chuyên viên thẩm định xác định đúng huớng nhóm khách hàng, ngành nghề định huớng tài trợ.
- Quy trình, phuơng pháp và nội dung thẩm định:
Quy trình thẩm định có ảnh huởng rất lớn đến chất luợng thẩm định. Đây là cơ sở để định luợng rủi ro trong quy trình cho vay. Quy trình và phuơng pháp thẩm định đuợc thiết lập phải khoa học, đây sẽ là cơ sở và phuơng huớng cơ bản để công tác thẩm định tín dụng đuợc đi đúng huớng từ đầu, chất luợng thẩm định đuợc chuẩn hóa, giảm thiểu thời gian thẩm định tín dụng. Nội dung thẩm định đầy đủ là cơ sở để đảm bảo uớc luợng và đánh giá rủi ro đuợc chính xác nhất.
Nếu quy trình và phuơng pháp thẩm định tín dụng không khoa học, thủ tục ruờm rà, phức tạp sẽ làm mất nhiều thời gian, công sức cũng nhu chi phí và thậm chí có thể làm mất cơ hội tài trợ khách hàng dẫn đến tình trạng ngân hàng đầu tu vào một dự án không thích hợp.
- Trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ thẩm định:
Trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của chuyển viên thẩm định là vấn đề cần đuợc các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Nếu cán bộ thẩm định tín dụng do trình độ năng lực còn hạn chế đã làm sai quy trình, thẩm định qua loa, không đánh giá đuợc rủi ro tín dụng của khoản vay, không đánh giá khách quan đuợc khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng đối với khách hàng hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp... sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm gây tổn thất cho ngân hàng.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác thẩm định: Hiện nay các ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá và phân tích hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, thuận tiện theo dõi và quản lý hồ sơ khách hàng.
Là các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm những thông tin về tình hình tài chính, năng lực của khách hàng. Thông tin cho vay có thể khai thác từ nhiều nguồn nhu trực tiếp từ khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng, từ chính quyền địa phuơng nơi khách hàng sinh sống hoặc kinh doanh. Thông tin đuợc sử dụng trong quá trình thẩm định là một yếu tố quyết định ảnh huởng trực tiếp đến kết quả thẩm định tín dụng. Nếu chuyên viên thẩm định tín dụng có đầy đủ thông tin chính xác về khách hàng và khoản vay thì sẽ có thể đua ra quyết định chính xác. Hiện nay, các ngân hàng có nhiều kênh thông tin khác nhau để khai thác khi thẩm định khoản vay KHCN. Tuy nhiên, rất nhiều khoản vay có nguồn thông tin không đảm bảo chất luợng do khách hàng bung bít thông tin hoặc cố ý cung cấp sai thông tin. Điều này gây ảnh huởng nghiêm trọng đến kết quả thẩm định tín dụng. Vì vậy, chất luợng thẩm định tín dụng còn thể hiện ở việc chuyên viên thẩm định phải đánh giá đuợc tính chân thực và chất luợng của nguồn thông tin.
- Công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát thẩm định tín dụng:
Thẩm định đòi hỏi phải chính xác nên công tác tổ chức, kiểm soát phải nghiêm ngặt, kịp thời phát hiện ra những sai sót và có biện pháp xử lý kịp thời, xác đáng.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng:
Xếp hạng tín dụng là một trong những công cụ quản trị rủi ro tín dụng hữu hiệu mà các NHTM đã và đang áp dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Việc chấm điểm KHCN dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, đối với mỗi ngân hàng khác nhau lại có những tiêu chí và mức điểm đánh giá khác nhau. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KHCN ảnh huởng đến quyết định cho vay đối với mỗi khách hàng. Khi xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KHCN không chính xác hoặc bộ chỉ tiêu xếp hạng của khách hàng không hiệu quả, sẽ dẫn đến kết quả chấm điểm sai lệch, từ đó sẽ ảnh huởng đến việc ra quyết định và chất luợng thẩm định
- Chế độ đãi ngộ nhân sự:
Chế độ khen thưởng kịp thời, đúng lúc, hợp lý sẽ giúp cho cán bộ thẩm định tín dụng có thêm động lực làm việc và giảm thiểu rủi ro đạo đức phát sinh.
1.3.2. Yeu tố khách quan
- Khách hàng:
Việc thẩm định một khách hàng cố tình lừa đảo sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với một khách hàng tìm đến ngân hàng với nhu cầu sử dụng tiền vay thật sự. Thái độ hợp tác, trung thực của khách hàng khi cung cấp thông tin tín dụng cho ngân hàng để phục vụ công tác thẩm định là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên đến chất lượng của thẩm định tín dụng KHCN.
- Môi trường pháp lý:
Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạt động cho các chủ thể trong nền kinh tế. Nếu cơ chế chính sách hợp lý và có tính đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong thẩm định tín dụng KHCN, có nhiều nội dung liên quan và chịu sự điều tiết của các văn bản luật hiện hành. Hệ thống các văn bản luật và dưới luật trong việc quy định hoạt động tín dụng của NHTM được quy định chặt chẽ góp phần tác động tích cực đến hiệu quả của hoạt động cho vay, đảm bảo lợi ích và mục tiêu phát triển của khách hàng và ngân hàng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Để chất lượng thẩm định được đảm bảo, cần có một hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, ổn định làm cơ sở cho cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá khách hàng theo đúng chuẩn mực pháp lý quy định.
- Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế có tác động tới quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh, nhu cầu chi tiêu và năng lực tài chính của khách hàng. Nền kinh tế phát triển ổn định, ít biến động sẽ giúp cho chuyên viên thẩm định dễ dàng nhận định và đánh giá được tính ổn định về thu nhập của khách hàng hoặc hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngược lại nền kinh tế khó khăn, nhu cầu vay vốn của KHCN giảm sút, chất lượng các
khoản vay cũng giảm sút, cùng với đó là tính giả mạo trong hồ sơ tín dụng tăng cao sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định tín dụng KHCN.
- Môi trường chính trị và chính sách của nhà nước:
Môi trường chính trị có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của KHCN. Nếu môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay đối với KHCN cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rắc rối xảy ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Có thể nói hoạt động tín dụng KHCN là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thẩm định tín dụng là một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng, giúp phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi, tìm ra những rủi ro và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Trong chương 1, tác giả đã làm rõ những nội dung sau:
- Hoạt động tín dụng KHCN tại NHTM: Nêu ra các đặc điểm, vai trò của tín dụng KHCN và các rủi ro đặc trưng của tín dụng KHCN.
- Thẩm định tín dụng KHCN tại NHTM: Trình bày các vấn đề liên quan đến quy trình, phương pháp, nội dung thẩm định KHCN, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt
động thẩm định và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động thẩm định KHCN.
Cơ sở lý luận về thẩm định tín dụng KHCN trong Chương 1 sẽ là cơ sở lý thuyết để tác giả nghiên cứu thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại NHTM cổ phần Quân đội và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định KHCN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng thương mại cổ phầnQuân đội Quân đội
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) được thành lập theo quyết định số 00374/GP- UB ngày 30/12/1993 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và hoạt động theo giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14/9/1994 của NHNN Việt Nam. Ngày 4/11/1994 Ngân hàng chính thức được thành lập, với tên giao dịch đầy đủ là NHTM cổ phần Quân đội (tên giao dịch tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank), hay gọi tắt là Ngân hàng Quân đội (viết tắt là MBBank), vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng và 25 nhân sự, với ý tưởng ban đầu là xây dựng một tổ chức tín dụng phục vụ hoạt động của các doanh nghiệp quân đội. Ngành nghề kinh doanh: “Các hoạt động chính của ngân hàng gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cung cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dựa trên tính chất và khả năng cung ứng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNNVN cho phép; thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Pháp luật” (Báo cáo thường niên Ngân hàng quân đội, 2018)
“Mười năm đầu (1994-2004) là giai đoạn mang tính mở lối định hình phương châm hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu. Kiên định với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, MB đã vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và là ngân hàng cổ phần duy nhất có lãi. Năm 2004, tròn 10 năm thành lập, tổng vốn huy động của MB tăng gấp trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ”.
Trên đà phát triển đó, giai đoạn 2005-2009, MB áp dụng một loạt các giải pháp đổi mới tổng thể từ mở rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư công
nghệ, tăng cường nhân sự, hướng mạnh về khách hàng với việc tách bạch chức năng quản lý và kinh doanh giữa Hội sở và Chi nhánh. Có thể nói, đây là giai đoạn tạo cơ sở vững chắc để MB đẩy mạnh triển khai các sáng kiến chiến lược sau này, góp phần đưa MB “trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam” hiện nay. Năm 2009, đánh dấu 15 năm phát triển, MB vinh dự nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng
Năm 2010 là bước ngoặt ý nghĩa đưa MB ghi dấu ấn trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam sau này. MB bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai đoạn mới 2011 - 2016, với kỳ vọng đưa MB vào TOP 3 ngân hàng TMCP không do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành ngân hàng thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ, nhiều ngân hàng suy giảm lợi nhuận, thậm chí phải sát nhập với ngân hàng khác. Trong bối cảnh đó, MB kiên định với chiến lược phát triển bền vững, an toàn đã vươn lên dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng, hoàn thành mục tiêu nằm trong TOP 3 trước 2 năm - vào năm 2013. Năm 2014, MB vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất. Đến năm 2015, tiếp tục được Phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động.
Bước sang năm 2017 với giai đoạn chiến lược mới 2017 - 2021, “MB định hướng tầm nhìn “Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh và an toàn”. Năm 2018, với phương châm “Đổi mới, hiện đại, hợp tác, bền vững”, “MB đã hoàn thành xuất
sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra”. Một số dấu ấn quan trọng năm 2018: - Hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh 2018: Lợi nhuận trước thuế (LNTT)
tăng 68% so với năm 2017 và vượt 14% so với kế hoạch. TOP đầu về các chỉ
tiêu hiệu
- MB xếp ở vị trí thứ 3 trong các ngân hàng Việt Nam, lọt tốp danh sách 500 ngân hàng thuộc Khu vực châu Á - Thái Bình Duong năm 2018 do tổ chức uy tín The Asian
Banker đánh giá.
- Chất luợng dịch vụ đuợc nâng cao: Tăng tốc độ xử lý hồ so và cấp tín dụng cho khách hàng. So với năm 2017 thời gian cấp tín dụng KHCN giảm 40%; SME
giảm 24%;
CIB giảm 22%. Điều này đã góp phần gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng trong
năm 2018, đạt 87%, tăng 7% so với năm 2017
- Tính tới 31/12/2018, hệ thống mạng luới MB bao gồm 01 Trụ sở chính và 299 điểm giao dịch đuợc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam cấp phép hoạt động, trong
đó có:
296 chi nhánh/phòng giao dịch trong nuớc, 2 chi nhánh tại nuớc ngoài (Lào, Campuchia)
và 1 văn phòng đại diện tại Nga.
Sau 25 năm tồn tại và phát triển, MB đã khẳng định vị thế của một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, với các chỉ số hiệu quả luôn nằm trong nhóm dẫn đầu
của thị truờng. Những nền tảng MB đã xây dựng trong những năm qua sẽ tạo đà cho MB
phát triển vững chắc trong giai đoạn tới.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
Hiện nay, MB đang huớng tới hoạt động theo mô hình Tập đoàn (MB Group) với công ty mẹ là NHTM cổ phần Quân đội và các công ty thành viên thuộc các lĩnh vực chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm.. .Toàn bộ nhiệm vụ kinh doanh đuợc chuyển giao xuống các chi nhánh và các công ty con; các bộ phận quản lý và hỗ trợ kinh doanh đuợc
dụng...Mô hình tổ chức MB hiện nay là kết quả của việc thực thi các sáng kiển cải tiến mô hình tổ chức theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa.
Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2018
Năm 2018, MB đã thực hiện tách Khối thẩm định và Trung tâm phê duyệt tín dụng
Stt Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị So với 2016 Giá trị So với 2017 1 Tổng tài sản_______ 256,25 9 8 313,87 % 122 362,325 % 115.40 2 Vốn điều lệ_______ 17,12 7 18,15 5 106 % 21,605 119.00 % 3 Huy động vốn dân cu, TCKT________ 194,81 2 220,17 6 113 % 239,964 109.00 % 4 Du nợ cho vay KH 150,73 8 8 184,18 % 122 214,686 % 116.60 5 Tỷ lệ nợ xấu______ 1.32 % 1.20 % 1.33% 6 LNTT 3,71 1 5 5,35 7,030 % 131.30 7 ROA 1.27 % 1.22 % 1,83% 8 ROE 12.55 % % 12.4 19,41%
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (giai đoạn 2016 - 2018)
Năm 2018, kinh tế thế giới tiếp tục có dấu hiệu khả quan, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rủi ro từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn. Trong nước, chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp lớn nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khuyến khích mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế Việt Nam đã có một năm phát triển mạnh mẽ: GDP đạt 7,08%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây; CPI bình quân được kiểm soát ở mức 3,54%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức 482 tỷ USD (cao nhất trong lịch sử), cán cân thanh toán thặng dư 7,2 tỷ USD, nền kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng bền vững. Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa,