- Đốivới hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG:
3.4.4. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
Việt Nam
- Trên cơ sở nhận thức đúng dẫn về vai trò của hoạt động kinh doanh vốn trong hoạt động chung của Agribank, cần phải xây dựng tầm nhìn và xây dựng chiến lược đúng đắn, cụ thể về hoạt động kinh doanh vốn tại Agribank trong chiến lược kinh doanh chung trong giai đoạn 2016-2020 và các năm tiếp
theo, hàng năm xác định rõ tỷ lệ sử dụng nguồn vốn để cho vay nền kinh tế từ 70%-75%, từ đó xác định chỉ tiêu đầu tư, kinh doanh vốn phù hợp và hướng đến trở thành Ngân hàng tạo lập thị trường và là tổ chức đầu tư kinh doanh trái phiếu hàng đầu Việt Nam.
- Tích cực triển khai đề án tái cơ cấu Agribank, nhanh chóng thực hiện triển khai thành lập Uỷ ban Quản lý Tài sản - Nợ, từ đó ban hành chính sách quản lý Tài sản - Nợ, và trên cơ sở đó tạo nên sự chủ động trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu .
- Xây dựng đầy đủ các bộ phận thực hiện và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh vốn như mô hình hoạt động của các ngân hàng hiện đại khác (bao gồm các bộ phận kinh doanh, bộ phận kiểm soát rủi ro, bộ phận nghiên cứu, và bộ phận xử lý giao dịch).
- Nguồn nhân lực: Chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh vốn nhằm đảm bảo quá trình vận hành và phát triển, năng cao chất lượng của hoạt động kinh doanh vốn tại Agribank hiệu quả và an toàn.
- Về cơ chế quản lý vốn: Trong thời gian tới, Agribank cần nhanh chóng triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung mua bán vốn (FTP) với chi nhánh theo Đề án tái cơ cấu và hiện đại hoá của Agribank. Việc triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung này đáp ứng cho các mục tiêu sử dụng vốn phù hợp với định hướng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an toàn theo quy định, kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở đó, hoạt động quản lý vốn tập trung tạo nền tảng vững chắc để phát triển hoạt động kinh doanh vốn cả về số lượng và chất lượng.
- Về văn bản pháp lý nội bộ của Agribank: Agribank cần ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý nội bộ như: quy định về quy trình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu đối với các loại trái phiếu ngoại tệ; quy trình thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp; quy định về việc cấp hạn mức giao dịch và quản trị rủi ro đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu; quy trình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu đối với các sản phẩm phái sinh; quy trình tự doanh trái phiếu...; cần sớm ban hành quy định sửa đổi quy định 486/QĐ-HĐTV-ĐCTC về cấp và quản lý hạn mức trong hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. Trên cơ sở pháp lý đầy đủ, Agribank cho phép tham gia thử nghiệm 1 số sản phẩm mới liên quan đến trái phiếu như: Hợp đồng tương lai trái phiếu, Hợp đồng quyền chọn trái phiếu, đầu tư mua trái phiếu quốc tế, hoặc trái phiếu Việt Nam phát hành ra quốc tể.
110
- Đưa ra cơ chế khen thường-kỷ luật rõ ràng, nghiêm minh trong toàn hệ thống để tạo động lực phát triển hoạt động kinh doanh vốn nói riêng và các hoạt động kinh doanh khác nói chung của Agribank.
- Nghiên cứu và Nâng cấp hệ thống công nghệ theo hướng hiện đại ,theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ cho các hoạt đông hiện nay và trong tương lại một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong trường họp triển khai các nghiệp vụ trái phiếu phải sinh.
- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh vốn đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho chất lượng hoạt động kinh doanh vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, dựa trên lý luận tại chương 1 và thực trạng chất lượng hoạt động kinh doanh vốn của Agribank , luận văn đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu cho Agribank và các kiến nghị đối với bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan, nhằm phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh vốn tại Agribank. Qua đó hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển bền vững của hoạt động kinh doanh vốn của Agribank.
KẾT LUẬN
•
Phát triển hoạt động kinh doanh vốn không phải là một vấn đề mới, tuy nhiên lại là vấn để luôn mang tính thời sự trong hoạt động kinh doanh của các NHTM và đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đây cũng chính là quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi hệ thống cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ phải được hoàn thiện và thống nhất. Được các cấp các ngành quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời với sự phấn đấu tích cực của bản thân bằng các biện pháp cụ thể thì hoạt động kinh doanh vốn của Agribank sẽ ngày càng được phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần tích cực vào việc tăng tính cạnh tranh, nâng cao vị thế, thương hiệu của Agribank và góp phần phát triển thị trường trái phiếu, thị trường liên ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, Luận văn đã để cập và đưa ra một số nội dung cơ bản sau:
- Đã làm rõ mặt lý thuyết về hoạt động kinh doanh vốn và phát triển của nghiệp vụ này để thấy được tầm quan trọng của nó đối NHTM và nền kinh tế trong xu thế cạnh tranh hiện nay. Đồng thời xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cơ bản, bao gồm cả định tính và định lượng, nhằm đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh vốn của NHTM hiện nay.
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh vốn của các NHTM tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm nhằm phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại Agribank.
- Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại Agribank.
- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại Agribank.
112
Qua thời gian học tập và trực tiếp công tác tại phòng Kinh doanh vốn - Sở Giao Dịch Agribank trước đây và tại Trung tâm vốn hiện nay, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của NGƯT.PGS.TS Mai Thanh Quế, của Ban lãnh đạo Sở Giao Dịch Agribank, Trung tâm vốn và các đồng nghiệp đã giúp em đã hoàn thành để tài này.
Kê, Hà Nội
2. PGS.TS Trần Đăng Khâm (2009), Giáo trình Thị trường Chứng Khoán, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội
3. PGS.TS.Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Dân Trí, Hà Nội
4. TS, Vũ Hoàng Nam (2016), Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam, Luận án tiến sĩ Học viện Ngân hàng, Hà Nội
5. Frank J .Fabozzi "Fixed income analysis "
6. Frederic S.Mishkin (2011), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội
7. Peter S.Rose (2001),quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 234/2012/TT-BTC Hướng dẫn quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
9. Ngân hàng thương mại (2012 - 2016), Báo cáo thường niên.
10.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2012- 2016), Báo cáo thường niên.
11.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2016), quy trình nghiệp vụ đấu thầu và giao dịch Trái phiếu qua Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
12.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2016), quy trình cho vay, đi vay; gửi tiền, nhận tiền gửi; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ 13.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2016),
Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
14.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2016), Đề án hiện đại hoá công nghệ thông tin Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
15.Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư 21/2012/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
16.Sở giao dịch Agribank (2012 - 2015) , Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh năm.
17.Trung tâm vốn (2016), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh năm. 18.Danh sách Website tham khảo: sbv.gov.