- Đốivới hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG:
2.4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh vốn của Agribank cũng còn nhiều mặt hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh cũng như phát triển hoạt động này trong những năm tiếp theo.
- Nguồn vốn tập trung cho hoạt động kinh doanh vốn vẫn còn khiêm tốn nếu so sánh với hoạt động tín dụng truyền thống, chỉ chiếm khoảng từ 10% đến 15% tổng tài sản.
- Hoạt động kinh doanh vốn vẫn chủ yếu được thực hiện phục vụ hỗ trợ cho việc quản lý kinh doanh vốn khả dụng trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng thanh khoản và dự trữ bắt buộc của toàn hệ thống. Do đó, hoạt động kinh doanh vốn chưa trú trọng, phát triển và nâng cao năng lực tự doanh trên cơ sở đầu tư và bán lại trái phiếu trên thị trường thứ cấp hoặc đi vay và cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận từ việc ch ênh
lệch lãi suất.
- Danh mục đầu tư hoạt động kinh doanh vốn còn có những hạn chế như:
Đối với hoạt động kinh doanh trái phiếu, trong danh mục đầu tư, các loại trái phiếu như trái phiếu Chính phủ và Chính phủ Bảo lãnh, tín phiếu NHNN và tín phiếu KBNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù, trong những năm qua số dư trái phiếu Doanh nghiệp trên tổng danh mục trái phiếu có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng rất thấp. Mặc dù, trái phiếu doanh nghiệp có độ rủi ro cao hơn nhưng có lãi suất cao hơn nhiều so với trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh. Điều này đã hạn chế việc gia tăng lợi nhuận danh
10
mục đầu tư trái phiếu của Agribank. Bên cạnh đó, trong những năm qua mặc dù thực hiện tái cơ cấu danh mục, đẩy mạnh đầu tư trái phiếu trung và dài hạn từ năm 2015,tuy nhiên so với tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn của toàn hệ thống Agribank, tỷ trọng trái phiếu trung và dài hạn trên tổng nguồn vốn vẫn còn hạn chế. Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh trái phiếu của Agribank chủ yếu được thực hiện trên thị trường sơ cấp. Doanh số giao dịch trên thị trường thứ cấp có những bước tăng trưởng trong thời gian qua nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số, chưa tương xứng với quy mô, tiềm lực nguồn vốn của Agribank. Trên thị trường thứ cấp, Agribank thực hiện chủ yếu hoạt động mua hẳn trái phiếu để tìm kiếm lợi nhuận từ việc nắm giữ trái phiếu hưởng lãi định kỳ, hoạt động bán hẳn trái phiếu để chốt lời tìm kiếm lợi nhuận còn rất hạn chế. Để hướng tới trở thành nhà tạo lập thị trường trên thị trường trái phiếu Việt Nam góp phần nâng cao vị thế của Agribank trên thị trường, tăng quy mô giao dịch cũng như tìm kiếm thêm lợi nhuận, Agribank phải đẩy mạnh cả hoạt động mua hẳn và bán hẳn trên thị trường cấp.
Đối với hoạt động cho vay liên ngân hàng, kỳ hạn cho vay chủ yếu có kỳ hạn ngắn dưới 2 tháng. Hoạt động liên ngân được thực hiện trên cơ sở đối tác có tài sản đảm bảo 100% bằng trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh. Do đó, rủi ro mất vốn đối với giao dịch cho vay liên ngân hàng là rất thấp, Agribank cần nâng tỷ trọng cho vay các kỳ hạn dài hơn từ 3 tháng đến 9 tháng để mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Bên cạnh đó, số lượng ngân hàng được Agribak cấp hạn mức hiện rất ít (14 ngân hàng), cùng với đó hạn mức giao dịch đối với 1 đối tác cũng ở mức rất thấp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến quy mô cũng như doanh số cho vay liên ngân hàng của Agribank trong thời gian qua.
- Cơ cấu hoạt động của Agribank về nghiệp vụ đầu tư kinh doanh vốn là đơn giản và không có sự chuyên môn hóa rõ rệt, gây nhiều hạn chế, rủi ro
trong việc thực hiện, quản lý và phát huy tối đa vai trò của nghiệp vụ này. Tại Agribank, hoạt động kinh doanh vốn được thực hiện bởi phòng Kinh doanh vốn - Trung tâm vốn. Phòng Kinh doanh vốn được giao thực hiện một số chức năng được Trụ sở chính uỷ quyền như: Quản lý tài khoản Nostro, quản lý vay tái cấp vốn NHNN, quản lý tình hình thanh khoản, tình hình thanh toán và dự trữ bắt buộc của toàn hệ thống... Do đó, tại phòng Kinh doanh vốn của Trung tâm, giao dịch viên hoạt động đầu tư kinh doanh vốn đang thực hiện kiêm nhiệm cùng với các nghiệp vụ khác như cho vay liên ngân hàng, mua bán có kỳ hạn GTCG hoặc đầu tư kinh doanh trái phiếu. Bên cạnh đó, bộ phận nghiên cứu phân tích thị trường chưa được thành lập tại Trung tâm vốn. Hoạt động kiểm soát rủi ro được thực hiện tại phòng Tổng hợp có vai trò tương đối mờ nhạt.
- Mô hình hoạt động chưa hoàn thiện: Trong thời gian qua, Agribank đang thực hiện lại tái cơ cấu mô hình hoạt động của mình cho phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập thế giới. Tính đến cuối năm 2016, Agribank là một trong những ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam - vẫn chưa có ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có của Ngân hàng, và do đó chưa có chính sách quản lý tài sản Có. Điều này ảnh hưởng đến chính sách quản lý danh mục đầu tư vốn, vì xét một cách tổng thể, khi một quyết định tác động đến danh mục đầu tư kinh doanh vốn, chẳng hạn đầu tư mua trái phiếu, hoặc cơ cấu lại thời hạn của danh mục sẽ tác động lên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng. Ngoài ra, vì chưa có chính sách quản lý tài sản Có, nên chưa có đủ cơ sở để khẳng định quyết định đó là hợp lý hay không, có thể nó là hợp lý khi phạm vi xem xét là danh mục kinh doanh vốn, nhưng khi phân tích một cách toàn diện và đặt nó trong mối quan hệ cân đối giữa tài sản Có và Nợ thì quyết định đó là không hợp lý và hiệu quả.
72
Ngoài ra, mô hình hoạt động kinh doanh vốn của Agribank chưa chuyên nghiệp và không có sự chuyên môn hóa gây nhiều hạn chế rủi ro cho công tác quản lý. Với mô hình hiện nay, mọi hoạt động kinh doanh vốn đều đang được thực hiện duy nhất bởi 1 bộ phận gồm từ 08 cán bộ thuộc phòng Kinh Doanh Vốn. Trung tâm vốn chưa tách biệt được các bộ phận chuyên biệt thực hiện giao dịch trái phiếu, thực hiện cho vay liên ngân hàng, mua bán có kỳ hạn GTCG tại Phòng Kinh Doanh Vốn, bộ phận chuyên biệt tập trung vào thực hiện hoạt động tự doanh và bộ phận chuyên biệt thực hiện chức năng phân tích nghiên cứu. Một giao dịch viên có thể phải thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh vốn. Do đó chất lượng và hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế.
- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ: Hệ thống công nghệ thông tin chưa có khả năng hỗ trợ đầy đủ cho nghiệp vụ kinh doanh vốn đặc biệt là hoạt đồng đầu tư kinh doanh trái phiếu. Cụ thể, việc quản lý chi tiết danh mục trái phiếu nắm giữ, cùng nhiều loại giao dịch trái phiếu như giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, giao dịch mua bán có kỳ hạn GTCG phải thực hiện theo dõi thủ công bằng file excel. Việc tính toán lãi trái phiếu nhận được định kỳ thường xuyên chênh lệch so với tiền lãi thực tế nhận được. Điều đó đã gây ra nhiều sai sót, và những khó khăn cho việc tăng cường mở rộng nghiệp vụ này. Trong những năm qua, cùng với chiến lược hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hệ thống công nghệ thông tin của Agribank đã phát triển mạnh, module Treasury đã có thể cung cấp các chức năng, màn hình mới nhằm hỗ trợ quản lý và hạch toán tự động danh mục đầu tư và hầu hết các nghiệp vụ và sản phẩm kinh doanh vốn cơ bản . Tuy nhiên, sự hỗ trợ này vẫn chưa phải là ổn định và tối ưu bởi có nhiều lỗi hệ thống phát sinh trong quá trình sử dụng và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động kinh doanh vốn như quản lý tình trạng lưu ký trái phiếu, tính toán, phân tích, dự báo, đánh giá kết quả và hỗ trợ
cho các nghiệp vụ sản phẩm mới (chẳng hạn các sản phẩm trái phiếu phải sinh) vẫn chưa được đáp ứng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và trình độ công nghệ của ngân hàng còn yếu kém so với mặt bằng chung của thế giới, và thường gặp phải những bất cập trong việc xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, đặc biệt là vốn đầu tư cho công nghệ còn quá thấp.
Cùng với quá trình mở của nền kinh tế, ngân hàng có điều kiện tiếp thu một số công nghệ và phối hợp nghiên cứu cũng với nguồn lực từ bên ngoài nhưng chưa có đủ điều kiện sử dụng hiệu quả do nhiều nguyên nhân trong đó, một phần là do thiếu các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đầu tư kinh doanh trái phiếu; phần khác là do chi phí cho sử dụng công nghệ mới quá cao, ngân hàng chưa đủ điều kiện để đầu tư.
- Việc triển khai được những sản phẩm, hoạt động mới liên quan đến trái phiếu chưa được phát triển. Agribank mới chỉ triển khai thực hiện một số các nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu cơ bản, một số sản phẩm chỉ dừng lại ở mức thí nghiệm mà chưa thực sự đa dạng hoá và thực hiện thường xuyên bao gồm nghiệp nghiệp vụ phái sinh, mua bán các loại trái phiếu ngoại tệ do Chính phủ Việt Nam hoặc quốc tế phát hành.