Trung tâm vốn hiện đang trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh vốn bao gồm: Cho vay liên ngân hàng, mua bán có kỳ hạn GTCG và đầu tư kinh doanh trái phiếu. Những nghiệp vụ kinh doanh vốn kể trên đang được thực hiện và chịu trách nhiệm bởi phòng Kinh doanh vốn.
- Hoạt động đấu thầu trái phiếu trên thị trường sơ cấp được Agribank thực hiện qua hệ thống đấu thầu của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và hệ thống thị trường tiền tệ của NHNN.
Trong những năm qua, Agribank là một trong những thành viên tham gia tích cực vào các phiên đấu thầu của KBNN, NHPT và NHCSXH được thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Doanh số trúng thầu tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt, doanh số trúng thầu năm 2015 đạt 21.259 tỷ đồng gấp
40
Theo báo cáo của HNX, trong năm 2016, Agribank là một trong ba thành viên có tỷ trọng trúng thầu lớn nhất thị trường.
Bên cạnh đó, đối với hoạt động đấu thầu tín phiếu KBNN, NHNN được tổ chức qua hệ thống thị trường tiền tệ của NHNN, Agribank cũng là một trong những thành viên có doanh số trúng thầu cao nhất.
Hoạt động đấu thầu trái phiếu trên thị trường sơ cấp được thực hiện như sau: Giao dịch viên (GDV) tiếp nhận thông báo đấu thầu Trái phiếu (thông qua Website của HNX, NHNN hoặc thông báo bằng văn bản hoặc thông báo trên Hệ thống đấu thầu điện tử), thực hiện kiểm tra các thông tin của Thông báo đấu thầu và báo cáo Lãnh đạo phòng. GDV lập Tờ trình đề xuất phương án tham gia đấu thầu, chuyển Lãnh đạo phòng ký kiểm soát và chuyển Giám đốc ký phê duyệt (hoặc ký trình Người có thẩm quyền ký phê duyệt trường hợp vượt hạn mức của Giám đốc) (Thông báo đấu thầu được trình kèm cùng với Tờ trình). Căn cứ Tờ trình đã được phê duyệt, Đại diện đấu thầu đăng nhập vào Hệ thống đấu thầu điện tử (HTĐTĐT) của HNX để thực hiện các bước đặt thầu theo quy trình của HNX, NHNN. Sau khi có kết quả đấu thầu, Đại diện đấu thầu truy cập HTĐTĐT và thực hiện xác thực và in thông báo kết quả đấu thầu. Đại diện đấu thầu báo cáo Lãnh đạo phòng và Giám đốc về kết quả đấu thầu.
- Hoạt động mua hẳn bán hẳn trái phiếu trên thị trường thứ cấp:
Agribank là thành viên giao dịch Trái phiếu chuyên biệt tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, thực hiện mua bán các trái phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Các đối tác của Agribank bao gồm: các NHTM, các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư tại Việt Nam. Hoạt động mua bán trái phiếu này được thực hiện tại Trung tâm vốn như sau:
Khi có nhu cầu mua hoặc bán trái phiếu, Agribank và đối tác sẽ thực hiện thoả thuận giao dịch mua bán trái phiếu thông qua hình thức ký hợp đồng hoặc thông qua hệ thống giao dịch Reuters Dealing bao gồm những thông tin cơ bản như: Loại trái phiếu,mã trái phiếu, kỳ hạn còn lại của trái phiếu, khối lượng giao dịch, lợi suất mua/bán, giá yết, tổng số tiền thanh toán và ngày đặt lệnh... Sau đó, hai bên sẽ thực hiện đặt lệnh mua hoặc bán thông qua hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt của Sở giao dịch chứng khoán Hàn Nội với các thông tin đã được thoả thuận trong hợp đồng. Đến ngày thanh toán, bên bán sẽ nhận được tiền bán trái phiếu và bên mua sẽ nhận được khối lượng trái phiếu đặt mua.
- Đối với hoạt động cho vay liên ngân hàng, quy trình hoạt động này tại Trung tâm vốn được thực hiện như sau: GDV thực hiện phân tích đánh giá thị trường; tiếp nhận đề nghị vay vốn, nhận tiền gửi của khách hàng; thoả thuận với khách hàng về số tiền, thời hạn, lãi suất, các điều kiện khác (nếu có). Căn cứ tình hình nguồn vốn khả dụng của Agribank, mức lãi suất tham chiếu được phê duyệt và hạn mức giao dịch được duyệt của khách hàng, GDV lập tờ trình đề xuất Trưởng phòng KDV thực hiện giao dịch cho vay, gửi tiền đối với khách hàng. Căn cứ nội dung Tờ trình đề xuất giao dịch với khách hàng của GDV, Trưởng phòng KDV thực hiện kiểm soát nội dung và ký kiểm soát tờ trình trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi tờ trình được phê duyệt, GDV lập hợp đồng giao dịch, hợp đồng đảm bảo (nếu có), xác nhận giao dịch với khách hàng qua mạng giao dịch điện tử (hệ thống giao dịch của hãng Reuters), trình Trưởng phòng KDV ký kiểm soát hợp đồng giao dịch, hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có), hoặc Giấy xác nhận giao dịch trình Giám đốc TTV phê duyệt. Cán bộ tại Phòng KT tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, lập điện chuyển tiền, chuyển Trưởng Phòng KT phê duyệt.
42
kỳ hạn GTCG của Agribank bắt đầu được đẩy triển khai từ năm 2015. Trong năm 2015, doanh số Repos của Agribank đạt 57.813 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2016, doanh số này tăng lên gấp 2,33 lần doanh số của năm 2015, đạt 192.732 tỷ đồng. Theo báo cáo của HNX, trong năm 2016, Agribank và VCB là hai thành viên có tỷ trọng giao dịch mua, bán có kỳ hạn GTCG lớn nhất thị trường. Hoạt động mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá tại Trung tâm vốn được thực hiện theo các bước sau: Phòng KDV là đơn vị đầu mối thực hiện mua, bán có kỳ hạn GTCG với các đối tác trên thị trường tiền tệ, trực tiếp thoả thuận với khách hàng về loại GTCG được mua, bán (hình thức, mệnh giá hoặc giá trị đến hạn thanh toán, tổ chức phát hành); ngày mua; giá mua; thời hạn mua; giá mua lại; ngày mua lại; các điều kiện khác (nếu có). Căn cứ tình hình nguồn vốn khả dụng của Agribank và hạn mức giao dịch với khách hàng, mức lãi suất tham chiếu đã được phê duyệt, GDV lập tờ trình đề xuất Trưởng phòng KDV thực hiện mua, bán có kỳ hạn GTCG với các đối tác trên thị trường tiền tệ. Căn cứ nội dung Tờ trình đề xuất giao dịch với khách hàng của GDV, Trưởng phòng KDV thực hiện kiểm soát nội dung và ký kiểm soát tờ trình trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở tờ trình được phê duyệt, GDV thực hiện xác nhận giao dịch với khách hàng (Giấy xác nhận giao dịch), lập hợp đồng mua, bán lại trình Trưởng phòng KDV ký kiểm soát và trình Giám đốc TTV phê duyệt. Phòng kế toán thực hiện giải ngân tiền cho khách hàng và nhận GTGC về.