Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng nông

Một phần của tài liệu 1235 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện lương sơn hòa bình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 96 - 112)

Sơn - Hòa Bình

Là chi nhánh loại III của Agribank Tỉnh Hòa Bình, trải qua một thời gian dài xậy dựng, phấn đấu và trưởng thành, Agribank CN Lương Sơn luôn cố gắng phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh do Agribank Tỉnh Hòa Bình phân giao. Agribank CN Lương Sơn đã nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải tập trung phát triển hoạt động dịch vụ

NHBL, đưa hoạt động này lớn mạnh và trở thành một hoạt động cốt lõi của chi nhánh. Theo đó, đã đề ra phương hướng nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh ngân hàng bán lẻ năm 2015.

3.1.2.1 Mục tiêu chung

Chấp hành nghiêm túc các định hướng của Chính phủ, biện pháp chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, chỉ đạo của Agribank Việt Nam; Góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững; Bám sát kê hoạch kinh doanh được giao, tạo sự tăng trưởng trên tất cả các mặt nghiệp vụ đặc biệt là tín dụng trên cơ sở kiểm soát, quản lý tốt yếu tố chất lượng chất lượng tín dụng, tạo lực cho tăng trưởng, tăng thị phần và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh trên địa bàn.

Xây dựng Chi nhánh Agribank huyện Lương Sơn trở thành ngân hàng hàng đầu trên địa bàn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ khách hàng. Hướng tới là ngân hàng bán lẻ tốt nhất, phục vụ tốt đối tượng khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu trên cơ sở định hướng cho từng mặt hoạt động như sau:

Huy động vốn :

Nhanh chóng cải thiện sự mất cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Huy động vốn phải có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân phải cao hơn tốc độ tăng trưởng của huy động vốn cuối kỳ.

Chuyển dịch mạnh cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn theo hướng tập trung tăng trưởng huy động vốn trung dài hạn .

Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền khách hàng huy động vốn để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, vững chắc của nền vốn huy động. Tăng trưởng mạnh Huy động vốn từ khách hàng dân cư. Nhanh chóng gia tăng số lượng

khách hàng huy động vốn.

về tín dụng:

ưu tiên tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hộ sản xuất, nông dân, nông nghiệp nông thôn, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ hưởng lương Ngân sách Nhà nước. Giảm dần tỷ trọng cho vay các Doanh nghiệp lớn có đối tượng kinh doanh không mang lại lợi ích kinh tế.

Xác định tăng trưởng tín dụng bán lẻ gắn với mục tiêu an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ. Triển khai các sản phẩm tín dụng bán lẻ đặc thù phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng ở địa bàn chi nhánh như sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp, hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay kinh doanh thương mại, thẻ tín dụng... Đẩy mạnh cung cấp sản phẩm tín dụng bán lẻ kết hợp với huy động vốn và các sản phẩm phi tín dụng khác.

Phát triển dịch vụ bán lẻ khác:

Tập trung triển khai các sản phẩm chi nhánh có thế mạnh, căn cứ vào địa bàn hoạt động cũng như môi trường kinh doanh của các phòng giao dịch. Lựa chọn các nhóm khách hàng mục tiêu để triển khai các sản phẩm đem lại nguồn thu tốt như dịch vụ SMS, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng... Hàng tháng, thực hiện rà soát lại các sản phẩm đang triển khai để đánh giá hiệu quả và số lượng khách hàng đang sử dụng, để từ đó đưa ra các giải pháp tiếp cận, khắc phục và nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng.

Quy mô và tăng trưởng nền khách hàng:

Tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu cần phải đẩy mạnh phát triển bao

gồm các khách hàng quan trọng (VIP), các cán bộ nhân viên của doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng, bảo lãnh tại Chi nhánh, tiếp cận với cac đơn vị như: Điện lực huyện lương Sơn, Trung tâm viễn thông,Các khối trường học, Các

ban nhân dân các xã và cán bộ đang công tác tại các đơn vị trả lương qua tài khoản của Chi nhánh để tăng trưởng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Xây dựng mô hình bán lẻ:

Tổ chức mô hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh, mạng lưới kênh phân phối: Tăng cường phát triển kinh doanh bán lẻ đối với mạng

lưới các phòng giao dịch, nâng cao hiệu quả doanh số bán lẻ của Chi nhánh, tập

trung nguồn lực phục vụ công tác bán lẻ của chi nhánh.

Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nguồn thu của chi nhánh:

- Cải thiện cơ cấu thu nhập theo hướng: giảm tỷ trọng nguồn thu từ lãi cho vay, tăng tỷ trọng các nguồn thu phi lãi cho vay. Tập trung tăng các nguồn thu từ dịch vụ và tăng trưởng nguồn vốn huy động để bán nguồn thừa vốn cho chi nhánh cấp trên, giảm phí sử dụng vốn .

- Đối với cơ cấu thu nhập theo các đối tượng khách hàng: yêu cầu tốc độ gia tăng các nguồn thu từ nhóm khách hàng bán lẻ phải cao hơn tốc độ gia tăng

của tổng thu nhập để thực hiện các mục tiêu theo chiến lược ngân hàng bán lẻ

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Nguồn vốn (bao gồm cả nguồn vốn ngoại tệ qui đổi VND) tăng trưởng từ 12-15% so với năm 2014 (trong đó tỷ lệ tiền gửi dân cư tối thiểu 95%).

- Dư nợ cho vay (không bao gồm dư nợ vốn UTĐT) tăng trưởng 10 - 12 %. Trong đó dư nợ trung, dài hạn chiếm tối đa 40%, dư nợ nông nghiệp nông thôn tối thiểu chiếm 90%.

- Nợ xấu chiếm tỷ trọng tối đa 2% trong tổng dư nợ.

- Thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng trưởng cao hơn năm trước, đạt kế hoạch giao.

- về tài chính phấn đấu dương quỹ thu nhập, đảm bảo chế độ cho người lao động

- Nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội, tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu Agribank.

3.2GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNH

3.2.1 Tăng tính cạnh tranh của các dịch vụ ngân hàng bán lẻ

3.2.1.1 Hoàn thiện quy định về quy trình nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng

Các quy định điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện nay do nhiều cấp ban hành, bao gồm các nghị định của Chính phủ, quyết định, thông tư hướng dẫn của NHNN và các quy định, quy trình nghiệp vụ của các NHTM. Nhìn chung, cơ sở pháp luật về dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn thiếu nhiều quy định cần thiết, nhiều quy định thiếu cụ thể và không thích hợp. Điều này đòi hỏ i phải sớm điều chỉnh, tiến tới hình thành môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất giữa các loại hình dịch vụ. Điều này vừa giúp đảm bảo an toàn cho Ngân hàng, mặt khác cũng giảm bớt những thủ tục hành chính rườm rà, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng.

3.2.1.2 Củng cố hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bước triển khai rộng mô hình giao dịch một cửa.

Rà soát đánh giá chất lượng của các phòng giao dịch tại chi nhánh để có các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng giao dịch

Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các nghiệp vụ ngân hàng. Tăng cường kỹ thuật xử lý tự động các quy trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định

thông tin, xử lý nghiệp vụ; Nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu các giải pháp quản lý hành chính, đảm bảo tính an toàn và bảo mật trong kinh doanh.

Đối với mạng lưới phân phối, phải chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo máy ATM hoạt động thông suốt, hiệu quả. Tích cực chủ động tìm kiếm và mở rộng các điểm lắp đặt POS, phát triển các đại lý thanh toán để nâng cao doanh số giao dịch, tăng nguồn thu phí cho ngân hàng đồng thời quảng bá thương hiệu tới khách hàng.

Tăng cường liên kết với các NHTM để mở rộng khả năng sử dụng thẻ và phát huy tính năng tác dụng của thẻ ATM, tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho khách hàng.

Bên cạnh việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thống, Agribank CN Lương Sơn cần nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các kênh phân phối hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi như các dịch vụ, để khách hàng có thể sử dụng như đặt lệnh, thực hiện thanh toán, truy vấn thông tin, trên cơ sở các cam kết giữa ngân hàng và khách hàng. Việc sử dụng kênh phân phối này có nhiều lợi thế như nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng.

3.2.1.3 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ

Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Trong đó, tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường, nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh.

Đa dạng hóa sản phẩm được xác định là thế mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, cần tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trường, nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh. Khả năng cung cấp được nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm mới, thông qua sự đa dạng về sản phẩm và

kênh phân phối sẽ giúp Agribank CN Lương Sơn tranh thủ cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Đa dạng hóa và nâng cấp chất lượng sản phẩm, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đa kênh phân phối, mở rộng mạng lưới để tiếp cận, giao dịch, giới thiệu sản phẩm, dễ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, tự động. Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản, trước hết là các tài khoản cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích kèm theo, góp phần phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Phát triển sản phẩm tiết kiệm linh hoạt

Sản phẩm này rất tiện ích, khách hàng có thể rút gốc từng phần bất kỳ lúc nào tại bất kỳ đâu, khi thanh toán thủ tục nhanh gọn và rất đơn giản, không phải phát hành lại sổ tiết kiệm nên chi nhánh giảm được chi phí ấn chỉ quan trọng. Hiện nay, tại chi nhánh sản phẩm này khách hàng rất ưa chuộng.

+ Sản phẩm tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm an sinh

Khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nhưng định kỳ hoặc không định kỳ muốn gửi góp một số tiền nhất định. Agribank Việt Nam hiện nay có loại sản phẩm tiết kiệm gửi góp định kỳ hoặc không định kỳ, với một số tiền nhất định.

+ Phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng, cho vay thấu chi qua tài khoản đối với các cán bộ trả lương qua tài khoản tại chi nhánh

Hiện nay, số lượng đơn vị trả lương qua tài khoản tại chi nhánh cao,

Nếu áp dụng chính sách linh hoạt cho vay cán bộ nhận lương qua tài khoản tại Agribank CN Lương Sơn, hạn mức vay căn cứ theo mức lương hiện hưởng của mỗi cán bộ, thì sẽ phát triển tốt sản phẩm cho vay bán lẻ, đồng thời thu hút một lượng lớn khách hàng doanh nghiệp, các đơn vị hưởng lương Ngân sách Nhà nước thực hiện thanh toán lương qua tài khoản, tăng các cơ hội bán chéo sản phẩm.

+ Gia tăng tiện ích sản phẩm thẻ

Sản phẩm thẻ là một trong những sản phẩm ngân hàng bán lẻ, thể hiện hàm lượng ứng dụng công nghệ cao và là một trong những sản phẩm thể hiện thế mạnh cạnh tranh của các ngân hàng bán lẻ. Tiện ích của thẻ, chất lượng dịch vụ thẻ, được coi là một tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ bán lẻ, đồng thời cũng thể hiện trình độ ứng dụng công nghệ hiện đại của mỗi ngân hàng hiện nay.

Tuy nhiên, hiện nay, do tác động của thói quen thanh toán tiền mặt, nên thẻ chủ yếu được sử dụng như một công cụ rút tiền mặt tại các máy ATM, các giao dịch thanh toán chuyển khoản giữa các tài khoản trong nội bộ hệ thống và khác hệ thống chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng trị giá giao dịch thực hiện tại máy ATM, các giao dịch thanh toán hóa đơn cước sử dụng điện thoại, hóa đơn sử dụng nước còn hạn chế phạm vi sử dụng.

Trong thời gian tới, Agribank CN Lương Sơn cần nghiên cứu, triển khai dịch vụ nhằm gia tăng tiện ích của thẻ như: tiện ích thanh toán, phát triển sản phẩm thẻ như một phương tiện thanh toán, đặc biệt là thanh toán, chi tiêu qua mạng phục vụ cho các giao dịch thanh toán online, hướng tới các khách hàng trong lĩnh vực Thương mại điện tử, mua bán hàng qua mạng. Mở rộng tiện ích thanh toán hoá đơn điện nước, hoá đơn dịch vụ viễn thông trên toàn quốc.

Để phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm phát huy hiệu quả và tính năng kỹ thuật của công nghệ mới, góp phần hạn chế giao dịch tiền mặt, Agribank CN Lương Sơn cần đẩy mạnh hợp tác sâu rộng với các đối tác, nhằm triển khai các dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động bằng thẻ qua mạng lưới máy ATM. Bên cạnh đó là hợp tác với những đối tác cung cấp dịch vụ, hàng hoá qua mạng (thương mại điện tử), nhằm mở rộng cung cấp phương tiện thanh toán là sản phẩm thẻ trong thương

mại điện tử tới khách hàng.

+ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Hoàn thiện quy trình các dịch vụ Internet banking, Mobile banking, đảm bảo an toàn cho khách hàng và ngân hàng, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu để phát triển dịch vụ thanh toán qua kênh Internet banking, cung cấp các tiện ích thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử. Cung cấp dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Cung cấp đầy đủ các sản phẩm ngân hàng điện tử.

+ Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước

Ngoài những sản phẩm chuyển tiền truyền thống, Agribank CN Lương Sơn phải quan tâm hơn nữa về sản phẩm nhận chuyển tiền nhiều nơi, với hình thức này khách hàng có thể nhận tiền tại bất cứ Agribank nào khi xuất trình chứng minh thư và 17 số bí mật. Việc quảng bá, tiếp thị và triển khai sản phẩm này tại chi nhánh còn rất hạn chế. Mặc dù có ưu điểm là khách hàng chuyển không cần biết rõ Agribank nào cũng có thể chuyển được, tuy nhiên mã số bí mật số lượng ký tự và số nhiều ( 17 ký tự) là hạn chế đối với người nhận, vì chỉ cần sai 1 ký tự thôi khách hàng cũng không thể tra cứu thông tin được.

3.2.2 Phát huy hiệu quả của các kênh phân phối

Phát triển mạnh kênh phân phối điện tử thông qua các hoạt động giới thiệu, marketing đến khách hàng, phát triển mạnh các điểm chấp nhận và thanh toán (ATM, POS), không ngừng nâng cao chất lượng và hoạt động của các máy ATM.

Hiện tại, kênh phân phối của Agribank CN lương Sơn bao gồm: Cây ATM, EDC. Trong đó, cây ATM được lắp đặt tại thị trấn huyện Lương Sơn, EDC được lắp đặt tại hai Phòng Giao dịch.

Bên cạnh đó, phối kết hợp với chi nhánh Điện lực huyện Lương Sơn để triển khai và giới thiệu sản phẩm dịch vụ thanh toán tiền điện qua ngân hàng.

Địa bàn huyện Lương Sơn giáp danh với Hà Nội, hơn nữa có Khu công

Một phần của tài liệu 1235 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện lương sơn hòa bình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 96 - 112)