Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 1234 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh hoa lư tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 84)

- Môi trường kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế có nhiều biến động, bất ổ n kinh tế vĩ mô lan rộng làm ảnh hưởng toàn diện đến đời sống nhân dân: lạm phát tăng cao, giá dầu và vàng biến động khó lường...lãi suất cũng liên tục biến động trong năm. Để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ phải thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt;

tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng; Ngân hàng Nhà Nước khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng.

- Môi trường pháp lý

Để có thể phát triển một cách bền vững, hoạt động dịch vụ ngân hàng nói chung, hoạt động dịch vụ bán lẻ nói riêng rất cần một hành lang pháp lý hoàn thiện, bao quát hết các vấn đề và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong thời gian qua, Chính phủ và NHNN đã thông qua nhiều luật, quy chế liên quan đến hoạt động ngân hàng, đồng thời sửa các văn bản pháp lý này cho phù hợp với yêu cầu thay đổi của cơ chế kinh tế mới. Tuy vậy, các ngân hàng vẫn phải hoạt động trong môi trường pháp lý còn rất nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện cho NHBL phát triển. Các văn bản pháp quy về dịch vụ ngân hàng hiện rất nặng về các quy trình thao tác giao dịch thủ công, mang nặng tính giấy tờ và cồng kềnh trong xử lý, trong khi quá trình hiện đại hóa ngân hàng cần phải có những dịch vụ đổ i mới liên tục. Như muốn đưa các sản phẩm mới ra thị trường, NHTM vẫn phải xin phép và mất rất nhiều thời gian.

Về cơ chế thanh toán điện tử trong nền kinh tế thì chưa có một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, hạn chế dịch vụ ngân hàng hiện đại như InternetBanking, tạo tâm lý e ngại cho cả ngân hàng và khách hàng.

- Môi trường dân cư - văn hóa xã hội

Văn hóa tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực bán l ẻ. Mặc dù đã có các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại với những máy ATM, POS hiện đại nhưng người dân vẫn có thói quen mua bán tại các chợ, ngoài đường phố,... Đến 90% chi tiêu bán l ẻ được thanh toán b ng tiền mặt. Trình độ dân trí, thói quen cất trữ và sử dụng tiền mặt của các tầng lớp dân cư khiến cho dịch vụ ngân hàng hiện đại khó lòng thâm nhập vào đời sống người dân.

Công nghệ thông tin chưa phát triển như mong muốn, đặc biệt là đường truyền dữ liệu của các TCTD phụ thuộc vào chất lượng đường truyền của ngành bưu chính viễn thông, Chi nhánh không chủ động được đường truyền. Sự nghẽn mạch hoặc tốc độ truyền chậm thường xuyên xảy ra vì vậy đã tác động gây hạn chế hiệu quả của hoạt động dịch vụ Ngân hàng nhất là dịch vụ thanh toán dịch vụ chuyển tiền điện tử và các quan hệ giao dịch khác trên mạng

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng

Trên địa bàn huyện, tính đến nay đã có đến khoảng gần 10 NHTM và các tổ chức tín dụng. Trong những năm gần đây, sự bùng nổ về dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam với sự tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng TMCP trong và ngoài nước đã diễn ra rất gay gắt. Các Ngân hàng TMCP ngay từ khi thành lập đã xác định chú trọng phát triển hoạt động NHBL. Trong những năm qua tổ ng nguồn vốn và thị phần của các Ngân hàng TMCP tăng trưởng nhanh chóng, chủ yếu nhờ vào các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân.

2.3.3.2 Nguy ên nhâ n ch ủ quan

- Trình độ của đội ngũ nhân viên am hiểu về dịch vụ NHBL còn hạn chế

Phần lớn đội ngũ cán bộ Agribank Hoa Lư làm việc tại địa bàn nông thôn, ít tiếp xúc với những thay đ i của SPDV hiện đại, số lượng cán bộ được đào tạo chưa nhiều do đó trình độ và nhận thức cán bộ còn nhiều bất cập. Thái độ phục vụ của cán bộ vẫn còn ít nhiều mang mầu sắc mệnh lệnh hành chính với cơ chế xin cho, chưa thực sự ân cần, chưa có sự tư vấn tận tình, chuyên nghiệp để có thể thu hút được khách hàng đến giao dịch c ng như sử dụng các dịch vụ bán lẻ tại Agribank. Hiện tại, Agribank Hoa Lư có gần 50 cán bộ nhân viên được chia thành 2 bộ phận. Một bộ phận là cán bộ có thâm niên

kinh nghiệm công tác nhưng phong cách làm việc lỗi thời, ngại tiếp cận cái mới. Bộ phận còn lại là đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo, nắm bắt nhanh các công nghệ mới nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế. Do chưa nhận thức đủ về tầm quan trọng của nghiệp vụ NHBL nên cả 2 bộ phận đều có tâm lý chung là ngại làm nhưng nghiệp vụ nhỏ lẻ, ngại tiếp xúc với những khách hàng hạn chế về trình độ...

- Việc đào tạo và tạo lại kiến thức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh còn bất cập

Các kiến thức về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của cán bộ hầu hết không được đào tạo tập trung. Thông thường khi Agribank cho ra đời một sản phẩm mới thì mỗi chi nhánh thường được cử cán bộ đi đào tạo tập trung. Tuy nhiên chi nhánh lại rất hạn chế tổ chức cho số cán bộ này về đào tạo lại tập trung cho nhưng cán bộ chưa được đào tạo, mà phần lớn những người không được đào tạo phải tự tìm hiểu. Điểu này ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, việc tự tìm hiểu kiến thức s ẻ dẫn đến mất thời gian, công sức so với được đào tạo trực tiếp. Hơn nữa việc tự tìm hiểu các kiến thức mới thì các bộ trẻ, cán bộ có tâm huyết có khả năng tiếp thu và tiếp thu nhanh, còn số cán bộ còn lại s bị hụt hẫng về kiến thức.

- Chính sách khách hàng và hoạt động marketing tại chi nhánh còn yếu

Công tác giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm mới đến người tiêu dùng của Agribank Hoa Lư còn rời rạc, thực hiện chưa hiệu quả và không theo chiến lược nhất định. Hầu hết các sản phẩm chưa được giới thiệu rộng rãi, chủ yếu là do khách hàng tự tìm hiểu. Chiến lược quảng cáo, marketing cho sản phẩm, dịch vụ NHBL chưa hiệu quả nên không gây được sự chú ý cuả khách hàng. Bên cạnh đó, các trung tâm thông tin, tư vấn khách hàng mặc

dù đã được Agribank triển khai thực hiện nhưng hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, chưa đóng góp được nhiều trong việc nâng cao mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Hơn nữa tại chi nhánh chưa có hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, cán bộ quan hệ khách hàng tập trung nhiều vào dịch vụ tín dụng, chưa có kinh nghiệm trong việc tiếp thị, bán các sản phẩm nhất là các sản phẩm phi tín dụng; thông tin khách hàng thiếu, sai lệch nên khó khăn trong việc duy trì và cải thiện các mối quan hệ với khách hàng. Chưa có sự quan tâm đúng mức đến khách hàng cá nhân, nhất là chưa có chính sách chăm sóc, duy trì và thu hút khách hàng quan trọng, khách hàng truyền thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã phân tích được thực trạng hoạt động của Agribank Chi nhánh Hoa Lư trong thời kỳ 2013 - 2015 và tập trung nêu rõ tình hình phát triển dịch vụ bán l ẻ tại chi nhánh. Trong quá trình phát triển, Chi nhánh Agribank Hoa Lư đã đạt được những thành tựu đáng kể, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nói chung và thực trạng triển khai hoạt động dịch vụ ngân hàng bán l ẻ nói riêng, chương 2 đã nêu ra được những tồn tại, khó khăn và phân tích được những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán l ẻ trong những năm gần đây tại chi nhánh Agribank Hoa Lư. Đây là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán l tại Chi nhánh trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIE N DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIE N NÔNG THÔN

VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN HOA LƯ

3 .1 Đ inh hướng ph át triển d ịch vụ ngân hàng b án 1 ẻ tại NHNo & PTNT

huyện Hoa Lư

3 .1.1 Đ ánh giá và dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội củ a huy ệnHoa Lư trong thời gian tới Hoa Lư trong thời gian tới

về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hoa Lư, năm 2015, tình hình chính trị xã hội ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm; môi trường đầu tư được cải thiện; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đầu tư từ những năm trước đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2015 vẫn tiếp tục gặp khó tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do kinh tế phục hồi chậm, nợ xấu còn ở mức cao, sức mua của thị trường yếu, sản phẩm sản xuất tồn kho nhiều, khả năng cạnh tranh thấp,... do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và chính sách cắt giảm đầu tư công, giảm chi tiêu ngân sách Nhà nước; bên cạnh đó là biến đổ i khí hậu, thiên tai, dịch bệnh vẫn xảy ra đã ảnh hưởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn. Song với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện; sự hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của Chính phủ và các bộ ngành Trung ương; sự nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế của huyện đạt được kết quả tích cực, cụ thể: tốc độ tăng giá trị sản xuất hằng năm trung bình đạt 23,9%, thu nhập bình quân đầu người đạt 34,1 triệu đồng, thu ngân sách trên địa bàn đạt 381 tỷ đồng (Mục tiêu: 325 tỷ đồng); đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được

cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh còn 3%. Đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 12/14 chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề ra.

Đảng bộ huyện Hoa Lư đề ra phương hướng, mục tiêu trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 là: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; phát triển mạnh dịch vụ, du lịch gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, coi đây là mũi nhọn, là nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu trong phát triển kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới, tạo sự chuyển biến tích cực về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; phát triển văn hoá - xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường công tác quân sự, quốc phòng địa phương; xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; sớm hoàn thành xây dựng huyện Nông thôn mới. Đẩy nhanh phát triển huyện phù hợp với quy hoạch đô thị Ninh Bình đã được phê duyệt.

Theo đó về phát triển kinh tế, Hoa Lư phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 97,7 triệu đồng vào năm 2020. Về phát triển xã hội, Quy hoạch đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2-3%/năm, đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% và đến năm 2020 đạt 70%, bình quân mỗi năm tạo thêm việc làm cho trên 300 nghàn lao động. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, cần phải quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó đáng chú ý là cần phát huy tốt hơn nữa các nguồn lực và tiềm năng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Phải lấy dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp làm trọng tâm gắn với việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp phát triển bền vững, nông nghiệp phục vụ du lịch.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đề nghị huyện tập trung cùng với tỉnh đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn

tránh thành phố Ninh Bình; từng bước thực hiện quy hoạch chung đô thị tỉnh Ninh Bình đã được phê duyệt.

về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, huyện cần nghiên cứu, áp dụng các mô hình sản xuất, chuyển đổ i mạnh diện tích trồng lúa, màu hiệu quả thấp sang nuôi, trồng cây, con hoặc mục đích phi nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa; tăng giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác.

về phát triển các làng nghề, Hoa Lư cần đi đầu trong thực hiện phát triển mô hình “Mỗi làng một nghề, mỗi xã một sản phẩm chủ lực” mà tập trung trước hết vào Làng nghề thêu ren Ninh Hải, Làng nghề đá mỹ nghệ Ninh vân. về phát triển du lịch, huyện cần tập trung nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Phát triển đồng bộ các loại hình du lịch. Phát triển du lịch phải gắn chặt chẽ với bảo vệ và phát huy các giá trị của Di sản, ứng xử có văn hóa với môi trường thiên nhiên. Bên cạnh đó Hoa Lư cần tăng cường công tác quy hoạch phát triển nông thôn. T ổ chức phân vùng, khoanh vù ng quản lý bảo vệ di sản.

3.1.2 Đ inh hướng phá t triển dịch vụ ngân hàng b án lẻ c ủa NHNo & PTNT Việt Nam

Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến 31/12/2015, Agribank có tổng tài sản trên 833.000 tỷ đồng; tổng nguồn vốn trên 804.000 tỷ đồng; Tổ ng dư nợ 614.561 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với trên 1.000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn... Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB). Agribank đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.

Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư

Một phần của tài liệu 1234 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh hoa lư tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w