KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI MỘT

Một phần của tài liệu 1233 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh uông bí luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 40 - 81)

TẠI

MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng các dịch vụ tài chính của 118 ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Thái Bình Dương rất lạc quan về triển vọng phát triển ngân hàng bán lẻ. Việc mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ phụ thuộc vào 3 lĩnh vực chính, đó là: thị trường và quản lý sản phẩm, các kênh phân phối, dịch vụ và thỏa mãn dịch vụ. Yếu tố quyết định đảm bảo cho sự tăng trưởng không ngừng của thị trường bán lẻ tại các nước có nền kinh tế mới nổi là sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, cùng với đó là sự phát triển của môi trường luật pháp, hạ tầng tài chính.

1.5.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một số nước trên

thế giới

Kinh nghiệm của Singapore

Các ngân hàng ở Singapore từng bước xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Một trong những ngân hàng thành công về kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Singapore là ngân hàng Standard Chartered. Các ngân hàng ở Singapore đã khai thác sự phát triển của công nghệ trong việc triển khai dịch vụ bán lẻ tại các ngân hàng, theo thống kê đến nay có hơn 60% giao dịch của ngân hàng được thực hiện qua các kênh tự động. Những bài học kinh nghiệm trong việc kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ đó là:

- Hệ thống chi nhánh rộng lớn đã tạo điều kiện cho việc quản lý vốn hiệu quả, giúp cho các ngân hàng thành lập nên những quỹ tiền tệ cung cấp cho khách hàng,

- Thành lập mạng lưới kênh phân phối dịch vụ tự động như: máy nhận tiền gửi, internet banking, phone banking, home banking... để phục vụ cho khách

hàng. Việc

sử dụng các kênh tự động đã mang lại hiệu quả và tiện ích cho khách hàng. ❖ Kinh nghiệm của Thái Lan

Ngân hàng Bangkok được thế giới biết đến là một ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan. Theo số liệu thống kê, trong 6 người Thái thì có một người mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng Thái Lan. Mạng lưới phục vụ các hoạt động tại ngân hàng này rộng khắp, mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên ngân hàng Bangkok vẫn tập trung phát triển mạng lưới để phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng này mở thêm các chi nhánh phục vụ cho các siêu thị và các trường đại học. Kết quả của việc mở rộng mạng lưới đã mang lại thành công cho ngân hàng vào năm 2006, đó là doanh thu tăng gấp 7 lần và số lượng khách hàng tham gia tăng hơn 60% so với năm 2002. Ngoài ngân hàng Bangkok, các ngân hàng khác ở Thái Lan cũng quan tâm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Những kinh nghiệm đúc kết tại các ngân hàng Thái Lan trong việc mang lại thành công trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ đó là:

- Nghiệp vụ kế toán và mở rộng tín dụng của các chi nhánh cần tập trung về trung tâm điều hành; điều này giúp cán bộ chi nhánh tập trung nhiều vào việc cung

cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Hệ thống công nghệ thông tin đã góp phần

nâng cao hiệu quả chế độ thông tin nội bộ và cung cấp sản phẩm đến tay

người tiêu

dùng.

- Thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí hoạt động như cắt giảm lao động dư thừa, cắt giảm các chi nhánh hoạt động không hiệu quả và cắt giảm các

chi phí

bán lẻ.

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Các chuyên gia về ngân hàng đã đánh giá hệ thống ngân hàng của Nhật Bản là hệ thống ngân hàng cồng kềnh, đôi khi còn lệ thuộc vào hệ thống chính trị. Vì vậy các ngân hàng nước ngoài rất khó khăn khi tiếp cận với môi trường tài chính tại nước này. Tuy nhiên Citibank chi nhánh ở Nhật Bản đã có cách tiếp cận riêng về lĩnh vực phát triển dịch vụ ngân hàng, các kế hoạch đa dạng, những sản phẩm tốt và số lượng người tham gia đông đảo đã làm cho Citibank trở nên thành công trong kinh doanh. Cách tiếp cận độc đáo của Citibank đó chính là hình thức kinh doanh ngân hàng đơn lẻ, đây là điểm khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Những bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng ở Nhật Bản đó là:

- Chiến lược tiếp thị năng nổ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh.

- Vị trí các điểm giao dịch thuận lợi, gần nơi đông dân cư tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- Có chiến lược đánh bóng thương hiệu và phô trương sức mạnh tài chính bằng cách mua lại cổ phần của các ngân hàng khác để khuếch trương tiềm lực tài chính

của mình.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ được xem là một xu hướng tất yếu khi mà nó ngày càng quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính trên thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn và công nghệ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bởi lẽ, việc mở rộng phục vụ nhóm đối tượng là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, quản lý rủi ro hữu hiệu hơn, điều này đã làm cho ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.

Đúc kết những bài học kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và Nhật Bản ở trên, đã mang lại bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các ngân hàng thương mại Việt Nam đó là:

- Mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng: Mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh

doanh. Tuy

nhiên việc mở rộng mạng lưới hoạt động còn tuỳ thuộc vào chiến lược công nghệ,

khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách hàng. Ngoài ra việc phát triển

mạng lưới cần phải đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai

thác hiệu quả thị trường. Đi đôi với việc phát triển mạng lưới cũng nên rà soát lại

những điểm giao dịch hoạt động không còn hiệu quả để cắt giảm chi phí. - Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ: Đa dạng hoá sản phẩm là điểm mạnh và

mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, hình thành bộ phận nghiên cứu

chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm

lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở hệ thống lý luận, chương 1 đã trình bày một cách khái quát nhất về hoạt động bán lẻ của ngân hàng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ bán lẻ.

Khái quát hoá về những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động ngân hàng bán lẻ, bao gồm: khái niệm, vai trò, đặc điểm, các loại hình dịch vụ bán lẻ.

Đưa ra những khái quát chung nhất về các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động bán lẻ và các chiến lược marketing nhằm thúc đẩy hoạt động bán lẻ phát triển.

Những lý luận đưa ra ở chương 1 sẽ là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH UÔNG BÍ 2.1.1. Giới thiệu chung

Trong những năm qua, Quảng Ninh đang từng buớc ổn định và phát triển. Với thế mạnh về đất đai, nguồn lao động dồi dào lại là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh). Quảng Ninh là vành đai phát triển công nghiệp, là mạch máu giao thông quan trọng. Hiện Quảng Ninh là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có tới 4 thành phố trực thuộc gồm Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí,

Cẩm Phả. Đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di

sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Cơ sở hạ tầng ngày càng đuợc nâng cấp và cải thiện rõ rệt, với năm khu công nghiệp Cái Lân, Việt Hung, Hải Yên, Đông Mai, Hải Hà đuợc hình thành. Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Quảng Ninh sẽ là điểm thuận lợi hấp dẫn với các nhà đầu tu trong và ngoài nuớc.

Uông Bí là thành phố nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh. Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là đô thị loại II đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị kiểu mẫu, phát triển nhanh và bền vững ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Số lao động làm việc trong ngành kinh tế quốc dân (số liệu năm 2015): 60.200 nguời.

Trong đó:

- Lao động phi nông nghiệp: 45.680 nguời. - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: 75,9%.

Với mục tiêu phát triển và mở rộng mạng luới chi nhánh trên toàn quốc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã thành lập và đua vào hoạt

động hàng loạt các chi nhánh ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Uông Bí được thành lập ngày 22/3/1995 theo Quyết định số 88/QĐ-NHNo Quyết định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.Chi nhánh có trụ sở chính đặt tại Số nhà 424 Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Uông Bí là đơn vị trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Quảng Ninh. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Uông Bí hoạt động theo Luật NHNN, Luật các Tổ chức Tín dụng và Điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Uông Bí là một trong số 10 NHTM có mặt trên địa bàn Thành Phố Uông Bí. Các ngân hàng cùng hoạt động trên thành phố Uông Bí như Chi nhánh ngân hàng Công Thương, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư, Chi nhánh NHTM Cổ phần Nhà Hà Nội, Chi nhánh NHTM Cổ phần Hàng Hải, Chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội...

Dù Chi nhánh cũng mới được thành lập nhưng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể Ban Giám đốc và cán bộ công nhân viên, Chi nhánh luôn bám sát định hướng của Tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, đồng thời thường xuyên được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Thế mạnh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Uông Bí là NHTM Nhà nước nên nhận được sự tín nhiệm của khách hàng. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Uông Bí thời gian qua đã khẳng định được vị trí cũng như vai trò của mình trên địa bàn Thành Phố Uông Bí.

2.1.2. Mô hình tổ chức, mạng lưới hoạt động

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônUông Bí gồm Ban lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ. Ban lãnh đạo gồm Giám đốc và Phó Giám đốc. Giám đốc phụ trách chung; Phó Giám đốc được phân công theo dõi, chỉ đạo điều hành một số công việc trong phạm vi cụ thể.

sự chỉ đạo của Phó Giám đốc. Mỗi phòng ban chịu sự chỉ đạo, giám sát của các trưởng phòng. Sau đây là mô hình tổ chức chung của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Uông Bí.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh

Nguồn: Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Uông Bí

Tại Chi nhánh:

+ Ban giám đốc gồm: Một Giám đốc trực tiếp phụ trách phòng kế toán và ngân quỹ; Một Phó Giám đốc phụ trách phòng kế hoạch và kinh doanh, phòng hành chính và nhân sự.

+ Phòng Kinh doanh: Với tổng số 20 cán bộ công nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng, cán bộ tín dụng trong phòng phụ trách 11 phường, trực tiếp cho vay đối với hộ sản xuất, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn và đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng đặt ra, xây dựng kế hoạch cân đối về nguồn vốn và sự dụng vốn. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo tổng hợp, trực tiếp thẩm định các dự án

2017 A Nhóm chỉ tiêu quy mô

1 Chỉ tiêu HĐVDC

đầu tư cho vay, bảo lãnh, thu nợ.

+ Phòng Ke toán - Ngân quỹ: Với tổng số 15 cán bộ công nhân viên, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kế toán về hoạt động huy động vốn và các nghiệp vụ phát sinh khác. Trên cơ sở đảm bảo về an toàn tài sản của bản thân ngân hàng cũng như tài sản của các cá nhân và TCKT được bảo quản tại ngân hàng.

+ Phòng hành chính và nhân sự bao gồm 10 cán bộ công nhân viên được giao thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ hành chính, nhân sự của một NHTM.

• Cơ sở vật chất kĩ thuật

Cơ sở vật chất kĩ thuật được khang trang, bố trí hợp lí, hoạt động vi tính được nối mạng toàn quốc (tổng số có 37 máy tính trong đó có 6 máy chủ và 03 máy ATM).

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh

• Huy động vốn

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi

có kỳ

hạn và các loại tiền gửi khác bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định cảu

ngân hàng Nông nghiệp.

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nông nghiệp.

• Cho vay

Thực hiện các nhiệm vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của ngân hàng nông nghiệp.

Hoạt động dịch vụ chủ yếu:

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, điển hình như: + Cung ứng các phương tiện thanh toán.

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. + Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ.

- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; máy rút tiền tự động; Dịch vụ thẻ; Két sắt; Nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thuơng phiếu và

các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán; Nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nuớc; đại lý bảo hiểm và các dịch

vụ ngân hàng khác đuợc Nhà nuớc và ngân hàng nông nghiệp cho phép.

- Cầm cố, chiết khấu thuơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của ngân hàng nông nghiệp.

- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất luợng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh

đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho tổ chức, cá nhân trong nuớc

theo quy định của ngân hàng nông nghiệp. - Tu vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ chế độ

Một phần của tài liệu 1233 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh uông bí luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 40 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w