Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu 1255 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 81 - 85)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

Từ phía Ngân hàng

Thứ nhất, công tác tiếp thị chưa hiệu quả. BIDV Sở giao dịch 1 chua chủ động

tiếp cận và thu hút đuợc khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu ở các khu công nghiệp nhu KCN Bắc Thăng Long, KCN Quang Minh. Chi nhánh có ít các chuơng trình nhằm giới thiệu sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, công tác marketing chủ yếu tập trung ở bộ phận tài trợ thuơng mại với lực luợng cán bộ mỏng. Hoạt động TTTM chủ yếu dựa vào khách hàng truyền thống, có sẵn, chua tăng cuờng tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, giữa

các chi nhánh BIDV trên cùng địa bàn, ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần kinh doanh Sở giao dịch 1.

Thứ hai, vấn đề nhân sự tài trợ thương mại. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

TTTM của đa số cán bộ trong chi nhánh chỉ được nâng lên thông qua các khóa đào tạo ngắn và dài ngày song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời đại hiện nay. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ thuộc bộ phận TTQT và TTTM của chi nhánh thường xuyên thay đổi dẫn đến một số xáo trộn và việc nắm bắt nghiệp vụ với cán bộ mới mất khá nhiều thời gian, trong khi hoạt động TTQT càng phát triển thì càng đòi hỏi những cán bộ giỏi về nghiệp vụ. Tình hình nhân sự chuyên môn và các bộ tiếp thị dịch vụ TTTM còn thiếu và yếu, chủ yếu tập trung vào bộ phận TTTM tại phòng khách hàng doanh nghiệp, các cán bộ tín dụng và giao dịch viên còn chưa hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ TTTM để giới thiệu tới khách hàng, trình độ ngoại ngữ chưa cao.

Thứ ba, chính sách khách hàng. BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 chủ yếu thực

hiện việc tác nghiệp theo quy định chung của Hội sở chính, không có quyền tự quyết trong việc chào những mức phí ưu đãi, không có quyền linh hoạt trong một số điều kiện tài trợ để tăng sức cạnh tranh. Điều này dẫn tới việc chi nhánh khó thu hút được các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là những doanh nghiệp không có tiềm lực về tài chính nên rất cần những ưu đã về mức phí. Bên cạnh đó đối tượng khách hàng này chưa có nhiều chuyên môn, kinh nghiệm về nghiệp vụ nên đôi khi cần sự linh hoạt nhất định trong các điều kiện tài trợ. Trong bối cảnh muốn giảm sự phụ thuộc vào các Tổng công ty, Tập đoàn lớn trong công tác tín dụng nói chung và hoạt động tài trợ thương mại nói riêng thì đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ này cần được quan tâm, chú ý nhiều hơn.

Thứ tư, khó khăn trong nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng. Chi nhánh mua

ngoại tệ từ trung ương theo hạn mức, vượt quá hạn mức chi nhánh sẽ phải trả giá mua cao hợn gây khó khan trong việc đưa ra tỷ giá ưu đãi tới khách hàng. Tỷ giá biến động liên tục theo biến động của thị trường, chi nhánh khó cam kết tỷ giá với khách, chỉ có thể đưa ra tỷ giá tham khảo tại một thời điểm.

Khách hàng tham gia hoạt động TTTM tại BIDV Sở giao dịch 1 có trình độ hiểu biết về TTTM còn hạn chế. Quá trình lập chứng từ còn nhiều sai sót khiến cán bộ tài trợ thuơng mại mất nhiều thời gian tập trung tu vấn, khó khăn trong việc đi tìm kiếm khách hàng mở rộng thị phần trong khi lực luợng cán bộ còn mỏng. Khách hàng chủ yếu sử dụng các phuơng thức thanh toán truyền thống, ngại tiếp xúc với các sản phẩm dịch vụ mới.

Khi khách hàng thấy có bất lợi do hàng hóa xuống giá làm ảnh huởng đến hiệu quả kinh doanh, họ lại nhờ ngân hàng tìm kiếm sai sót để bắt lỗi nhằm từ chối thanh toán, thậm chí cả trong truờng hợp sai sót không đáng kể, việc từ chối là trái với thông lệ quốc tế đẩy ngân hàng vào tình trạng khó khăn khi thực hiện cam kết với ngân hàng nuớc ngoài, hoặc khó làm hài lòng khách hàng.

Từ phía nhà nước

Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đuợc Nhà nuớc chủ động mở rộng và phát triển, hiện nay các hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế đuợc áp dụng theo UCP600. Mặc dù đây là một văn bản đuợc sử dụng rộng rãi, đuợc xây dựng theo thông lệ quốc tế những không mang tính bắt buộc. Hiện nay, các NHTM Việt Nam tham gia hoạt động TTTM đều thừa nhận và tuận thủ các quy chuẩn này nhung vẫn chua có sự thống nhất, thiếu sự đồng bộ trong hoạt động TTTM của ngân hàng thuơng mại.

Cơ chế chính sách của Nhà nuớc trong lĩnh vực thuơng mại còn nhiều bất cập. Chính phủ và các Bộ ngành liên quan thuờng xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng đuợc phép xuất nhập khẩu, thời gian thi hành biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng có thời hạn ngắn, khó khăn cho doanh nghiệp trong việc dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó ảnh huởng đến hoạt động TTTM của Ngân hàng. Thủ tục hành chính còn ruờm ra, chua có sự phối hợp giữa các ban ngành, các quy định còn chồng chéo phiền toái cho khách hàng, tốn kém về mặt chi phí và thời gian. Chua xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các ngân hàng khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động TTTM tại Chi nhánh SGDl - BIDV giai đoạn 2009 đến 2011. Nhìn chung hoạt động TTTM của Chi nhánh SGDl đã có bước phát triển về cả doanh thu và chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó còn tồn tại một số mặt về quy trình hoạt động, cơ cấu thanh toán XNK cũng như thị phần đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân của những mặt tồn tại này được phân tích sâu ở cả hai góc độ khách quan và chủ quan. Những tồn tại này là những bất cập mà Chi nhánh SGDl cần phải tập trung giải quyết trong thời gian tới. Đây cũng là cơ sở thực tiễn để luận văn đề ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động TTTM tại Chi nhánh SGDl - BIDV trong chương ba của luận văn.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

SỞ GIAO DỊCH 1

Một phần của tài liệu 1255 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w