5. Kết cấu của luận văn
2.1.6. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
Là CTCK ra đời tháng 08 năm 2007 ở Việt Nam, nơi TTCK còn rất non trẻ, với vốn điều lệ ban đầu là 161 tỷ đồng, IVS đã có được vị trí nhất định trên TTCK. Đến nay, Công ty đã đáp ứng quy định về vốn pháp định để thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh CK như môi giới, lưu ký, tự doanh, tư vấn tài chính doanh nghiệp. Lượng tài khoản đăng ký mở và giao dịch tại Công ty tăng nhanh chóng, dần chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường. Tổng số tài khoản của Công ty đến hết tháng 30/06/2012 gần 12,000 tài khoản, điều này làm thị phần môi giới của IVS cũng đã tăng lên đáng kể.
Về dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp cũng như các dịch vụ tư vấn khác cũng được Công ty chú trọng và đang triển khai mạnh mẽ. Nhờ cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp và con người được đầu tư mạnh, hình ảnh IVS ngày càng được nhân rộng và biết đến như một nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, trọn gói trong lĩnh vực CK.
• Điểm mạnh Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, quyết định thành công của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ CK. Nhận thức rõ điều này, IVS đã chú trọng khâu tuyển dụng nhằm thu hút đội ngũ lãnh đạo cũng như chuyên viên có trình độ và chuyên nghiệp trong công việc.
Bộ máy lãnh đạo của IVS gồm nhiều chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kinh nghiệm, tầm nhìn chiến lược và trình độ quản trị lâu năm trong lĩnh vực CK, kiểm toán.
Với tầm nhìn chiến lược và định hướng lãnh đạo đúng đắn, IVS cũng thu hút được nhiều nhân tài, có kinh nghiệm chuyên sâu đảm nhiệm vị trí lãnh đạo các phòng ban. Ngay từ thời điểm thành lập công ty năm 2007, khi TTCK Việt Nam còn đang trong tình trạng thiếu nhân sự nhưng IVS đã rất chú trọng khâu tuyển dụng nhân viên. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ của Công ty đều có chứng chỉ hành nghề, và trung bình đã có kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực CK, kiểm toán.
Bên cạnh việc thu hút nhân tài, IVS cũng chú trọng xây dựng mức lương thưởng hợp lý, môi trường làm việc chuyên nghiệp, cạnh tranh lành mạnh để phát triển, khẳng định bản thân, giúp nhân viên toàn tâm toàn ý cho sự phát triển chung của Công ty.
Tầm nhìn chiến lược và trình độ quản trị của Ban lãnh đạo, tính chuyên nghiệp của nhân viên và sự đồng lòng nhất trí vì sự phát triển chung của IVS sẽ giúp Công ty thu được những thành công hơn nữa trong tương lai.
Công nghệ hiện đại:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam, đặc biệt khi các SGDCK đưa hệ thống khớp lệnh trực tuyến vào hoạt động, công nghệ trở nên đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ cạnh tranh cho khách hàng. Với nhận thức con đường phát triển nhanh nhất, bền vững nhất của một CTCK mới trên
thị trường là đầu tư mạnh cho công nghệ, dịch vụ, IVS đã triển khai hệ thống giao dịch CK hiện đại VSPRO.
Hệ thống phần mềm giao dịch CK của VSPRO đã hoạt động ổn định từ ngày 30/9/2009 và được các khách hàng đánh giá rất cao. Hệ thống giao dịch CK này đã giúp IVS thu hút rất nhiều khách hàng mới và đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng tham gia.
Cơ chế kinh doanh linh hoạt:
Hiện tại, IVS có các cơ chế kinh doanh như cơ chế lương, cơ chế môi giới và phát triển khách hàng rất linh hoạt góp phần vào việc tăng cường năng lực cạnh tranh
của Doanh nghiệp và gia tăng hiệu quả cũng như quy mô hoạt động kinh doanh. IVS đã triển khai từ tháng 6/2009 cơ chế cộng tác phát triển khách hàng, cơ chế hoa hồng để tăng thị phần môi giới CK, nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường. Do đó đã thu hút được nhiều các bộ môi giới giỏi về làm việc cũng như tạo động lực rất lớn để các cán bộ nhân viên có động lực làm việc và mang lại hiệu quả rõ rệt.
• Điểm yếu Tiềm lực vốn:
Tính đến thời điểm 30/06/2012, vốn điều lệ của IVS đạt 161 tỷ đồng, thuộc mức trung bình so với các công ty trong ngành.
Thị phần môi giới còn thấp:
Thị phần môi giới chứng khoán của Công ty còn thấp, chưa thu hút được nhiều khách hàng đến mở tài khoản và giao dịch tại Công ty đặc biệt là các khách hàng VIP, khách hàng tổ chức có giá trị giao dịch lớn ngay cả khi phần mềm giao dịch chứng khoán hiện đại đã đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá điểm yếu này là khách quan và có thể khắc phục. Trong năm 2011, IVS đã có những bước đột phá về chiến lược bằng việc nỗ lực nâng cao thương hiệu, gây dựng thị phần qua việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin core securities phát triển thêm nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cho NĐT như bản tin phân tích, hợp đồng hỗ trợ tài chính... và IVS đang nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu, nhằm đem đến những tiện ích tốt nhất đến NĐT. Từ những nỗ lực trên, tốc độ tăng trưởng số lượng tài khoản của Công ty rất nhanh. Điều này
đã thể hiện sự coi trọng của NĐT tới chất lượng dịch vụ của IVS. Sự tin tưởng của khách hàng chính là tiền đề giúp hoạt động môi giới của Công ty ngày càng nâng cao hiệu quả.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CTCP CHỨNG KHOÁN IVS
2.2.1. Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012.
Năm 2011, chính sách tiền tệ thắt chặt được triệt để thực thi nhằm đối phó với sự bùng phát của lạm phát. Dưới tác động của việc thực thi chính sách này, TTCK - lĩnh vực được xem là phi sản xuất - đi vào vòng xoáy suy giảm trầm trọng cả về điểm số lẫn thanh khoản. TTCK Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức suy giảm mạnh nhất trong khu vực. Ket thúc năm 2011, VN-Index còn 351.55 điểm và HNI-Index còn 58.74 điểm, giảm lần lượt 27.5% và 48.6% so với cuối năm 2010.
Việt Nam (VNIndex)
Ấn Độ (BSE 10O)
Trung Quốc (ShangHai Composite)
HongKong (HangSheng)
Nhật Bẳn (Nikkei 225) Singapore (STI)
Hằn Quốc (KOSPI) Anh (FTSE)
Thái Lan (SET)
Malaysia (KLCI) Indonesia (JCI) Mỹ (DJIA)
Xu hướng chủ đạo trong năm 2011 của thị trường là giảm điểm, với hai đợt giảm mạnh nhất diễn ra vào tháng 5/2011 và ba tháng cuối năm.
• Giai đoạn1: Năm tháng đầu năm:
Thị trường bám sát và phản ứng khá mạnh trước những biến động của kinh tế Vĩ mô và các động thái chính sách tiền tệ. Các sóng giảm diễn ra trong giai đoạn này đánh dấu các mốc biến động khắc nghiệt của kinh tế Vĩ mô như tỷ giá bất ngờ bị điều chỉnh tăng mạnh, lạm phát bùng phát dẫn đến sự ra đời của Nghị quyết 11 về thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đặc biệt đối với lĩnh vực phi sản xuất. Nghị quyết 11, trong đó ra hạn mức cụ thể cho tăng trưởng tín dụng ở các lĩnh vực phi sản xuất, là nút thắt cản trở dòng tiền chảy vào TTCK. Thị trường trải qua đợt sụt giảm mạnh và nhanh nhất vào tháng 5/2011 khi thời hạn đưa tỷ trọng tín dụng phi sản xuất về dưới 22% gần kề, buộc các NHTM tiến hành thu nợ CK dẫn đến làn sóng bán giải chấp mạnh. Chỉ trong năm tháng đầu năm VN-Index giảm 20% và HNI-Index giảm 40% so với cuối năm 2010.
• Giai đoạn 2: Sóng giảm nhẹ trong ba tháng tiếp theo do thiếu vắng thông tin: Sau khi giảm mạnh và lập đáy vào ngày 25/05, thị trường có một tuần hồi phục khá tốt sau đó. Đợt phục hồi này chủ yếu mang tính kỹ thuật khi giá cổ phiếu đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm. Sau tuần hồi phục này, các chỉ số tiếp tục đi vào kênh giảm điểm với mức độ nhẹ hơn do vắng bóng thông tin hỗ trợ và trong bối cảnh rủi ro lạm phát đang khá cao và hiện tượng vượt trần lãi suất diễn ra ngày càng phổ biến.
• Giai đoạn 3: Thị trường trải qua giai đoạn biến động mạnh nhất trong bốn tháng cuối năm:
Một số tin tức Vĩ mô tích cực bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này như lạm phát lập đỉnh và bắt đầu đi vào chu kỳ giảm, dự trữ ngoại hối cải thiện và kỳ vọng vào khả năng kéo giảm lãi suất như công bố của Thống đốc của NHNN. Nhờ vậy, TTCK đã có khoảng ba tuần phục hồi - đợt tăng điểm dài và mạnh nhất trong năm - vào cuối tháng 8 đến nửa đầu tháng 9/2011. Tuy nhiên, sau đợt tăng này thị trường trải qua giai đoạn suy giảm thứ hai trầm trọng hơn do tác động từ nhiều yếu tố như sự xuất hiện của các vụ đổ vỡ tín dụng đen, khó khăn dẫn đến yêu cầu tài cấu trúc hệ thống ngân hàng và TTCK, mối quan ngại về khả năng thoái vốn của NĐT ngoại và quan trọng hơn là sự suy giảm lòng tin của NĐT. Đà suy giảm của thị trường theo đó vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt khi kết thúc năm 2011 mặc dù hai chỉ số đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009.
• Diễn biến của các ngành trong năm 2011:
Cùng với sự suy giảm của các chỉ số thị trường, hầu hết các nhóm ngành giảm điểm mạnh trong năm 2011. Ngành hàng tiêu dùng là nhóm ngành duy nhất sinh lợi trong năm này, với mức tăng khoảng 6%. Hai ngành khác có tỷ suất sinh lợi giảm nhẹ so với VN-Index là công nghệ (-26%) và Y tế (-17%). Sáu nhóm ngành còn lại đề có mức giảm mạnh hơn VN-Index, trong đó các ngành Viễn Thông, Dịch vụ tiêu dùng, Nguyên liệu cơ bản, Công nghiệp là những nhóm ngành giảm mạnh nhất, với mức giảm từ xấp xỉ 40% đến 70%. Do là nhóm ngành tập trung khá nhiều cổ phiếu trụ cột nên nhóm ngành Tài chính giảm không quá mạnh so với VN-Index, mức sụt giảm trong năm 2011 của ngành này 29%.
130
CŨNGNGHE HANGT∣EU OUNG YTE
120
110 100
Hình 2.3: Các ngành có tỷ suất sinh lợi cao hơn VN-Index
(Nguồn: IVS)
CONGNGHIEP DAUKHI
DICH VUTIEUDUNG NGUYEN LIEUCOBAN
TAICHINH TlEN ICH CONG CONG
VIENTHONG
Hình 2.4: Các ngành có tỷ suất sinh lợi thấp hơn VN-Index
■CONG NGHE (-3%)
■CONG NGHIEP (-20%)
■DAU KHI (-3%)
■DICH VUTIEU DUNG (-2%) HANGT∣EU DUNG(-14%)
■ NGUYEN LIEU co BAN (-6%)
TAICHINH (~50%)
TlEN ICH CONG CONG (—2%) MEN THONG (-0j01%) YTE(~1%) Hình 2.5: Tỷ trọng vốn hóa các ngành năm 2011 (Nguồn: IVS) ■CONG NGHE (-3%) ■CONGNGHIEP (-23%) ■DAU KHI (-5%)
■DICH VU TIEU DUNG (-2%)
HANGTIEU DUNG (-15%)
■ NGUYEN LIEU co BAN (-13%)
■ TAI CHIN H (-35%)
■ HEN ICH CONGCONG (-2%)
VIEN THŨNG (-0,004%) YTE (-2%)
Đầu năm 2012, các khó khăn của năm 2011 tạm thời được gác lại khi mục tiêu kiểm soát lạm phát đang từng bước đạt kết quả tích cực. Thị trường có cơ sở để lạc quan hơn bởi giai đoạn đầu tiên của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và thị trường tài chính đang gấp rút được thực hiện kỳ vọng sẽ mang lại sự ổn định và tiến tới tăng trưởng bền vững cho kinh tế Vĩ mô. Cùng với sự thành công trong kiểm soát lạm phát và ổn định trên thị trường tiền tệ, lãi suất thực tế sẽ giảm trên quy mô rộng hơn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh. Đây là những triển vọng đáng lạc quan trong năm 2012. Song song với đó, các khó khăn chờ đợi để thử thách niềm tin và sự kiên nhẫn của NĐT trong năm 2012 cũng không phải là nhỏ khi mà mọi nhiệm vụ cần thực hiện mới chỉ đi vào giai đoạn đầu. Các vấn đề yếu kém bộc lộ trong giai đoạn này có thể tác động tiêu cực đến tâm lý NĐT và TTCK.
• Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng năm 2012
Hình 2.7: Diễn biến thị trường 6 tháng năm 2012
(Nguồn: IVS)
Kết thúc nửa đầu năm 2012, TTCK Việt Nam vẫn giữ được sự khởi sắc so với cuối năm 2011.
Hết tháng 6/2012, VN-Index tăng 20.1% trong khi HNX-Index tăng 21% so với cuối năm 2011. Thanh khoản trên thị trường cũng được cải thiện đáng kể khi giá trị giao dịch bình quân phiên trên 2 sàn giao dịch đạt mức 1,426 tỷ đồng/phiên
trong khi các con số này của năm 2011 chỉ là trên 818 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên, sau khi đạt mức cao điểm nhất vào đầu tháng 5, các chỉ số đã quy đầu giảm điểm với mức thanh khoản giảm dần.
Neu như giai đoạn đầu năm, thị trường hồi phục mạnh nhờ mặt bằng giá cổ phiếu ở mức thấp tương đối cộng với những kỳ vọng vào các chính sách vĩ mô sẽ chuyển hướng từ thắt chặt sang nới lỏng thì từ giữa tháng 5, những bất ổn còn tồn tại là rào cản khiến dòng tiền vào thị trường không được kích hoạt và bổ sung thêm.
2.2.2. Hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết.
• Hoạt động của các Ngân hàng:
Quan sát hoạt động của 6 Ngân hàng đang niêm yết gồm Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (mã VCB), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (mã CTG), Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB), ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB), Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội (SHB), cố một số điểm đáng lưu ý như sau:
Tổng tài san, vốn chú sô' hữu. tỷ lệ đòn bẩy
9 9 8 8 7 7 6
Hình 2.8: Cơ cấu vốn và tỷ lệ cho vay của 6 ngân hàng niêm yết
(Nguồn: IVS)
Có thể thấy rằng, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ được thực hiện trong suốt năm 2011, hoạt động của khối ngân hàng đã chịu khá nhiều ảnh hưởng. Tỷ lệ cho vay trên vốn chủ sở hữu đã sụt giảm trong suốt năm 2011 và đặc biệt giảm mạnh trong quý I/2012 khi tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng âm 1.96%.
dụng gặp khó khăn dẫn đến tổng tài sản giảm và lợi nhuận trên vốn chủ sụt giảm khá rõ nét.
Ngoài ra nợ xấu đang là vấn đề đáng lưu ý của hệ thống khi vào cuối quý II, Thống đốc công bố nợ xấu thực tế của hệ thống NHTM có thể lên đến khoảng 10%, thay vì mức 3% như các ngân hàng báo cáo. Con số này cũng tương đương với nhận định của nhiều tổ chức tài chính và Ngân hàng Nước ngoài. Nếu các NHTM trích lập đầy đủ cho các khoản nợ xấu này thì các chỉ tiêu lợi nhuận của
NHTM sẽ sụt giảm mạnh.
ROA, ROE ngành ngân hàng NIM trung binh ngành ngân hàng
Hình 2.9: Chỉ số lợi nhuận ngành ngân hàng
(Nguồn: IVS)
Dễ dàng nhận thấy rằng trong khi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã gặp nhiều khó khăn trước những ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô trong suốt năm 2011 thì hoạt động của các ngân hàng cũng chỉ mới chịu ảnh hưởng ở giai đoạn đầu của năm 2012. Điều đó cho thấy các ngân hàng vẫn nắm quyền chủ động tương đối với khách hàng (kể cả người gửi tiền cũng như người đi vay). Điều đó đã thể
hiện rõ khi hệ số NIM vẫn duy trì đà đi lên, đặc biệt tăng mạnh trong suốt nửa năm 2011 (khi mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao) và chỉ giảm tốc vào quý đầu năm 2012.
• Hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ khác .
Mặc dù các doanh nghiệp niêm yết được xem như các doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nhưng qua đánh giá mẫu 350 doanh
Thể hiện rõ nhất là sức cầu của nền kinh tế suy giảm đã ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp với việc hàng tồn kho liên tục tăng cao, vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh. Việc bán hàng khó khăn trong khi mặt bằng lãi suất liên tục duy trì ở mức cao trong năm 2011 và đầu năm 2012 đã khiến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau trở nên phổ biến, chi phí tài chính và chi phí lãi vay tăng mạnh.
Hình 2.10: Cơ cấu doanh thu và chi phí của các doanh nghiệp
(Nguồn: IVS)
Trong bối cảnh đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Doanh thu danh nghĩa (chưa loại bỏ yếu tố giá) vẫn duy trì mức tăng nhẹ nhưng