5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, IVS vẫn còn có một số những hạn chế, cụ thể:
Một là, Số lượng tài khoản mở tại công ty chưa cao, chưa thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài, số lượng tài khoản tổ chức trong và ngoài nước còn thấp
Hai là, Giá trị môi giới giao dịch CK và doanh thu môi giới còn thấp, hoàn toàn do các giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đem lại.
Ba là, Công ty chưa có một giao dịch trái phiếu nào sau hơn 3 năm hoạt động. Đây là hạn chế lớn trong việc đẩy mạnh và phát triển hoạt động môi giới.
Bốn là, Thị phần hoạt động môi giới còn thấp.
Năm là, Dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động môi giới chưa có gì nổi trội hơn so với các CTCK khác. Chưa triển khai dịch vụ tư vấn đầu tư mua bán CK cho khách hàng trước, sau và ngay trong phiên giao dịch.
2.3.2.2. Nguyên nhân
• Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, sự bất ổn của kinh tế vĩ mô và diễn biến không thuận lợi của TTCK. TTCKVN đã hoạt động được hơn 10 năm, nhưng thực sự mới được sự quan tâm của NĐT từ năm 2006. Sự bùng nổ “bong bóng CK” vào năm 2007 kéo VnIndex lên hơn 1100 điểm đã khiến cho TTCK rớt giá thê thảm xuống đáy 235 điểm năm 2009 và duy trì quanh 450 điểm năm 2010. Sự sụt giảm của VnIndex đã khiến các NĐT bi quan, chán nản, mất niềm tin vào thị trường và rời bỏ thị trường. Chưa hết ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát, giá cả leo thang, lãi suất huy động và lãi suất cho vay ngày càng tăng.. ..thị trường lại bị ảnh hưởng bởi thiên tai động đất, sóng thần ở các nước trong khu vực khiến cho các doanh nghiệp ngày càng chật vật trong việc làm sao để kết quả kinh doanh có lãi, đem lại lợi nhuận cho các cổ đông. Điều này khiến cho NĐT càng thận trọng hơn khi tham gia vào TTCK và tìm kiếm các kênh đầu tư khác thay thế.
Thứ hai, môi trường pháp lý thiếu đồng bộ và chưa hoàn chỉnh. Sự thiếu sót trong quy định cũng như chế tài xử phạt trên TTCK là nguyên nhân không thể không đề cập đến. Trước sự phát triển của TTCK năm 2007, năm 2008 là năm bùng nổ của các tổ chức, CTCK mới được thành lập. Một thị trường còn non trẻ trong cả khu vực và thế giới mà tính đến năm 2010 tồn tại 105 CTCK cùng đăng ký nghiệp vụ môi giới CK mà vẫn không bị hạn chế thành lập mới. Đây là một thiếu sót trong khung pháp lý, thành lập nhiều mà hoạt động kém hiệu quả chỉ làm cho nền kinh tế bị giảm sút và TTCK ngày càng bị bóp méo bởi sự cạnh tranh kém lành mạnh giữa các CTCK.
Sự yếu kém trong công tác quản lý giám sát, kiểm tra thị trường thể hiện ở những thương vụ thao túng thị trường, làm giá cổ phiếu, giao dịch dựa trên các
thông tin nội gián, mà cầu nối tiếp sức cho các hoạt động này không ai khác chính là các CTCK đứng đằng sau hỗ trợ vốn đầu tư cho khách hàng có điều kiện để thao túng giá. Trong khi đó chế tài sử phạt lại quá nhẹ, chỉ mang tính phạt răn đe, con số tiền phạt chỉ bằng 1/100 con số kiếm được từ các vụ giao dịch thao túng giá này. Chính chế tài đó đã khiến cho TTCK bị bóp méo và lên đến đỉnh điểm vào năm 2010, khi một loạt các cổ phiếu của các công ty nhỏ, thậm chí làm ăn thua lỗ tăng trần liên tiếp nhiều phiên. TTCK thiếu minh bạch và thiếu tính rõ ràng đã làm cho NĐT mất lòng tin vào thị trường, khiến hoạt động môi giới càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Thứ ba, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn giữa các CTCK. Trước 105 CTCK cùng có nghiệp vụ môi giới CK thì việc cạnh tranh dành giật, lôi kéo khách hàng xảy ra thường xuyên giữa các CTCK. Giảm phí là chiêu thức không CTCK nào mong muốn do ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của công ty, song hầu hết hiện nay, các CTCK đều coi biện pháp này là điều kiện cần để giữ chân khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới. Số lượng các CTCK càng tăng, miếng bánh thị phần ngày càng bị chia nhỏ cho các công ty khác, điều này ảnh hưởng rất lớn đến thị phần môi giới của công ty.
Thứ tư, tâm lý bầy đàn của NĐT. NĐT trên TTCK Việt Nam gồm nhiều tầng lớp, có sự khác biệt rất lớn về sự hiểu biết trên thị trường tài chính, CK. Tâm lý mua bán theo bầy đàn chiếm đại đa số trong giới đầu tư. Nắm bắt được tâm lý này các “đội lái” đã lôi kéo không ít các NĐT nhỏ lẻ vào làm miếng mồi ngon cho các “cá mập”. Phân tích cơ bản hay kỹ thuật cũng bị lu mờ khiến cho TTCK bị lệch lạc và phát triển không đúng hướng.
• Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, quy mô vốn của công ty còn khá nhỏ. Hiện tại vốn điều lệ của công ty là 161 tỷ đồng. Mặc dù là công ty có vốn tầm trung bình, song so với các công ty có vốn hàng nghìn tỷ đồng thì quy mô vốn của công ty còn quá bé. Điều này khiến cho công ty không đủ năng lực tài chính để đảm bảo sức cạnh tranh trong các hợp đồng giao dịch trái phiếu, cũng như có thể đảm bảo được nhu cầu đòn bẩy
tài chính của khách hàng những lúc thị trường giao dịch sôi động. Trong khi môi giới giao dịch trái phiếu đem lại doanh thu lớn cho công ty vì mệnh giá của trái phiếu thường cao. Đây cũng là thiếu sót lớn của IVS khi chưa xây dựng cho mình được uy tín, thương hiệu đủ lớn để có thể nhận được các lô giao dịch trái phiếu từ các tổ chức lớn trong và ngoài nước.
Thứ hai, do tập khách hàng mở tại IVS chủ yếu là khách hàng nhỏ lẻ và số lượng tài khoản mở tại công ty, nhất là khách hàng tổ chức còn ít nên giá trị môi giới giao dịch CK tại công ty chưa cao. Doanh thu môi giới còn thấp do ảnh hưởng bởi chính sách ưu đãi phí. Đứng trước sự cạnh tranh trong hoạt động môi giới giữa các công ty ngày càng gay gắt nên IVS cũng phải áp dụng chính sách giảm phí giao dịch, hỗ trợ phí giao dịch nhằm giữ chân khách hàng, chia sẻ một phần mất mát của khách hàng trong thời điểm khó khăn chung của TTCK, dẫn đến doanh thu môi giới CK còn thấp.
Thứ ba, IVS chưa phát triển đồng bộ các hoạt động khác như hoạt động phân tích và tư vấn đầu tư. Ve mặt chuyên môn, phân tích CK là một nghiệp vụ quan trọng, giúp công ty đánh giá chính xác giá trị CK và diễn biến giao dịch của TTCK. Hoạt động phân tích có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động tự doanh, hoạt động tư vấn đầu tư và hoạt động môi giới. Một bản phân tích chính xác, kịp thời đưa ra cho khách hàng sẽ giúp cho họ có những quyết định hợp lý trong việc phân bổ danh mục đầu tư sao cho có hiệu quả sinh lời cao nhất và rủi ro thấp nhất. Chính thiếu sót này mà việc thu hút khách hàng mới, khách hàng tổ chức của IVS còn gặp nhieu khó khăn. Còn hoạt động tư vấn đầu tư mua bán CK tại IVS lại quá sơ sài, hầu như không có những tư vấn tức thời, tư vấn chuyên biệt như các công ty khác. IVS vẫn chưa có được dịch vụ nổi trội hơn các CTCK khác để hỗ trợ khách hàng giao dịch ngoài những gói dịch vụ chung. Hiện nay, công ty nào cũng có các dịch vụ ứng trước tiền bán CK, cấp thấu chi hay hỗ trợ vốn đầu tư, chỉ có một số công ty tìm ra ưu thế nổi trội hơn trong việc giữ và thu hút khách hàng như dịch vụ tư vấn đầu tư CK được thực hiện trước, sau và ngay trong phiên giao dịch, điển hình cho dịch vụ này là CTCK VNDirect, Kimeng, FPT..., dịch vụ này đang được NĐT tin tưởng do có cả đội ngũ phân tích của CTCK tham mưu, tư vấn cho họ trong quá trình ra
quyết định. Chính vì vậy, IVS vẫn chưa thu hút cho mình được số lượng lớn khách hàng để làm tiền đề cho hoạt động môi giới phát triển.
Thứ tư, chính sách khách hàng còn sơ sài, thiếu thực tế. Chăm sóc khách hàng của IVS trong những năm qua còn bộc lộ nhiều điểm thiếu thực tế. IVS mới chỉ tập trung tới khách hàng lớn, quan tâm chăm sóc họ, chúc mừng họ nhân dịp lễ, tết, sinh nhật... mà bỏ qua hơn lượng khách hàng trung bình, nhỏ lẻ khác.
Thứ năm, mạng lưới hoạt động của công ty còn quá nhỏ, khiến thị phần của công ty chưa cao.
Thứ sáu, cơ sở vật chất và hệ thống công bố thông tin phục vụ cho hoạt động môi giới của công ty còn thiếu chuyên nghiệp. về hệ thống công bố thông tin, website của công ty còn ít người truy cập do nhiều dữ liệu phân tích mã CK còn thiếu, bảng công bố thông tin còn sơ sài, thông tin còn chậm, cũ.
Thứ bẩy, cán bộ nhân sự tại IVS, nhất là nhân sự trong hoạt động môi giới trình độ chuyên môn còn thấp. Chỉ có 5/28 cán bộ làm việc ở các phòng môi giới là có trình độ thạc sỹ kinh tế, còn lại chủ yếu là trình độ đại học; 12/28 cán bộ có chứng chỉ phân tích đầu tư CK, còn lại là chứng chỉ môi giới CK. Nhưng tất cả các cán bộ phòng môi giới này đều có nhiệm vụ tiếp xúc với khách hàng, trao đổi các thông tin, tư vấn cho khách hàng, giúp khách hàng trong quá trình ra quyết định mua bán CK. Nhiều khi, những hạn chế trong chuyên môn khiến cho các môi giới này đưa ra những tư vấn còn nhiều sai sót, gây thiệt hại cho NĐT. Ngoài trình độ chuyên môn chưa cao, trình độ ngoại ngữ của các cán bộ nhân viên IVS chưa thực sự tốt, mới chỉ dừng ở mức độ giao tiếp cơ bản, điều này khiến cho việc tìm kiếm khách hàng nước ngoài của các broker này bị giới hạn.
Thứ tám, IVS chưa có chế độ thưởng phạt rõ ràng trong chính sách lương nhân viên nên chưa thúc đẩy được khả năng khai thác khách hàng của họ. IVS cũng áp dụng chế độ thưởng phạt theo xu thế chung của thị trường để khuyến khích những nhân viên lao động nghiêm túc, hiệu quả và thay thế những nhân viên làm
thưởng thêm 1 tháng lương đối với nhân viên làm việc hiệu quả, vượt kế hoạch cả năm. Chỉ tiêu đánh giá nhân viên vẫn còn dựa nhiều vào yếu tố cảm tính. IVS chưa có được chế độ rõ ràng trong việc hưởng theo doanh số, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng như các CTCK khác nên khiến cho cán bộ nhân viện làm việc tại công ty chưa thực sự nỗ lực hết mình, vẫn còn sức ì khá cao trong việc đi mở rộng khách hàng, tăng doanh số giao dịch.
Nguyên nhân cuối cùng khiến cho hoạt động môi giới tại IVS còn gặp nhiều hạn chế là một số bước trong quy trình hoạt động môi giới của công ty còn nhiều thiếu sót. Cụ thể, bước 1 mở tài khoản còn thiếu phiếu điều tra thông tin cá nhân khách hàng cũng như hợp đồng sử dụng dịch vụ tài chính của công ty. Việc thiếu thông tin cá nhân khách hàng làm giảm hiệu quả của bộ phận chăm sóc khách hàng. Hay việc không ký hợp đồng sử dụng dịch vụ tài chính của công ty ngay khi mở tài khoản khiến cho việc sử dụng dịch vụ này của khách hàng bị chậm trễ. Còn trong bước 2 nhận và nhập lệnh vào hệ thống cho khách hàng, còn nhiều rủi ro tiềm ẩn trong khâu nhận lệnh bằng điện thoại di động cá nhân của nhân viên môi giới. Do không có ghi âm các cuộc trao đổi này nên rất dễ xảy ra xung đột lợi ích, tranh chấp quyền lợi khi có khúc mắc xảy ra, ảnh hưởng tới hình ảnh và uy tín cũng như lợi ích của công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nêu lên thực trạng hoạt động môi giới tại CTCP chứng khoán IVS bao gồm cả những kết quả đạt được và cả những hạn chế còn tồn tại. Từ đó rút ra được các nguyên nhân gây ra các hạn chế trong hoạt động môi giới của công ty. Trên cơ sở những mặt hạn chế và các nguyên nhân gây ảnh hưởng, làm tiền đề cho việc xây dựng chương 3 các biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế đó và đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan quản nhằm góp phần phát triển hoạt động môi giới ngày càng mạnh hơn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM
3.1. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM SAU NĂM 2012 3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng
3.1.1.1. Ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô
Có thể thấy rõ, từ đầu năm 2012, Chính phủ đã có sự chuyển hướng trong chính sách vĩ mô từ thắt chặt sang nới lỏng có định lượng để hỗ trợ cho nền kinh tế, tránh nguy cơ đình đốn. Việc NHNN liên tục có các giải pháp để hạ mặt bằng lãi suất xuống, đặc biệt trong giai đoạn quý 2 năm 2012 đã cho thấy rõ mục tiêu này. Trên cơ sở lạm phát kỳ vọng thấp, xu hướng giảm lãi suất rõ nét đã tạo nên sự hấp dẫn tương đối cho kênh đầu tư chứng khoán, đặc biệt trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đang gặp khó khăn và chưa có thị trường giao dịch chính thức được quản lý chặt chẽ như TTCK. Đây là yếu tố mang tính hỗ trợ tích cực cho TTCK trong năm 2012.
Tuy nhiên, nếu như các năm trước đây, mỗi khi chính sách tiền tệ nới lỏng được thực hiện, TTCK thường có diễn biến tăng nóng bởi thu hút được dòng tiền đầu cơ thì bối cảnh năm 2012 sẽ có sự thay đổi. Một mặt, với định hướng từng bước tái cơ cấu nền kinh tế, các nguồn lực của nền kinh tế sẽ phải tập trung cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, hạn chế dòng tiền chảy vào các lĩnh vực mang tính đầu cơ cao như chứng khoán, bất động sản. Vì vậy, chúng tôi không kỳ vọng nhiều vào những bước tăng đột biến cho thị trường trong phần còn lại của năm nay.
3.1.1.2. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tính đến quý 1 năm 2012 không hề khả quan. Thậm chí các chỉ số tài chính đang cho thấy những kết quả còn thấp hơn so với năm 2009, năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong khi các chính sách vĩ mô đã thực hiện đầu năm còn chưa phát huy rõ hiệu quả thì những khó khăn chung của nền kinh tế như sức
cầu yếu, nguồn vốn bị cạn kiệt đang là thách thức lớn cho doanh nghiệp. Neu như năm 2009, nền kinh tế nhanh chóng lấy lại được đà phục hồi sau chương trình kích cầu của Chính phủ thì năm 2012, chúng tôi đánh giá sự phục hồi sẽ khó khăn và diễn ra chậm hơn. Với nhận định này, chúng tôi cho rằng sự cải thiện niêm yết trên TTCK nói riêng, nếu có sẽ chỉ có thể diễn ra vào giai đoạn cuối năm. Trước mắt, kết quả kinh doanh trong quý II sẽ vẫn ở mức thấp do đó chưa thể tạo động lực thu hút sự quan tâm của các NĐT nếu như mặt bằng cổ phiếu chưa về mức hấp dẫn để bù đắp các rủi ro trước mắt.
3.1.1.3. Nguồn tiền trên thị trường:
Mặc dù trong 6 tháng đầu năm, nguồn tiền trên thị trường đã có sự cải thiện so với năm 2011 nhưng những biểu hiện sụt giảm về giao dịch trên thị trường niêm yết trong giai đoạn cuối quý II cũng đang cho thấy biểu hiện của sự bão hòa.
Thêm vào đó, xu thế thu hẹp hoạt động của các công ty tài chính, chứng