Giải pháp đối với nhân tố khách quan về về hành lang pháp lý, chính sách

Một phần của tài liệu 1218 phát triển dịch vụ bảo hiểm hưu trí tại VN (FILE WORD) (Trang 78 - 82)

nghiệp bảo hiểm như sau:

3.2.1. Giải pháp đối với nhân tố khách quan về về hành lang pháp lý, chính sáchphát triển bảo hiểm hưu trí phát triển bảo hiểm hưu trí

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của bảo hiểm hưu trí, cần thiết có một hành lang pháp lý, chính sách phát tri ển thuận lợi, theo đó tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

3.2.1.1. Nghiên cứu, đánh giá và điều chỉnh về biên khả năng thanh toán.

Điều kiện đối với doanh nghiệp triển khai bảo hiểm hưu trí phải đáp ứng được Biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 300 (ba trăm) tỷ đồng. Để đáp ứng được quy định này, bắt buộc doanh nghiệp phải triển khai hoạt động kinh doanh ở mức an toàn hơn, đầu tư tài sản ít rủi ro và theo đó giảm cơ hội nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, vì thế yếu tố biên khả năng thanh toán quá cao chính là rào cản lớn cần điều chỉnh.

Xét về yếu tố đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp, việc duy trì biên khả năng thanh toán cao là cần thiết. Tuy nhiên biên khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp triển khai bảo hiểm hưu trí hoàn toàn có thể được nghiên cứu, điều chỉnh giảm xuống mức tương tự như đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (lớn hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 100 tỷ đồng) hay sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn

vị (lớn hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 200 tỷ đồng). Xét về những quy định chung về sản phẩm, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm liên kết đầu tư có rất nhiều yếu tố tương đồng (như sự linh hoạt và tương đồng trong thời gian đóng phí, thời hạn bảo hiểm, sự minh bạch và cụ thể trong các khoản phí ban đầu, phí rủi ro, phí quản lý hợp đồng, tách quỹ phân bổ phí...), vì vậy việc điều chỉnh giảm biên khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm là khả thi và cần thiết.

Nếu điều chỉnh quy định về biên khả năng thanh toán như đề xuất nêu trên thì những quy định về điều khoản và chính sách hiện hành đã đáp ứng được yếu tố đảm bảo lợi ích khách hàng, cụ thể:

Thứ nhất: doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm hưu trí phải trích lập

dự phòng nghiệp vụ, đảm bảo chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm xác định phương pháp, cơ sở và số liệu dự phòng nghiệp vụ để luôn đảm bảo các cam kết đối với bên mua bảo hiểm theo các nguyên tắc và phương pháp tính toán được thừa nhận rộng rãi theo thông lệ quốc tế.

Thứ hai: Quy định đối với quỹ hưu trí tự nguyện vô cùng chặt chẽ và đảo

bảo lợi ích tối đa và sự an toàn cho khách hàng, cụ thể: Toàn bộ tài sản hình thành từ nguồn phí bảo hiểm của quỹ hưu trí tự nguyện thuộc về người được bảo hiểm. Người đại diện trước pháp luật, chuyên gia tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc tách quỹ, xác định nguyên tắc phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu và chi phí liên quan đến từng quỹ. Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện để chi trả các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản nợ và các giao dịch không liên quan đến quỹ hưu trí tự nguyện. Việc đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện phải tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, bảo đảm tính an toàn, hiệu quả, phân tán rủi ro, thanh khoản, giá trị tài sản đầu tư tương xứng với trách nhiệm và đặc thù rủi ro của sản phẩm bảo hiểm hưu trí. Tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện không được trực tiếp đầu tư vào bất động sản, vàng, bạc, kim loại quý, đá quý; không được đầu tư vào cổ phiếu của các công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. Danh mục và hạn mức đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện cũng được quy định

rõ ràng cụ thể. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm ủy thác hoặc thuê công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư quỹ hưu trí tự nguyện thì phải đảm bảo việc quản lý đầu tư đúng hạn mức, mục tiêu, chiến lược đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện và quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy xét ở góc độ đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo lợi ích khách hàng, các quy định liên quan tới bảo hiểm hưu trí hiện tại đã có rất nhiều các quy định về dự phòng, về quản lý quỹ, đầu tư tài sản rất chặt chẽ, hiệu quả. Vì vậy việc điều chỉnh quy định về biên khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp triển khai bảo hiểm hưu trí là khả thi, và tạo động lực lớn để doanh nghiệp tham gia triển khai bảo hiểm hưu trí. Dựa trên những nghiên cứu về bảo hiểm hưu trí, các dòng bảo hiểm phi truyền thống có tính chất tương tự (bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị) và căn cứ vào các quy định về trích lập dự phòng nghiệp vụ, quy định về đảm bảo đầu tư tài sản, tách quỹ hưu trí tự nguyện, tác giả đề xuất điều chỉnh giảm biên khả năng thanh toán, biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu trong khoảng từ 100 đến 200 triệu đồng.

Trên cơ sở phân tích trên: Doanh nghiệp bảo hiểm cần có nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh quy định về biên khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp tham gia triển khai bảo hiểm hưu trí.

3.2.1.2. Nghiên cứu, đánh giá và điều chỉnh về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong quỹ hưu trí tự nguyện.

Điều kiện đối với doanh nghiệp triển khai bảo hiểm hưu trí phải đáp ứng được việc thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện và phải sử dụng quỹ chủ sở hữu đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện không thấp hơn 200 (hai trăm) tỷ đồng và phải duy trì tối thiểu 200 (hai trăm) tỷ đồng tại quỹ này. Khi triển khai bảo hiểm hưu trí đồng nghĩa doanh nghiệp cần sử dụng cố định tối thiểu 200 tỷ đồng vào quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải bỏ qua cơ hội tự do sử dụng vốn để đầu tư tải sản theo nhu cầu của doanh nghiệp, sử dụng số lượng vốn lớn đầu tư vào quỹ hưu trí tự nguyện với những quy định ràng buộc về đầu tư khắt khe. Đây là yếu tố thứ hai gây rào cản cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn triển khai bảo hiểm hưu trí cần nghiên cứu điều chỉnh.

Mục đích của điều kiện này nhằm gắn trách nhiệm doanh nghiệp bảo hiểm với quỹ hưu trí tự nguyện, khi doanh nghiệp có phần máu thịt ở trong quỹ hưu trí tự nguyện thì sẽ tự có trách nhiệm quản lý, đầu tư tài sản sao cho an toàn, hiệu quả, qua đó quyền lợi của khách hàng cũng sẽ được đảm bảo theo. Như đã nêu ở phần trên, xét về yếu tố đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, thì cơ quan quản lý nhà nước đã có rất nhiều những quy định chặt chẽ, hiệu quả về trích lập dự phòng nghiệp vụ, quản lý, đầu tư tài sản và tách quỹ hưu trí tự nguyện. Xét đối với các sản phẩm bảo hiểm khác thuộc cùng dòng bảo hiểm phi truyền thống (là bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị), ta thấy điều kiện đóng góp vốn chủ sở hữu vào quỹ khi triển khai sản phẩm dễ dàng hơn so với bảo hiểm hưu trí, cụ thể:

Khi triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, doanh nghiệp không cần đóng góp vốn chủ sở hữu vào quỹ liên kết chung, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm liên kết chung đầu tiên được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cần phải bảo đảm tổng giá trị của quỹ liên kết chung luôn không thấp hơn 50 tỷ đồng. Trường hợp phí bảo hiểm của khách hàng phân bổ vào quỹ liên kết chung chưa kịp hình thành giá trị quỹ trên 50 tỷ đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần quỹ chủ sở hữu để hình thành các tài sản ban đầu của quỹ liên kết chung và được hưởng kết quả đầu tư tương ứng với số tiền đã đóng góp vào việc thành lập quỹ liên kết chung. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã đóng góp nếu việc hoàn lại đó đáp ứng quy định nêu trên.

Khi triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, doanh nghiệp không cần đóng góp vốn chủ sở hữu vào quỹ liên kết đơn vị, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị đầu tiên được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cần phải bảo đảm tổng giá trị của quỹ liên kết đơn vị luôn không thấp hơn 100 tỷ đồng. Trường hợp phí bảo hiểm của khách hàng phân bổ vào quỹ liên kết đơn vị chưa kịp hình thành giá trị quỹ trên 100 tỷ đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần quỹ chủ sở hữu để hình thành các tài sản ban đầu của quỹ liên kết đơn vị và được hưởng kết quả đầu tư tương ứng với số tiền đã đóng góp vào việc thành lập

quỹ liên kết đơn vị. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã đóng góp nếu việc hoàn lại đó đáp ứng quy định nêu trên.

Ngoài yếu tố tương đồng về dòng sản phẩm (như sự linh hoạt và tương đồng trong thời gian đóng phí, thời hạn bảo hiểm, sự minh bạch và cụ thể trong các khoản phí ban đầu, phí rủi ro, phí quản lý hợp đồng, tách quỹ phân bổ phí...), các quy định về đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện cũng chặt chẽ, an toàn hơn so với quỹ liên kết chung, liên kết đơn vị.

Như vậy xét ở góc độ đảm bảo lợi ích khách hàng, các quy định liên quan tới

Một phần của tài liệu 1218 phát triển dịch vụ bảo hiểm hưu trí tại VN (FILE WORD) (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w