Giải pháp đối với nhân tố khách quan về quy định điều khoản sản phẩm

Một phần của tài liệu 1218 phát triển dịch vụ bảo hiểm hưu trí tại VN (FILE WORD) (Trang 82 - 91)

đầu tư tài sản rất chặt chẽ, hiệu quả. Vì vậy việc điều chỉnh quy định về số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện là khả thi, và giảm áp lực phải cố định ràng buộc vốn chủ sở hữu rất lớn của doanh nghiệp vào quỹ hưu trí tự nguyện. Dựa trên những nghiên cứu về bảo hiểm hưu trí, các dòng bảo hiểm phi truyền thống có tính chất tương tự (bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị) và căn cứ vào các quy định về trích lập dự phòng nghiệp vụ, quy định về đảm bảo đầu tư tài sản, tách quỹ hưu trí tự nguyện, tác giả đề xuất điều chỉnh giảm sô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm trong quỹ hưu trí tự nguyện. Doanh nghiệp thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện và phải sử dụng quỹ chủ sở hữu đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện không thấp hơn từ 50 tới 100 tỷ đồng và phải duy trì tối thiểu từ 50 tới 100 tỷ đồng tại quỹ này.

Trên cơ sở phân tích trên: Doanh nghiệp bảo hiểm cần có nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh quy định về số vốn chủ sở hữu trong quỹ hưu trí tự nguyện đối với doanh nghiệp tham gia triển khai bảo hiểm hưu trí.

3.2.2. Giải pháp đối với nhân tố khách quan về quy định điều khoản sản phẩmbảo hiểm hưu trí bảo hiểm hưu trí

Nhằm tăng động lực khai thác của đại lý bảo hiểm, tăng sự tập trung nguồn lực của doanh nghiệp để phát triển bảo hiểm hưu trí, cần thiết có sự điều chỉnh liên quan tới điều khoản sản phẩm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được kỳ vọng của các bên liên quan, theo đó tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

3.2.2.1. Giải pháp hỗ trợ điều chỉnh về chính sách hoa hồng khai thác bảo hiểm hưu trí.

Hoa hồng, hay còn được hiểu là tiền lương của đại lý bảo hiểm thực sự đóng vai trò hàng đầu trong việc duy trì nguồn lao động và thúc đẩy sự phát triển của bảo hiểm hưu trí. Đại lý bảo hiểm tham gia vào hoạt động tư vấn bảo hiểm, bỏ công sức ra để học tập, trau dồi kỹ năng kiến thức về bảo hiểm, bỏ công sức ra tư vấn hỗ trợ khách hàng làm hợp đồng bảo hiểm, và họ rất rất mong muốn nhận được khoản thù lao cao, tương xứng với công sức bỏ ra. Đối với bảo hiểm hưu trí, khi hoa hồng bảo hiểm hưu trí cao tương xứng với kỳ vọng, đại lý sẽ tích cực tư vấn sản phẩm bảo hiểm hưu trí với khách hàng và cũng mang lại nhiều doanh thu cho doanh nghiệp bảo hiểm, khi đó doanh nghiệp bảo hiểm lại quay trở lại tập trung đầu tư nguồn lực phát triển bảo hiểm hưu trí. Đó là một vòng tuần hoàn phát triển đi lên nhưng có điều kiện. Điều kiện bắt buộc và khởi điểm cho vòng tuần hoàn phát triển đi lên đó chính là yếu tố hoa hồng. Vì vậy yếu tố hoa hồng được xem như yếu tố quan trọng bậc nhất trong tất cả các đề xuất điều chỉnh nhằm hỗ trợ bảo hiểm hưu trí phát triển. Vậy điều chỉnh hoa hồng bảo hiểm hưu trí tăng lên ở mức nào là hợp lý, tác giả tiếp tục đi nghiên cứu sâu về yếu tố hoa hồng trong bảo hiểm hưu trí, cụ thể như sau:

* Xét đến các loại hình nghiệp vụ để làm cơ sở điều chỉnh.

Theo thông tư 115/2013/TT-BTC; 135/2012/TT-BTC; 52/2016/TT-BTC quy định về tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ hưu trí và liên kết đầu tư (cùng dòng sản phẩm bảo hiểm phi truyền thống) như sau:

sản phẩm giữa bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm liên kết đầu tư là gần như nhau vì hai sản phẩm có nhiều nét tương đồng. Công việc tư vấn bảo hiểm hưu trí cũng như bảo hiểm liên kết đầu tư cũng hoàn toàn giống nhau, đại lý phải làm tất cả mọi công đoạn như nhau, cụ thể: Tìm kiếm, gặp gỡ khách hàng tiềm năng; Gợi mở nhu cầu, giới thiệu sản phẩm; Tìm hiểu nhu cầu, thiết kế sản phẩm; Làm hồ sơ, đưa khách hàng đi khám sức khỏe; Chăm sóc khách hàng, thu phí bảo hiểm.

Vì vậy nếu xét đến yếu tố sản phẩm tương đồng và công sức đại lý bỏ ra, hoàn toàn có thể điều chỉnh hoa hồng sản phẩm bảo hiểm hưu trí tương đương với hoa hồng bảo hiểm liên kết đầu tư là 40% thay vì 3% như hiện hành.

* Nghiên cứu về yếu tố hoa hồng bên trong sản phẩm bảo hiểm nhân thọ để làm cơ sở điều chỉnh

a) Thứ nhất tiếp cận theo công tác định phí bảo hiểm:

Theo Đoàn Minh Phụng (2016) hoa hồng dành cho đại lý là yếu tố để tính phí và có tỷ lệ thuận với Phí bảo hiểm thu của khách hàng, khi tăng mức hoa hồng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bảo hiểm phải tăng mức phí thu từ người lao động để cân bằng thu chi, người lao động sẽ phải bỏ phí nhiều hơn (trong khi các yếu tố về quyền lợi như Quyền lợi bảo vệ, đáo hạn và chi phí quản lý, lợi nhuận doanh nghiệp không đổi).

Hoa hồng là tiền công lao động của đại lý bảo hiểm, là động lực lớn nhất để tư vấn viên giới thiệu, tư vấn bán hàng, vì vậy cần có một định mức hoa hồng hợp lý để đại lý có động lực khai thác, không quá thấp như hiện tại (tối đa 3%). Tuy nhiên, hoa hồng lại là yếu tố khiến phí bảo hiểm tăng cao, ảnh hưởng tới lợi ích của người lao động, đó chính là lý do tỷ lệ hoa hồng sản phẩm bảo hiểm hưu trí ở mức rất thấp, khi ấy quyền lợi của đại lý bị cắt giảm đi bao nhiêu sẽ được chuyển sang thành quyền lợi của khách hàng. Hoa hồng bảo hiểm là 40% hay 3% thì khách hàng chính là người trả tiền cho đại lý (lợi nhuận doanh nghiệp, chi phí quản lý hợp đồng... vẫn giữ nguyên).

Chính vì yếu tố lợi ích chuyển giao qua lại giữa đại lý và khách hàng, cho nên để điều chỉnh tăng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm hưu trí ở mức nào cho hợp lý rất cần sự nghiên cứu sâu, kỹ lưỡng và liên tục đánh giá cập nhật phản ứng của thị

trường từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Hoa hồng bảo hiểm hưu trí tăng cao, sẽ là động lực để bảo hiểm hưu trí phát triển, tuy nhiên mức hoa hồng bảo hiểm hưu trí tăng quá cao sẽ khiến quyền lợi của khách hàng bị ảnh hưởng, lợi ích tuyệt vời mà bảo hiểm hưu trí trước nay vốn mang lại cho khách hàng bị suy giảm.

b) Thứ hai tiếp cận theo yếu tố chi phí ban đầu của một hợp đồng bảo hiểm

Chi phí ban đầu là chi phí đặc thù của dòng sản phẩm phi truyền thống, theo thông tư 115/2013/TT-BTC, “phí ban đầu là khoản phí dùng để trang trải chi phí phát hành hợp đồng bảo hiểm, chi phí thẩm định bảo hiểm, chi phí kiểm tra y tế, chi hoa hồng đại lý và chi phí khác”. Trong đó các khoản chi phí phát hành hợp đồng, chi phí thẩm định bảo hiểm, chi phí kiểm tra y tế và chi phí khác hoặc không phát sinh, hoặc chiếm tỷ lệ rất nhỏ đối với mỗi hợp đồng bảo hiểm. Như vậy phí ban đầu trong bảo hiểm hưu trí thực chất là mức phí dùng để chi trả hoa hồng cho đại lý.

Xét đến lợi ích tài chính của khách hàng (các lợi ích về bảo vệ không đổi), khi khách hàng đóng phí bảo hiểm hưu trí, trước tiên sẽ bị cắt một phần phí ban đầu, phần còn lại mới được phân bổ vào giá trị tài khoản hưu trí, đầu tư sinh lời. Như vậy có thể thấy rõ ràng, tỷ lệ hoa hồng của đại lý càng cao, thì phí ban đầu của hợp đồng càng cao, và giá trị phân bổ vào tài khoản hưu trí của khách hàng càng thấp, quyền lợi về tài chính của khách hàng bị giảm.

Bảng 3.2: Bảng so sánh tỷ lệ hoa hồng và lợi ích khách hàng giữa bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm liên kết đầu tư

BHhu u trí bà o hiề đính kỳ trong phân bổ vào ' Phibao c⅛⅛31 ũál jti bτ kh°m kỷ _________1______39 IOOOD 5.000 5.000 _________2______40 10.000 2.500 7.5G0 _____3____41 IOOM 2.000 SMO ________4______42 10.000 1500 8,500 5 43∣ 1 10.000 1.0Q0∣ ∣ 9.0^00∣ 1 24 _ 18.00 ___900 17,100 2 25 18.0 00 ____ 900 17.10 0 3 2 6 0018.0 ____540 17,460 4 2 7 18.0 00 ____ 540 17.46 0 5^ ~ 82 0018.0 ____540 17.460

- Tiền của khách hàng phân bổ vào tài khoản của khách hàng còn 95%. Quyền lợi tài chính của khách hàng được đảm bảo. - Như vậy có thê thấy tỷ lệ hoa hông bảo hiêm hưu trí là 3% rất có lợi cho khách hàng.

- Tiền của khách hàng phân bổ vào tài khoản của khách hàng chỉ còn 50%. Khách hàng bị mất rất nhiều tiền cho phí ban đầu.

- Như vậy có thê thấy tỷ lệ hoa hông bảo hiêm liên kết đầu tư là 40% gây thiệt hại cho khách hàng.

cao ảnh hưởng tới quyền lợi tài chính của khách hàng. Tác giả đề xuất mức hoa hông bảo hiêm hưu trí tăng lên mức tối đa năm đầu tiên là 15% (thay vì 3% như hiện hành).

Ngoài việc tăng hoa hông bảo hiêm hưu trí, xét đến việc định phí bảo hiêm ta thấy: nếu như doanh nghiệp bảo hiêm phát huy vai trò xã hội, chung tay vì cộng đông, trong khâu định phí đối với bảo hiêm hưu trí, có thê hạ bớt một phần lợi nhuận doanh nghiệp, đông thời tìm cách giảm bớt chi phí quản lý ... Theo đó sẽ giúp phí của hợp đông bảo hiêm được giảm, bù đắp cho phần tăng phí do tăng mức hoa hông.

3.2.2.2. Giải pháp hỗ trợ điều chỉnh về điều kiện rút tài khoản hưu trí tự nguyện

Liên quan tới điều khoản rút tài khoản hưu trí tự nguyện, theo thông tư 115/2013/TT-BTC, bên mua bảo hiêm hưu trí không được rút trước tài khoản bảo hiêm hưu trí, bởi lẽ bảo hiêm hưu trí là một sản phẩm đặc biệt với cam kết dài hạn. Người được bảo hiêm chỉ được nhận quyền lợi về tiền khi đạt ngưỡng tuổi nghỉ hưu theo điều khoản và quy định của pháp luật, hoặc được quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiêm cho rút trước một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiêm hưu trí trong một số trường hợp đặc biệt (bị bệnh hi êm nghèo, mất trên 61% khả năng lao động). Nếu xem khoản tiền đóng phí bảo hiêm là một khoản đầu tư, thì thời gian thu hôi vốn khi đầu tư vào bảo hiêm hưu trí là quá dài, cho đến tận khi khách hàng đạt

đến độ tuổi về hưu thì mới được nhận quyền lợi. Trong khi các dòng sản phẩm khác, khách hàng hoàn toàn có thể hủy hợp đồng và nhận giá trị hoàn lại/giá trị giải ước của hợp đồng tại bất kỳ thời điểm nào nếu như không muốn tiếp tục tham gia hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, việc thiếu linh hoạt trong thời gian đầu tư vốn của bảo hiểm hưu trí chính là rào cản lớn đối với khách hàng khi tham gia vào bảo hiểm hưu trí.

Xét ở góc độ tài chính, khi một nhà đầu tư phải cố định vốn đầu tư trong khoảng thời gian quá dài thực sự là rủi ro lớn. Trong quãng thời gian đó hoàn toàn có thể xảy ra những biến động lớn về lạm phát, mất giá trị tiền, và có rất nhiều những cơ hội đầu tư tốt hơn đến với khách hàng nhưng do bị giam cầm vốn vào tài khoản hưu trí tự nguyện mà không thể nắm bắt cơ hội.

Hơn nữa, thông thường các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ cam kết mức lãi suất áp dụng cho các quỹ rất thấp, ở năm hợp đồng thứ 10 trở đi lãi suất cam kết chỉ ở khoảng 1% đến 2% tùy loại sản phẩm. Như vậy không chỉ bị mất đi cơ hội sử dụng vốn vào khoản đầu tư khác tốt hơn, với số vốn tồn đọng tại quỹ hưu trí tự nguyện quá dài và chỉ được cam kết lãi suất rất thấp, thì khách hàng là người chịu rủi ro khi thị trường tài chính, tiền tệ biến động theo chiều hướng xấu.

Theo nghiên cứu về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, các quy định về sử dụng quỹ hưu trí cũng như quỹ liên kết chung, liên kết đơn vị và những kiến thức về tài chính, tiền tệ, tác giả đề xuất sự thay đổi về điều kiện rút tài khoản bảo hiểm hưu trí như sau:

Phương án 1: Cho phép khách hàng có quyền rút giá trị tài khoản hưu trí tại bất kỳ thời điểm nào khách hàng có nhu cầu. Bởi bảo hiểm hưu trí bản chất là một loại hình sản phẩm dịch vụ, khách hàng không bị bắt buộc tham gia cũng như hoàn toàn phải tự bỏ tiền của mình để tham gia mà không được hỗ trợ từ người nào. Vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể được rút giá trị tài khoản hưu trí, không tham gia bảo hiểm hưu trí nữa nếu như tình hình tài chính khó khăn, không cho phép tiếp tục giống như các sản phẩm bảo hiểm khác.

Phương án 2: Vẫn giữ nguyên quy định được phép nhận quyền lợi hưu trí khi tới thời điểm đủ tuổi về hưu, nhưng bổ sung thêm các trường hợp đặc biệt đủ điều kiện được rút giá trị tài khoản hưu trí như sau:

Quỹ hưu trí tự nguyện hoạt động không hiệu quả, tỷ lệ thu nhập được phân chia cho tài khoản hưu trí của khách hàng hàng năm thấp hơn lãi suất huy động năm của ngân hàng (ngân hàng có uy tín hàng đầu và được chỉ định cụ thể làm cơ sở đối chiếu), thì khách hàng có quyền rút tài khoản hưu trí. Điều này được giải thích trên cơ sở quyền tự chủ về tài chính của khách hàng, khách hàng đã chi trả toàn bộ các chi phí rủi ro, chi phí quản lý hợp đồng... cho doanh nghiệp bảo hiểm, phần còn lại giá trị tài khoản được đưa vào quỹ hưu trí tự nguyện để đầu tư tìm kiếm lợi nhuận phục vụ cho lợi ích lâu dài. Tuy nhiên nếu như quỹ hoạt động không hiệu quả, khả năng sinh lời của tài khoản hưu trí thấp hơn việc rút tiền ra cho vay ngân hàng, thì mục tiêu tài chính của khách hàng không còn được đảm bảo, khách hàng nên có quyền được rút giá trị tài khoản hưu trí để tìm kiếm cơ hội đầu tư khác tốt hơn mà không chịu sự ràng buộc cản trở nào.

Khách hàng tham gia bảo hiểm được phép rút giá trị tài khoản hưu trí nếu đã đóng phí được trên 10 năm, đồng thời khách hàng được quyền rút giá trị tài khoản tại bất kỳ thời điểm nào trước thời điểm nghỉ hưu 10 năm. Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thông thường sẽ phải chi trả rất nhiều chi phí ban đầu, chi phí phát hành hợp đồng, chi phí khám sức khỏe ... vào 5 năm đầu tiên, do đó quãng thời gian 5 năm đầu hợp đồng giá trị tài khoản đa phần sẽ rất thấp. Từ năm thứ 5 trở đi cho đến năm thứ 10 của hợp đồng thì hầu hết các sản phẩm sẽ có giá trị tài khoản lớn hơn tổng số phí đóng của khách hàng do phí đóng vào sẽ được phân bổ vào giá trị tài khoản nhiều hơn, khi ấy khách hàng rút giá trị tài khoản được xem như không bị thiệt hại, và quãng thời gian hợp đồng được 10 năm là quãng thời gian hợp lý tối thiểu để có thể rút giá trị tài khoản mà không làm ảnh hưởng nhiều tới tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế những giai đoạn gần đây như vào năm 1987, 1997 hay 2008 đều diễn ra một cuộc biến động lớn với chu kỳ khoảng 10 năm, nhiều chuyên gia thậm chí còn cho rằng cứ mỗi 10 năm kinh tế thế giới sẽ có chiều hướng biến động tiêu cực 01 lần, hay tệ hơn nữa là trở thành một cuộc khủng hoảng. Như vậy để đảm bảo quyền được làm chủ tài chính của khách hàng trước những nguy cơ về biến động kinh tế, khách hàng nên được quyền rút giá trị tài

Một phần của tài liệu 1218 phát triển dịch vụ bảo hiểm hưu trí tại VN (FILE WORD) (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w