0
Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Chơng 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LÁC TRONG CƠ NĂNG BẨM SINH (Trang 47 -49 )

Qua nghiên cứu 50 bệnh nhân đợc phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh, với những kết quả đã thu đợc, kết hợp với những tài liệu tham khảo trong và ngoài nớc có liên quan, chúng tôi xin đợc bàn luận một số vấn đề sau:

4.1.Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới

Theo kết quả của chúng tôi có 20 trẻ nam chiếm 40%, còn nữ có 30 trẻ chiếm 60%. Tỷ lệ nữ cao hơn nam có thể là do gia đình trẻ quan tâm tới thẩm mỹ của nữ nhiều hơn nam tuy nhiên chúng tôi không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ phân bố giới tính trong nghiên cứu và nó phù hợp với nhận xét của một số tác giả nớc ngoài nh Simonsz HJ (2006) [64] tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu là 48.4% và 51.6%; theo Rowe (2000) [60], tỷ lệ nam và nữ là 45% và 55% còn theo nghiên cứu của Forrest MP (2003) [33], thì tỷ lệ nam và nữ là 51% và 49%.

Tuổi trung bình tại thời điểm phẫu thuật của chúng tôi là 3.6 tuổi . Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 10 tháng, BN lớn tuổi nhất là 5 tuổi.

Bảng 4.1. So sánh tuổi phẫu thuật với một số tác giả

Tuổi phẫu thuật Tác giả Độ tuổi trung bình ≤ 2 tuổi >2 tuổi Ing (1981) [41] (6- 79 tháng) 90/106 (85%) 16/106 (15%) Keenan & Willshaw

(1992) [46] 21 tháng (8-71 tháng) 23/40 (57.5%) 17/40 (42.5%) Simonz (2006) [64] (6- 60 tháng) 231/532 (43,4%) 301/532 (56,6%) Đ.T Phơng & L.T.K. Xuân

(2008) 3.6 tuổi (10 tháng-5 tuổi) 9/50 (18%) 41/50 (82%) 8 8

Theo bảng 4.1 nếu so sánh với các tác giả nớc ngoài thì độ tuổi trung bình của trẻ đợc phẫu thuật thuật trong nghiên cứu của chúng tôi muộn hơn của Keenan & Willshaw (1991) [46] là 21 tháng.

Tỷ lệ BN ≤ 2 tuổi đợc phẫu thuật còn thấp chỉ có 18% trong khi đó của Ing MR (1981) [41] là 85%; Simonz HJ, Kolling GH &Unnebrink K (2006) [64] là 43.4%, Keenan & Willshaw (1992) [46] là 57.5%.

Ngày nay quan điểm phẫu thuật sớm lác trong cơ năng bẩm sinh để tránh gây tổn hại và phục hồi lại chức năng thị giác 2 mắt cho trẻ đã đợc các nhà nhãn khoa quan tâm, bên cạnh đó là kỹ thuật gây mê hồi sức cũng tốt hơn đã cho phép gây mê phẫu thuật an toàn cho trẻ rất nhỏ tuổi. Tuy nhiên do ảnh hởng của quan niệm trớc đây, mổ lác muộn nhằm phục hồi thẩm mỹ của các bác sỹ tuyến dới và sự hiểu biết của ngời dân về bệnh lác mắt còn hạn chế, nên số lợng trẻ đợc mổ sớm còn thấp.

4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian xuất hiện lác

Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy có 32% trẻ xuất hiện lác từ khi sinh đến 2 tháng tuổi tơng đơng với kết quả của nhóm tác giả nghiên cứu bệnh mắt trẻ em về LTCNBS là 43%, lác xuất hiện càng sớm thì càng gây rối loạn chức năng thị giác càng nhiều [59].

4.1.3. Đặc điểm về các yếu tố liên quan

Theo kết quả tại bảng 3.2 ta thấy trong 50 đối tợng nghiên cứu có 6% trẻ có cân nặng ít cân khi, 12% trẻ đẻ non sinh, 16% trẻ trong gia đình có ngời thân bị lác, đây là các yếu tố có liên quan tới cơ chế bệnh sinh của lác trong cơ năng bẩm sinh đã đợc các tác giả nghiên cứu [57], [73], [54].

4.1.4. Các rối loạn vận động kết hợp với lác trong cơ năng bẩm sinh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LÁC TRONG CƠ NĂNG BẨM SINH (Trang 47 -49 )

×