Nguyên nhân từ các hạn chế

Một phần của tài liệu (Trang 81 - 86)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định

Giai đoạn 2014-2018, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do thiên tai, lũ lụt, sự cố môi trường biển Miền Trung,... Kinh tế vĩ mô đã trên đà phục hồi với mức tăng trưởng kinh tế liên tục đạt và vượt kế hoạch với mức tăng trung bình đạt 6,42%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tăng trưởng đều ở mức trung bình khoảng 13-15%, tuy nhiên, có thể thấy nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều thách thức: năng lực cạnh tranh chưa được cải thiện, xuất khẩu chưa bền vững khi tăng trưởng phụ thuộc vào khối FDI, năng suất lao động thua xa các nước bạn,.. .Năm 2016 mặc dù đã kiểm soát được lạm phát (4,74%), lãi suất đã được điều chỉnh giảm hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện một cách rõ nét, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, thậm chí là phá sản vẫn tiếp tục tăng. Điều này cũng phần nào tác động đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Agribank. Trong bối cảnh đó, doanh số TTQT qua Agribank đã tăng trưởng trở lại với tốc độ tăng trung bình đạt 10%/năm. Nguyên nhân do giai đoạn này nền kinh tế đã phục hồi và tăng trưởng trở lại, Agribank đã hoàn thiện hệ thống quy trình quản lý hoạt động KDNH và thực thi một loạt các chính sách thu hút, hỗ trợ khách hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung cả giai đoạn 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT tại Agribank Chi nhánh Đông Anh vẫn còn thấp hơn so với sự tăng trưởng của nền kinh tế, do đó thị phần TTQT của Agribank vẫn duy trì ở mức dưới 20%.

Thứ hai, môi trường cạnh tranh gay gắt trên địa bàn

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường và sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương, các ngân hàng thương mại thấu hiểu được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh TTQT trong hoạt động kinh doanh, nhiều ngân hàng đã thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài lớn, uy tín nhằm tận dụng lợi thế công nghệ, kinh nghiệm cũng như mối quan hệ rộng khắp nhằm mở rộng thị phần thanh toán

TDCT của mình. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần Thanh toán TDCT tại Agribank Chi nhánh Đông Anh.

Thứ ba, sự yếu kém của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam chưa nắm vững các thông lệ, luật pháp, tập quán quốc tế, tạo sơ hở khi ký kết hợp đồng và khi xảy ra tranh chấp không có cơ sở để khiếu nại. Các doanh nghiệp xuất khẩu tại Agribank iChii nhánhi Đôngi Anh chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, còn non kém trong uy tín và năng lực trên thị trường quốc tế, nên việc lựa chọn phương thức thanh toán, điều kiện thanh toán thường gặp nhiều bất lợi. Họ thường lựa chọn phương thức nhờ thu xuất khẩu hay chuyển tiền, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc mở rông phương thức TDCT của Agribank Chi nhánh Đông Anh. Hơn nữa, do trình độ hiểu biết về TDCT của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Agribank Chi nhánh Đông Anh còn hạn chế, do vậy, quá trình lập chứng từ còn nhiều sai sót, khiến thanh toán viên mất nhiều thời gian tư vấn, khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị phần, trong khi lực lượng cán bộ còn mỏng. Khác hàng ngại tiếp xúc với các SPDV mới.

Thứ tư, hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã được Nhà nước chủ động mở rộng và quan tâm phát triển, hiện nay hoạt động thanh toán TDCT được áp dụng theo UCP và ISBP. Mặc dù các ngân hàng trong và ngoài nước đều thừa nhận và mặc định tuân theo quy chuẩn này, tuy nhiên đây vẫn là một văn bản mang tính chất tùy ý, không bắt buộc, việc hiểu và bắt lỗi Bộ chứng từ theo các điều khoản của luật còn nhiều tranh cãi, thiếu thống nhất trong hoạt động TTQT của NHTM.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, mô hình tổ chức: Mô hình TTQT tại Agribank hiện nay là mô hình phân tán do vậy không tập trung và chiêu mộ được các chuyên gia giỏi, xử lý giao dịch không đồng nhất, lãng phí nguồn lực, phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình tác nghiệp...Việc sát nhập bộ phận KDNH và bộ phận Dịch vụ Marketing khiến cán bộ TTQT không tập trung được vào mảng nghiệp vụ của mình, không phát huy được thế mạnh của mình.

Thứ hai, Marketing sản phẩm chưa đạt hiệu quả cao. Agribank Chi nhánh Đông Anh có ít các chương trình nhằm giới thiệu SPDV đến tới khách hàng, công tác Marketing chủ yếu tập trung ở bộ phận cán bộ KHDN với lực lượng cán bộ chủ yếu cho vay, thay vì quan tâm đến mảng TTQT. Do có sự tách biệt giữa giao dịch viên TTQT và cán bộ tín dụng nên viêc hoạt động TTQT tế có sự giảm sút là một phần ko thể kể đến bởi sự thiếu quan tâm từ cán bộ tín dụng.

Thứ ba, công tác ban hành, xây dựng quy trình, quy chế, sổ tay nghiệp vụ trong hệ thống còn chậm, nhiều quy định hướng dẫn còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng, lưu trữ văn bản e-office tổng hợp tất cả các văn bản, chưa có sự phân chia từng mảng nghiệp vụ, đặt tên văn bản hay tạo lập sơ đồ văn bản để cán bộ tìm đọc. Việc tìm đọc văn bản rất khó khăn khi tìm kiếm những văn bản trước đó, gây khó khăn cho tác nghiệp.

Thứ tư, tại chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống nói chung vẫn chưa có những gói sản phẩm riêng biệt đến từng phân khúc khách hàng, điều này khiến cán bộ chi nhánh chưa thiết kế được các dịch vụ thu hút, chăm sóc khách hàng VIP (khách hàng nhóm 1, có hạn mức giao dịch lớn và thường xuyên), một số khách hàng ưu tiên nhưng vẫn phải mua bán ngoại tệ với tỷ giá bình thường, hay biểu phí thông thường.

Thứ năm, cho đến nay, Agribank vẫn chưa triển khai thực hiện chiến dịch quảng bá sản phẩm thư tín dụng một cách thống nhất, bài bản có quy mô toàn hệ thống. Các phương thức quảng bá chủ yếu thông qua việc các chi nhánh tiếp thị trực tiếp, gặp khách hàng, có tính thời điểm, chưa có chiến lược phương hướng tổ chức chung cho toàn hệ thống. Việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm như vậy chưa mang lại hiệu quả dẫn đến hoạt động TTQT đã triển khai nhiều năm rồi nhưng danh mục sản phẩm vẫn chưa được các thanh toán viên nắm chắc, các sản phẩm chưa được khai thác tối đa, còn tâm lý e ngại đối với các sản phẩm mới phức tạp, chưa chú trọng đến tư vấn khách hàng sử dụng SPDV của chi nhánh.

Thứ sáu, khó khăn từ nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng: Chi nhánh mua ngoại tệ mua ngoại tệ từ trung ương theo hạn mức, vượt quá hạn mức chi nhánh sẽ phải trả giá mua cao hơn gây khó khăn trong việc đưa ra tỷ giá ưu đãi đối với khách

hàng. Tỷ giá biến động liên tục theo biến động của thị trường, chi nhánh khó cam kết tỷ giá với khách hàng, chỉ có thể đưa ra tỷ giá tham khảo ở một thời điểm.

Thứ bảy, cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu: cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu thanh toán qua Agribank Đông Anh chủ yếu hạn chế ở những mặt hàng truyền thống như nông lâm thủy sản, giá trị xuất nhập khẩu không lớn, đồng thời sản lượng xuất khẩu nhóm hàng này khá bấp bênh do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chính sách bảo hộ của các thị trường nhập khẩu ; chưa mở rộng được sang nhóm mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực như: máy móc linh kiện điện tử trong khi giá trị xuất nhập khẩu của nhóm mặt hàng này rất lớn.

Thứ tám, nguyên nhân do việc thu hút khách hàng nhập khẩu tại Agribank tương đối khó khăn, đối tượng khách hàng nhập khẩu thường có nhu cầu vay vốn lớn, trong khi nguồn vốn ngoại tệ của Agribank nói chung còn hạn hẹp, việc cấp hạn mức tín dụng cho đối tượng khách hàng nhập khẩu còn hạn chế, sự phối hợp giữa bộ phận cấp tín dụng và TTQT chưa chặt chẽ.

Thứ chín, nguồn đội ngũ cán bộ thanh toán viên ở Agribank Chi nhánh Đông Anh còn nhiều hạn chế. Số lượng thanh toán viên có 3 người và chưa được đào tạo chuyên sâu, các trường hợp thực tế chưa nhiều nên cán bộ chưa có cơ hội đươc trải nghiệm và giải quyết các tình huống phức tạp. Cán bộ TTQT tế bị luân chuyển vị trí, và phải kiêm nhiệm cả công việc của Marketing như POS, thẻ, tra soát khiếu nại... không tập trung được vào nghiên cứu công việc. Việc khách hàng hoài nghi về trình độ giao dịch viên TTQT ở Agribank Chi nhánh Đông Anh cũng là một nguyên nhân cho việc các Bộ chứng từ hàng xuất qua ngân hàng rất ít. Các chi nhánh khác của Agribank đã gặp nhiều trường hợp cán bộ TTQT kiểm tra Bộ chứng từ hàng xuất thiếu lỗi gửi đi nước ngoài không đòi được tiền, hay GDV TTQT sơ suất không thông báo sai sót và thanh toán đúng hạn,...đã làm ảnh hưởng nhiều đến thương hiệu và để lại sự thiếu tin tưởng cho các khách hàng xuất nhập khẩu.

Thứ mười, Hệ thống IPCAS của Ngân hàng mặc dù đã được nâng cao hiện đại hóa ưu việt hơn hẳn chương trình cũ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập như: Không thực hiện trả lãi đối với tài khoản ký quỹ, đôi lúc vẫn còn trục trặc làm chậm

thời gian thanh toán của khách hàng, hệ thống không báo chặn trong trường hợp ngày thanh toán rơi vào ngày nghỉ lễ, hay chưa có sự liên kết giữa các module, hệ thống không có phần nhập lỗi bộ chứng từ, chưa có khả năng tư động gửi thông báo qua mail đến khách hàng mà vẫn làm thông báo tay scan gửi đến khách hàng. Các báo cáo thanh toán xuất nhập khẩu vẫn còn làm thủ công.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1, chương 2 của luận văn đã phân tích thực trạng mở rộng hoạt động TTQT theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Agribank Chi nhánh Đông Anh. Những nội dung chính được đề cập bao gồm:

Thứ nhất, khái quát về quá trình hình thành, phát triển, phân bổ phòng ban và hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Đông Anh.

Thứ hai, Thực trạng mở rộng phương thức thanh toán TDCT tại Agribank Chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2014-2018.

Thứ ba, đánh giá tổng quan những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong việc mở rộng phương thức thanh toán TDCT trong thời gian qua.

Trên cơ sở đó, Chương 3 sẽ của luận văn sẽ nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động TTQT theo phương thức thanh toán TDCT tại Agribank Chi nhánh Đông Anh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP MỞ RÔNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÔNG ANH

3.1. ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÔNG ANH ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w