Trong bối cảnh hội nhập mở cửa thị trường, khi mà các ngân hàng nước ngoài ngày càng mở nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện ở Việt Nam, con người là nhân tố giữ vai trò chiến lược trong việc phát triển bộ máy. Việc đầu tư xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề mang tính cấp thiết ở mỗi NHTM Việt Nam.
Một khi đội ngũ cán bộ của ngân hàng vững kiến thức, giàu kinh nghiệm xử lý, am hiểu thông lệ quốc tế thì hoạt động thanh toán TDCT sẽ hiệu quả và nhanh chóng, tránh được những rủi ro tác nghiệp. Hơn nữa, các GDV TTQT cũng cần trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tư vấn khách hàng, nhiệt tình, năng động, cẩn thận hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ thủ tục đầy đủ, tránh rườm rà và yêu cầu khách hàng bổ sung nhiều lần. Đổi mới phong cách giao dịch, thực hiện văn minh, văn hóa doanh nghiệp nhằm đưa những hình ảnh tốt đẹp của Agribank đến với khách hàng.
Quy trình thanh toán TDCT được nhanh chóng, hiệu quả và tránh được rủi ro khi ngân hàng có một đội ngũ cán bộ có kiến thức vững vàng, kinh nghiệm xử lý các tình huống, chính xác, thuần thục, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hơn thế, họ cũng cần trau dồi những kỹ năng về tư vấn, giao tiếp khách hàng, năng động, nhiệt tình trong hướng dẫn khách hàng làm thủ tục một cách nhanh gọn, chính xác, tránh sửa lại nhiều lần, tránh rủi ro khi thanh toán. Đổi mới phong cách giao dịch, thực hiện văn minh, văn hóa doanh nghiệp nhằm quảng bá những hình ảnh tốt của Agribank đến với khách hàng.
Giải pháp về công tác tuyển dụng cần chú trọng đến chất lượng tuyển dụng, kiểm soát chất lượng đầu vào, phân công cán bộ hợp lý, có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ làm nghiệp vụ TTQT; tăng số lượng cán bộ TTQT, tối thiểu mỗi
chi nhánh phải có 2 cán bộ TTQT, bao gồm ít nhất 1 giao dịch viên chuyên trách, 1 lãnh đạo kiểm soát cấp phòng và 1 lãnh đạo chi nhánh phê duyệt. Ngoài tiếng Anh, Agribank Chii nhánh Đôngi Anh cần quan tâm tuyển dụng những cán bộ thông thạo các ngoại ngữ khác như Hàn, Trung, Nhật...nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra chứng từ cũng như nâng cao hiểu biết về tập quán thanh toán của đối tác. Nghiêp vụ thanh toán TDCT là nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn và có nền tảng, do vậy các thanh toán viên cũng cần có một chế độ đãi ngộ hơp lý, so với tín dụng và các bộ phận khác, TTQT dường như vẫn được coi là phân việc liên quan đến hạch toán nhiều hơn và không được hưởng những chế độ tốt như các bộ phận khác. Hơn nữa, yêu cầu công việc đòi hỏi các GDV TTQT học sâu hơn, các chứng chỉ về kiểm tra chứng từ, thanh toán quốc tế nói chung, bảo lãnh quốc tế,.. .với chi phí cao. Một số ngân hàng khuyến khích nhân viên bằng cách tài trợ chi phí thi, tuy nhiên tại Agribank, việc hỗ trợ này đang bị dừng lại, các cán bộ phải chủ động lo kinh phí, điều này cũng kìm hãm nhu cầu phát triển của nhân viên.
Bên cạnh đó, Agribank cũng nên có những phương thức đào tạo riêng đối với từng đối tượng cụ thể như:
Đổi mới cách thức đào tạo: Trường đào tạo cán bộ xây dựng các khóa học online về kiến thức TTQT, TDCT và đưa ra các bài kiểm tra sau mỗi khóa học trực tuyến như là một yêu cầu bắt buộc để đánh giá và xếp loại nhân viên, các tiêu chuẩn về kiểm tra Bộ chứng từ, kỹ năng bán hàng, tiêu chuẩn điện SWIFT, kiến thức về phòng chống rửa tiền và gian lận thương mại. Định kỳ tổ chức tập huấn các văn bản, quy trình, quy chế liên quan đến thanh toán TDCT của Chính phủ, NHNN, Agribank. Tổ chức đào tạo cho cán bộ tín dụng nắm vững nghiệp vụ thanh toán TDCT cơ bản để phát triển và bán chéo sản phẩm. Ngược lại, đào tạo cán bộ TTQT về kỹ năng và kiến thức thẩm định, phân tích khách hàng pháp nhân để phối hợp thu hút, lựa chọn khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, hàng năm, phát hành sổ tay nghiệp vụ, tài liệu nội bộ cập nhật thông tin các vướng mắc, trường hợp thực tế phát sinh từ giao dịch thanh toán TDCT hàng ngày của các chi nhánh và các NHTM khác để có thêm bài học cũng như rút kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp. Tổ chức các
buổi hội thảo cơ bản, chuyên sâu trong nội bộ Chi nhánh, tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm cũng nhu trao đổi với nhau về những vuớng mắc trong quá trình tác nghiệp.