Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định và cho vay

Một phần của tài liệu (Trang 100 - 104)

Con người luôn là nhân tố có tính quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng, yếu tố này cũng không nằm ngoài quy luật đó. Toàn bộ những quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ không có một máy móc hay một công cụ nào khác ngoài cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả hoạt động cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng phải là người am hiểu về khách hàng, về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các nhận xét xác đáng về năng lực cũng như tiềm năng phát triển

của doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng là bộ mặt của ngân hàng vì vậy cần tạo ấn tượng tốt với khách hàng về ngân hàng.

Để đáp ứng chất lượng cán bộ tín dụng BIDV Vĩnh Phúc cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Hiện nay BIDV Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại việc cán bộ tín dụng nể nang quan hệ mà ưu tiên cho vay trước, những khách hàng thông thường thì chờ đi thẩm định do đó cần tăng cường nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên.

- Cần có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thường xuyên, tăng cường công tác đào tạo nhằm không ngừng trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cũng như kiến thức kinh tế thị trường, đáp ứng tính cập nhật của những vấn đề kinh tế hiện đại. BIDV Vĩnh Phúc cần tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn giữa các nhân viên trong ngân hàng để họ có thể học tập lẫn nhau trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cho đến quá trình giải ngân.

- Bố trí những vị trí phù hợp với từng cán bộ tín dụng, phân rõ yêu cầu công việc và trách nhiệm của từng vị trí.

- BIDV Vĩnh Phúc cần có chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với người làm công tác tín dụng, gắn lợi ích của người làm tín dụng với hiệu quả đầu tư tín dụng nhằm nâng cao trách nhiệm và tinh thần hào hứng của cán bộ chuyên trách trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng. Quy chế thưởng phạt phải gắn liền với hiệu quả làm việc, đồng thời phải có quy định cụ thể và xử lý nghiêm minh đối với cán bộ để xảy ra thất thoát vốn, hoặc làm trái những quy tắc trong cho vay của BIDV Vĩnh Phúc gây ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng nói chung và các DNN&V nói riêng.

năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhom,...

3.2.7. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc tăng cường và hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát sẽ đảm bảo an toàn về vốn và tài sản cho BIDV Vĩnh Phúc, góp phần làm tăng chất lượng tín dụng, đó chính là tiền đề cho việc mở rộng tín dụng. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, quyết định cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng.

Trong quan hệ tín dụng với BIDV Vĩnh Phúc có không ít khách hàng là người thân, bạn bè với cán bộ tín dụng. Do đó để đạt được hiệu quả cao trong mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng thì từng cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra khoản vay trước, trong và sau khi cho vay. Việc kiểm tra tập trung vào một số điểm như kiểm tra mục đích tiền vay, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng vốn đúng mục đích không.

Đồng thời định kì BIDV Vĩnh Phúc cần kiểm tra, kiểm soát nội bộ đánh giá thực trạng dư nợ, rà soát các món vay để kịp thời xử lý các món vay có vấn đề, chủ động đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tập trung thu nợ các doanh nghiệp có biểu hiện sa sút về năng lực sản xuất và năng lực quản lý. Việc kiểm tra này sẽ phòng ngừa được tình trạng doanh nghiệp vay vốn ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác, dùng sai mục đích vay vốn, vì hiện nay một số doanh nghiệp không chỉ có quan hệ tín dụng với một ngân hàng, đồng thời rút kinh nghiệm cho những khoản vay sau.

Vấn đề an toàn vốn là vấn đề luôn được quan tâm trọng hoạt động Ngân hàng, chính vì thế Ngân hàng luôn đưa ra những yêu cầu khắt khe về điều kiện vay vốn. Thông thường có hai hình thức bảo đảm tiền vay là bảo đảm bằng tài sản và bảo đàm bằng uy tín của người đi vay hoặc bên thứ ba. Làm thế nào để

lựa chọn hình thức bảo đảm nào để có thể vừa hạn chế được rủi ro, vừa tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn Tín dụng một cách dễ dàng.

Các DNN&V có một đặc trưng chung trong bảo đảm tiền vay là tài sản đảm bảo thường có giá trị thấp, tính thị trường thấp, uy tín của người vay không cao, khó tìm được người bảo lãnh có uy tín, vì vậy khó tiếp cận với nguồn vốn vay Ngân hàng. Nhưng thực tế đã chứng minh, bên cạnh việc quan tâm đến bảo đảm tiền vay, Ngân hàng còn quan tâm nhiều hơn đến tính khả thi, hiệu quả của phương án. Điều đó cho phép chúng ta có thể tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu tài sản thế chấp từ việc nâng cao hiệu quả của phương án vay vốn, nâng cao năng lực thẩm định dự án, có những ưu đãi về bảo đảm tiền vay theo hướng như sau:

- Đối với DNN&V đủ tài sản thế chấp phần còn lại thì yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nợ theo quy định và quyết định cho vay nếu phương án khả thi.

- Đối với DNN&V không có đủ tài sản thế chấp phần còn lại thì yêu cầu tài sản hình thành từ vốn vay tiếp tục đảm bảo cho khoản nợ còn lại.

- Đối với DNN&V không đủ điều kiện để thực hiện một trong hai hình thức Tín dụng trên thì BIDV Vĩnh Phúc chú trọng thẩm định dự án, phương án vay vốn thông qua cấp có thẩm quyền, có các chuyên gia tư vấn theo chuyên môn yêu cầu để quyết định cho vay hay không cho vay.

- Mở rộng cho vay tín chấp với một số DNN&V hoạt động trong các làng nghề, bảo đảm thông qua các tổ chức đoàn thể, hiệp hội nghề nghiệp, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ hơn.

Việc cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay bảo lãnh, tín chấp sẽ làm tăng số lượng khách hàng cho Ngân hàng do đó sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng và giải quyết được khó khăn lớn nhất về vốn và tài sản thế chấp của DNN&V.

Một phần của tài liệu (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w