Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (Trang 104 - 108)

Một là: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động Ngân hàng và DNN&V.

Nền kinh tế nước ta đạng trong giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều và hoạt động ngày càng phức tạp đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý và thể chế thị trường năng động, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, chống độc quyền, chống buôn lậu, gian thương, tránh tình trạng phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp, gây khó khăn cho DNN&V, giúp các DNN&V tiếp cận với nguồn vốn Tín dụng một cách hiệu quả nhất. Đây là động lực thúc đẩy hoạt động của DNN&V và tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTM. Hơn nữa nền kinh tế nước ta mới hội nhập với quốc tế lại đòi hỏi một hệ thống pháp luật phải được điều chỉnh phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ là cơ sở để các NHTM và các DNN&V hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên trong khi tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều bất cập vì vậy cần hoàn thiện quy trình thực hiện, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tránh thủ tục phiền hà, cản trở hoạt động của doanh nghiệp, Ngân hàng.

Hai là: Chính phủ cần củng cố cũng như hoàn thiện cơ chế hoạt động và tăng cường ảnh hưởng của Quỹ bảo lãnh DNN&V, Hiệp hội các DNN&V.... Quỹ bảo lãnh Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các DNN&V về các vấn đề tài chính, thông tin, đổi mới công nghệ. Hiệp hội DNN&V giúp các DNN&V liên kết chặt chẽ với nhau hơn để phát triển, hỗ trợ nhau, trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau phát triển. Vì vậy, cần tăng cường hoạt động thông tin nhằm quảng bá tác dụng thiết thực của Quỹ bảo lãnh Tín dụng, Hiệp hội phát triển DNN&V nhằm làm cho hoạt động của quỹ thật sự gắn bó, hỗ trợ hiệu quả cho nhiều DNN&V.

Ba là: Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo vệ, khuyến khích các DNN&V phát triển trên tất cả các mặt, DNN&V có phát triển thì mới có thêm nhu cầu về vốn, cụ thể như sau:

DNN&V vay vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, tăng tính cạnh tranh, giúp các DNN&V tiếp cận nguồn vốn một cách bình đẳng. Thực tế, Chính phủ vẫn còn nhiều phân biệt trong việc cấp Tín dụng, Nhà nước vẫn ưu tiên các doanh nghiệp Nhà nước đi vay vốn. Các doanh nghiệp này có thể dễ dàng nhận được nguồn vốn của Ngân hàng vì có sự bảo lãnh của Nhà nước mặc dù tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn.

- về thủ tục: Chính phủ cần đơn giản hóa các thủ tục thành lập doanh

nghiệp và các thủ tục hành chính, hoàn thiện các quy định về kế toán, kiểm toán.

Các quy định về kế toán hiện đang áp dụng chưa thực sự phù hợp với thực trạng hoạt động của DNN&V và thông lệ quốc tế, gây khó khăn cho công tác đánh giá kết quả hoạt động của DNN&V, một trở ngại lớn trong quá trình thẩm định của Ngân hàng là báo cáo tài chính của doanh nghiệp thiếu chính xác, không minh bạch. Mặt khác phải nâng cao trách nhiệm của các cơ quan kiểm toán, tạo cơ sở chắc chắn để Ngân hàng xem xét, quyết định cho vay.

- về chính sách đầu tư: Chính phủ cần có hướng đầu tư khuyến khích

các DNN&V phát huy nội lực đồng thời tranh thủ sự hợp tác quốc tế, ưu tiên tối đa các công nghệ sản xuất các sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Nhà nước cần có chính sách rõ ràng về các lĩnh vực ưu đãi, vùng đầu tư được ưu đãi...tạo điều kiện cho các DNN&V hoạt động trong các lĩnh vực đó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng.

- về thuế: áp dụng các biện pháp ưu đãi về thuế cho các DNN&V như

giảm thuế, miễn thuế, hoãn nộp thuế, chống phiền hà, tham nhũng trong việc định thuế, thu thuế. Điều này giúp cho các DNN&V có thể phát triển hơn dẫn đến có nhu cầu nhiều hơn về vốn.

- về công nghệ: thực trạng các DNN&V ở nước ta là công nghệ lạc hậu so

với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là một lý do dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, sản phẩm không có khả năng cạnh

tranh. Chính vì vậy Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ để giúp các DNN&V tiếp cận được với những máy móc thiết bị, giúp DNN&V nâng hiệu quả hoạt động.

- về đất đai cho DNN&V: chính phủ cần hoàn thiện và công khai quy

hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Thực hiện đấu thầu các dự án, đấu giá quyền sử dụng đất công khai, minh bạch, đồng thời tiến hành các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tuyên truyền để người dân hiểu và hợp tác với chính quyền trong việc đền bù giải phóng mặt bằng tạo điều kiện cho DNN&V hoạt động dễ dàng hơn. Thực hiện dãn hoặc giảm giá thuê đất hiện nay đối với DNN&V có hợp đồng thuê đất với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm chia sẻ khó khăn tài chính hiện nay với các DNN&V.

- về thị trường: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ xuất nhập khẩu đối

với các DNN&V làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác mở rộng thị trường, tìm kiếm, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, xây dựng thị trường trong nước và không ngừng mở rộng thị trường quốc tế. Nhà nước cần tập trung thêm nguồn lực vào công tác dự báo và cung cấp thông tin thương mại cho doanh nghiệp.

Bốn là: Cần sự hỗ trợ nhiều hơn của địa phương nơi DNN&V hoạt động. Thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nhà nước đối với DNN&V trên địa bàn cấp tỉnh, huyện, thành phố đã được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật song vẫn cần sự quan tâm hơn nữa để triển khai, thực hiện các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân thành phố cần chỉ đạo các ban ngành chức năng, chính quyền cơ sở, giúp đỡ và tạo mọi thuận lợi để các DNN&V phát triển. Các cấp chính quyền cần cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DNN&V trong việc thành lập, đăng ký kinh doanh và thực hiện đầu tư..., thực hiện công tác quy hoạch đất, quy hoạch các khu công nghiệp, tạo điều

kiện về mặt bằng đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư dự án cũng như duy trì, mở rộng hoạt động SXKD. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động của DNN&V, nhất là các cơ sở SXKD cá thể, tránh tình trạng nhiều cơ sở sản xuất đang hoạt động nhưng không đăng ký, đảm bảo hoạt động của các cơ sở này tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w