Định hướng phát triển kinh tế của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCHI NHÁNH HUYỆN SƠN DƯƠNG, TUYÊN QUANG (Trang 100 - 101)

7. Kết cấu của đề tài:

3.1.1.Định hướng phát triển kinh tế của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT

Qua phân tích ở chương 2 cho thấy, việc mở rộng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương- Tuyên Quang mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn còn một số những hạn chế nhất định. Để mở rộng tín dụng Chi nhánh cần thiết phải xây dựng được phương hướng và mục tiêu phát triển hợp lý, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị thực hiện. Việc xây dựng phương hướng và mục tiêu mở rộng tín dụng phát triển của Chi nhánh cần phải dựa vào những luận cứ sau:

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Quang

Phương hướng: Khai thác tiềm năng, nguồn lực, mở rộng liên kết để tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế; tiếp tục chuyển dịch nông, lâm nghiệp hàng hóa theo hướng hiệu quả, bền vững; phát triển mạnh du lịch và các ngành dịch vụ; huy động đa dạng nguồn lực từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng.

- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm sản hàng hóa, từng bước hướng tới nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao. Tăng cường hợp tác, liên kết trong sản xuất nông lâm nghiệp; gắn chặt việc phát triển các vùng sản xuất hàng hoá với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng, quảng bá thương hiệu; mở rộng thị trường tiêu

thụ trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo chuyển biến mạnh về năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất,

tập trung đối với một số cây trồng chủ lực.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa, tạo sản phẩm có chất lượng, sức cạnh tranh cao. Phát triển thuỷ sản theo hướng nuôi thâm canh bằng các loài cao

83

- Rà soát, bổ sung các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho công nghiệp

hoá nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗ

trợ phát triển các ngành nghề truyền thống, xây dựng sản phẩm đặc trưng của các địa phương gắn với phát triển du lịch. Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến nông, lâm sản. Đổi mới

các hình thức tổ chức sản xuất, sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, trọng tâm là nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp chè; củng cố hoạt động của hợp tác xã; khuyến khích hình

thức sản xuất trang trại, gia trại, tích tụ đất đai và các nguồn lực phát triển sản xuất

hàng hóa với quy mô phù hợp.

- Đa dạng hoá các nguồn lực, trong đó chú ý phát huy nội lực của cộng đồng dân cư để xây dựng nông thôn mới, thực hiện các tiêu chí bảo đảm vững chắc, trọng

tâm là phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nâng

cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCHI NHÁNH HUYỆN SƠN DƯƠNG, TUYÊN QUANG (Trang 100 - 101)