Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCHI NHÁNH HUYỆN SƠN DƯƠNG, TUYÊN QUANG (Trang 26 - 32)

7. Kết cấu của đề tài:

1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng tín dụng, dưới đây là các chỉ tiêu chủ yếu thường được sử dụng để đánh giá:

1.2.3.1. Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng

Việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thể hiện thông qua việc đánh giá một số tiêu chí sau đây:

- Nói đến mở rộng quy mô tín dụng là nói đến mức gia tăng số lượng khách hàng vay vốn, tăng khoản vay tín dụng trên một khách hàng. Vì vậy có thể

hiểu mở

rộng quy mô hoạt động tín dụng là sự đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng

của khách

hàng về sản phẩm, chất lượng và quy mô tín dụng.

- Tăng quy mô tín dụng còn được thực hiện trên cơ sở đa dạng hóa các đối tượng cho vay, mở rộng đối tượng khách hàng phục vụ.

- Quy mô tín dụng được đánh giá thông qua doanh số cho vay, dư nợ cho vay đối với các ngành, các thành phần kinh tế hoặc đối với từng nhóm khách hàng cụ thể.

Đánh giá quy mô hoạt động tín dụng qua các chỉ tiêu sau: * Mức tăng số lượng khách hàng vay vốn:

ΔS

= St - St _ 1

Trong đó: ΔS: Mức tăng số lượng khách hàng St: Số lượng khách hàng vay vốn năm t

St_ 1: Số lượng khách hàng vay vốn năm t-1

Số lượng khách hàng là chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng cho vay theo chiều rộng tức là sự gia tăng về quy mô, ngành nghề cho vay. Số lượng khách hàng càng nhiều chứng tỏ ngân hàng đã tạo điều kiện cho nhiều khách hàng tiếp cận được

16

* Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng vay vốn :

T L kh= ɪ x100%

St-I

Trong đó: TL kh : Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng vay vốn

AS: Mức tăng số lượng khách hàng vay vốn

St _ 1: Số lượng khách hàng vay vốn năm t-1

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng về số lượng khách hàng vốn năm nay so với năm trước là bao nhiêu.

* Mức tăng doanh số cho vay:

M T = D St - D St _ 1 Trong đó: MT: Mức tăng doanh số cho vay

D St : Doanh số cho vay năm t D St_ 1: Doanh số cho vay năm t-1

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi quy mô của ngân hàng. Chỉ tiêu này tăng lên chứng tỏ ngân hàng đã mở rộng quy mô cho vay

* Tỷ lệ tăng doanh số cho vay:

__ MT ________

TLdsα5 = -½- x 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DSt-1

Trong đó: Tỷ lệ tăng doanh số cho vay Mức tăng doanh số cho vay DSt_ 1: Doanh số cho vay năm (t-1)

Phản ánh tốc độ doanh số cho vay năm nay so với năm trước thay đổi là bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng tăng cho thấy ngân hàng đang dần mở rộng cho vay.

* Mức tăng dư nợ cho vay:

ADN = DNt - DNt-1

Trong đó: ADN: Mức tăng dư nợ cho vay D Nt : Dư nợ cho vay năm t D Nt_ 1: Dư nợ cho vay năm t-1

và ngược lại.

* Tỷ lệ tăng dư nợ cho vay:

T L D N = -ΔDN- x100%

un DNt-i

Trong đó: T LDN: Tỷ lệ tăng dư nợ cho vay ΔD N : Mức tăng dư nợ cho vay

D Nt _ 1 : Dư nợ cho vay năm t-1

Ngân hàng đang chú ý mở rộng cho vay nếu tỷ lệ này cao hơn năm trước và ngược lại. Tăng trưởng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng của tăng trưởng quy mô tín dụng, để tăng trưởng dư nợ phải tăng doanh số cho vay lớn hơn doanh số thu nợ. Muốn

tăng trưởng dư nợ bền vững thì mức tăng trưởng dư nợ phải được duy trì ổn định qua

các năm. Đồng thời để tăng trưởng dư nợ cần tăng mức đầu tư phù hợp với từng dự án

kết hợp với mở rộng thêm số lượng khách hàng.

* Mức gia tăng dư nợ cho vay bình quân/khách hàng:

Dư nợ cho vay bình Dư nợ cho vay

quân/khách hàng Tổng số khách hàng vay vốn

Chỉ tiêu này phản ảnh số tiền vay của mỗi lượt khách hàng. Số tiền vay càng cao chứng tỏ quy mô vay vốn của khách hàng tại NHTM tăng lên, thể hiện quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng tăng lên.

* Vòng quay vốn cho vay:

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng = _____________________________ Dư nợ bình quân

Trong đó:

Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm Dư nợ bình quân = ___________’_________________________

2

18

cho ngân hàng. Ngược lại, nếu vòng quay của vốn càng nhỏ thì việc thu nợ của ngân hàng là kém và nguồn vốn ngân hàng đã đầu tư sử dụng kém hiệu quả.

* Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu Tổng nợ xấu cho vay nền kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

„ = T . ... .A--- x 100%

(%) Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng mở rộng tín dụng càng kém và ngược lại.

* Thu nhập từ hoạt động tín dụng:

Mở rộng tín dụng không phải là chỉ cần gia tăng dư nợ, gia tăng số lượng khách hàng vay vốn... mà quan trọng là phải đảm bảo khoản cho vay mang lại thu nhập cho ngân hàng. Việc gia tăng tổng dư nợ sẽ dẫn đến việc gia tăng thu nhập cho ngân hàng, như vậy có thể thông qua thu nhập để đánh giá về khả năng mở rộng tín dụng cả về số lượng và chất lượng của ngân hàng.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng được đánh giá thông qua tỷ lệ thu lãi: Tỷ lệ thu Tổng lãi đã thu từ cho vay trong năm

∖ = x 100%

lãi (%) Tổng lãi phải thu từ cho vay trong năm

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cấp tín dụng và mở rộng tín dụng.

1.2.3.2. Đa dạng hóa các hình thức, phương thức cho vay

Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và khắt khe hơn nên các ngân hàng phải không ngừng cải tiến, phát triển các sản phẩm của mình cũng như không ngừng tăng cường khả năng cung ứng cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đa dạng các loại hình cho vay là phát triển và mở thêm các sản phẩm tín dụng hiện có.

Mở rộng các hình thức cho vay thể hiện thông qua việc đa dạng hóa hình thức cho vay. Các NHTM có các hình thức cho vay cụ thể như: Cho vay trực tiếp và

dự án đầu tư; cho vay trả góp; cho vay có thế chấp bằng tài sản và cho vay không thế chấp bằng tài sản.

Tại thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN Việt Nam, quy định các NHTM có thể thực hiện cho vay theo các phương thức dưới đây:

- Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.

- Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn. - Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách

hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu

kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch

hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu

kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không

vượt quá

thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.

- Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất

định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một

năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay

tối đa

và thời gian duy trì mức dư nợ này.

- Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng

đã thỏa

20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng.

- Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:

+ Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay;

+ Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;

+ Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng;

+ Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.

- Các phương thức cho vay khác được kết hợp giữa các phương thức cho vay bên trên, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc

điểm của khoản vay.

Đa dạng hóa các loại hình cho vay có thể đánh giá qua các chỉ tiêu như: - Số lượng các loại hình mới được phát triển thêm

- Tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng của các loại hình vay vốn.

Việc đa dạng các hình thức, phương thức cho vay sẽ giúp ngân hàng có thêm nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn hình thức phù hợp với mục đích của mình. Trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, ngân hàng nào có danh mục sản phẩm càng phong phú, đa dạng, tiện lợi sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, là cơ sở để phát triển và đánh giá việc tăng cường hoạt động cho vay.

1.2.3.3. Mở rộng lĩnh vực cấp tín dụng

Các lĩnh vực cấp tín dụng tại các Ngân hàng thương mại rất rộng, ngày nay cứ khách hàng có nhu cầu vay vốn mà lĩnh vực vay vốn là các ngành nghề kinh doanh không bị pháp luật cấm thì các Ngân hàng thương mại đều có thể thực hiện

đầu tư nếu khách hàng vay vốn đáp ứng đủ điều kiện Ngân hàng.

Các lĩnh vực cấp tín dụng được các NHTM quan tâm chủ yếu trong hoạt động

cho vay của mình cụ thể như: cấp tín dụng để thực hiện sản xuất nông lâm, ngư diêm

nghiệp, công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản, thực hiện các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và cho vay để phục vụ hoạt động tiêu dùng cá nhân ...

Chỉ tiêu để đánh giá mở rộng lĩnh vực cấp tín dụng dựa trên tỷ trọng cấp tín dụng của các ngành nghề vay vốn.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCHI NHÁNH HUYỆN SƠN DƯƠNG, TUYÊN QUANG (Trang 26 - 32)