7. Kết cấu của đề tài:
3.1.3. Định hướng mở rộng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương-
Dương
- Tuyên Quang.
Với phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế tại huyện Sơn Dương, trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động mở rộng hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Vì vậy, Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương,Tuyên Quang đã xác định rõ phương hướng phát triển đó là: iiNgan hàng chủ lực trong cung cấp dịch vụ tín dụng trên toàn huyện Sơn Dương, giữ
85
Trong thời gian tới, định hướng chung trong hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương - Tuyên Quang là: “Mở rộng tín dụng một cách vững chắc, an toàn. Phát triển thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp của Agribank, từng bước đưa ngân hàng trở thành lựa chọn số 1 đối với khách hàng trên địa bàn huyện Sơn Dương”. Để thực hiện được định hướng trong cho vay cần phải dựa trên những quan điểm cơ bản sau:
+ Một là, vốn đầu tư của ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển của khách hàng, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập của khách hàng vay vốn, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH tại tỉnh Tuyên Quang như tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh lần thứ XX.
+ Hai là, vốn đầu tư của ngân hàng phải đảm bảo khả năng thu hồi và có lãi, đảm bảo hoạt động tín dụng của Chi nhánh có lợi nhuận và phát triển ổn định, bền vững.
+ Ba là, cần quán triệt quan điểm về hiệu quả trong việc đầu tư tín dụng, hiệu quả ngân hàng và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hiệu quả ngân hàng phải dựa trên cơ sở hiệu quả xã hội, đây chính là cơ sở vững chắc, quan trọng đảm bảo cho sự bền vững, ổn định của hiệu quả ngân hàng.
- Phương hướng phát triển:
+ Kiện toàn bộ máy tổ chức của Chi nhánh: Tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại tổ chức của Agribank. Kiện toàn từng bước về tổ chức bộ máy và cán bộ theo hướng giảm cấp trung gian; cải cách khâu kế toán thanh toán; nâng cao chất lượng cán bộ tham mưu tại trụ sở, tập trung đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, rà soát, bổ sung quy chế điều hành, vừa đảm bảo thực hiện đúng quy trình tác nghiệp. Tiếp tục thực hiện và kiện toàn cơ chế khoán đến từng cán bộ, người lao động để xác định rõ công việc và trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên.
+ Đẩy mạnh công tác huy động vốn: Coi trọng công tác huy động vốn, xác định công tác huy động vốn là nền tảng để mở rộng kinh doanh, đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn huy động từ dân cư, nhất là nguồn vốn trung hạn và dài hạn để tạo thế ổn định, tích cực khai thác nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các dự án của các sở
ban ngành, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị xã hội, mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn rẻ. Đồng thời tranh thủ khai thác nguồn vốn uỷ thác đầu tu, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
+ Mở rộng tín dụng vào các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang và huyện Sơn Dương: Tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển huớng đầu tu, uu tiên bố trí vốn cho các dự án có hiệu quả kinh tế theo thứ tự uu tiên và chọn lọc khách hàng: cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để phục vụ và phát triển kinh doanh. Chú trọng đầu tu theo huớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Tăng cường hiệu quả của công tác quản lý tín dụng: Rà soát, phân tích, đánh giá từng khoản vay, từng nhóm khách hàng để có chính sách thích hợp cho việc ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng. Chú trọng đến các khoản cho vay đã đuợc cơ cấu lại thời hạn nợ nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu, đồng thời kiên quyết xử lý nợ và thu hồi nợ tồn đọng trong những năm truớc.
+ Đa dạng hóa sản phẩm và đối tượng khách hàng và tăng giá trị khoản vay:
Thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng cũng nhu các đối tuợng khách hàng để nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ nhất là từ dịch vụ tín dụng cũng từ đây có thể làm tăng giá trị khoản vay để tăng năng suất lao động.
- Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể:
+ Vốn huy động tại địa phuơng tăng truởng bình quân 18%/năm trở lên. Phấn đấu đến năm 2020, nguồn vốn bình quân/cán bộ đạt: 30 tỷ đồng.
+ Du nợ cho vay tăng truởng bình quân từ 18%/năm trở lên. Phấn đấu đến năm 2020, du nợ bình quân/cán bộ đạt: 30 tỷ đồng.
+ Phấn đấu thu lãi cho vay đạt tối thiểu là 95% số lãi phải thu, đua chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào đạt tối thiểu là 4%/năm, nhằm bù đắp đủ chi phí và trích lập quỹ dự phòng rủi ro.
+ Tỷ lệ nợ xấu tổng cho vay nền kinh tế duy trì duới: 1 %/ tổng du nợ.
+ Thu dịch vụ tăng truởng hàng năm 20% trở lên, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ thu ròng ngoài tín dụng đạt trên 10%.
87
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
Dựa trên những hạn chế, nguyên nhân nội tại được tác giả phân tích ở chương 2 và bài học kinh nghiệp rút ra từ chương 1 khi mở rộng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương - Tuyên Quang.
Dựa trên định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện sơn dương, định hướng chung của Agribank và định hướng mở rộng tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương - Tuyên Quang
Để đạt được các mục tiêu cụ thể của chi nhánh trong việc mở rộng tín dụng. Tác giả gợi ý một số giải pháp chủ yếu theo 2 nội dung chính dưới đây:
+ Giải pháp để mở rộng tín dụng theo chiều rộng, cụ thể: (1) Nâng cao khả năng huy động vốn tại chỗ
(2) Xây dựng đề án đầu tư tín dụng theo từng giai đoạn nhất định
(3) Áp dụng hợp lý quy trình và thủ tục cho vay của Agribank vào thực tiễn (4) Vận dụng linh hoạt quy chế nhận tài sản đảm bảo tiền vay
(5) Đẩy mạnh công tác marketing ngân hàng (6) Giải pháp về nhân sự
+ Giải pháp để mở rộng tín dụng chiều sâu: đó là Tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay
3.2.1. Nâng cao khả năng huy động vốn tại chỗ
Mục tiêu của giải pháp này nhằm động viên các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, các tổ chức kinh tế, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính - xã hội gửi tiền vào Chi nhánh. Vì vậy, quan điểm đề xuất các giải pháp là phải thoả mãn được yêu cầu chung của khách hàng “thuận lợi, an toàn, bảo toàn được giá trị thực và mang lại lợi ích kinh tế cho người gửi tiền”. Đây là giải pháp có tính chất điều kiện để đơn vị cân đối được vốn và chủ động nguồn vốn để cho vay. Về phía ngân hàng phải đảm bảo huy động được tối đa nguồn vốn trong nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng, đồng thời nguồn vốn huy động được phải có chi phí thấp, đảm bảo khả năng cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh khi cấp tín dụng. Để đạt được mục tiêu đề ra, Chi nhánh cần phải:
* Một là: Đa dạng hoá các hình thức và kỳ hạn huy động vốn trên địa bàn.
Mục đích của đối tượng khách hàng dân cư là gửi tiền vào ngân hàng nhằm an toàn, tích luỹ và sinh lợi. Chính vì vậy, muốn thu hút nguồn này, Chi nhánh cần phải đa dạng hoá các hình thức và kỳ hạn huy động là cách để thoả mãn yêu cầu mà khách hàng đặt ra nhằm động viên được các nguồn tiền nhàn rỗi có đặc thù khác nhau đưa vào ngân hàng. Hiện tại, Chi nhánh đã có nhiều hình thức và kỳ hạn huy động như tiết kiệm kỳ hạn có kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng hay phát hành kỳ phiếu với thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 13 tháng với việc trả lãi trước hay trả lãi sau. Các hình thức này phát huy hiệu quả và đã động viên được một lượng tiền lớn của dân cư vào ngân hàng. Tuy nhiên, để làm tốt hơn nữa, Chi nhánh cần phải tiếp tục bổ sung, điều chỉnh các hình thức huy động truyền thống như: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm có khả năng chuyển nhượng, tiền gửi tiết kiệm gửi một nơi rút nhiều nơi tại các Chi nhánh trong cùng hệ thống trên toàn quốc, có như thế mới tạo được thuận lợi cho người gửi tiền có thể gửi vào, lấy ra theo nhu cầu, kế hoạch của họ, vừa đảm bảo an toàn, bí mật và uy tín đối với người gửi. Ngoài ra, cần phải phát triển các hình thức huy động dài hạn như 2 năm, 3 năm hay 5 năm, 10 năm như kỳ phiếu vô danh, trái phiếu hay tiết kiệm có gắn với mục đích của người gửi cụ thể như:
- Hình thức tiết kiệm xây dựng nhà ở, mua các loại tài sản tiêu dùng có giá trị. Hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà ở và mua sắm các hàng tiêu dùng cao cấp của
các hộ
gia đình rất lớn. Tự bản thân họ rất khó có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn như
vậy. Vấn đề là ngân hàng phải tìm ra hình thức tiết kiệm phù hợp để khuyến
khích họ
gửi tiền. Bên cạnh hình thức tiết kiệm định kỳ, thiết nghĩ Agribank chi nhánh huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có thể triển khai hình thức tiết kiệm dài hạn
không cố
89
với cán bộ, công chức, viên chức, Chi nhánh phối hợp với các cơ quan, tổ chức chủ động trích một phần lương đều đặn hàng tháng để lập các tài khoản tiết kiệm định kỳ. Với các đối tượng là hộ gia đình và tiểu thương, Chi nhánh phối hợp với các Hội đoàn thể (Hội nông dân, phụ nữ,...) để giảm thiểu chi phí, đồng thời tiết kiệm thời gian cho người gửi tiền. Món gửi hàng tháng có thể linh động (không cố định) để phù hợp với tính chất không ổn định trong thu nhập của các đối tượng này. Việc rút tiền cũng linh hoạt, đảm bảo tính chủ động cho người gửi. về bản chất, tiết kiệm định kỳ khá giống với bảo hiểm nhân thọ nhưng, với tính đa dạng, linh hoạt, tiết kiệm định kỳ có rất nhiều ưu thế, sẽ là một công cụ mạnh để thu hút những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư. Đây là hình thức đặc biệt có ý nghĩa đồng thời đáp ứng được tâm lý của đại bộ phận khách hàng có tích lũy nhỏ là ngại gửi tiết kiệm do số tiền dành dụm được không nhiều.
- Phát triển các hình thức gửi tiền không kỳ hạn. Để tập trung ngày càng nhiều nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức và dân cư, Chi nhánh cần phải thực hiện chính sách khuyến khích lợi ích khách hàng mở tài khoản và làm tốt công tác thanh toán qua ngân hàng. Điều kiện để thu hút được nguồn vốn này là Chi nhánh phải hiện đại hoá công nghệ thanh toán qua ngân hàng, mở rộng phát hành thẻ ATM, lắp đặt đủ ATM đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu tại các địa bàn dân cư tập trung nhất là các thị trấn thị tứ. Triển khai không bó hẹp đối với tài khoản thấu chi, khi khách hàng có nhu cầu về tài chính thì thực hiện thấu chi qua tài khoản sẽ đơn giản và thuận tiện hơn nhiều, đáp ứng nhu cầu kịp thời cho khách hàng.
* Hai là: Tạo sự thuận lợi trong việc rút và gửi tiền: Thực tế cho thấy, ngoài yếu tố lãi suất, thì sự thuận lợi trong việc gửi và rút tiền ảnh hưởng rất mạnh đến quyết định lựa chọn nơi gửi của khách hàng. Với người nông dân và các chủ thể khác có món tiền gửi không lớn, lãi thu được từ khoản tiền gửi nhiều khi không còn quan trọng nhường chỗ cho yêu cầu về sự thuận tiện. Đối với cách thức gửi và thanh toán lãi, Chi nhánh nên áp dụng các hình thức gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi, vốn gốc được gửi nhiều lần, lãi nhập hằng tháng, thủ tục nhận tiền gửi phải đảm bảo nhanh gọn, chính xác. Tiền lãi có thể rút hàng tháng hay rút một lần khi
đến hạn, các thủ tục trả lãi cũng cần được đơn giản hoá, tránh tâm lý nặng nề giữa nhân viên với người gửi. Điều này sẽ tạo ra được thuận tiện cho nhiều nhu cầu gửi tiền khác nhau để họ có thể lựa chọn, từ đó, động viên tối đa các nguồn lực từ dân cư gửi tiền.
* Ba là: Đổi mới phong cách làm việc, nâng cao uy tín và tăng cường công tác tuyên truyền về ngân hàng. Yếu tố tâm lý, trình độ dân trí của từng dân tộc có ảnh hưởng đến việc huy động vốn. Hoạt động ngân hàng trước hết là động viên thu
hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để nhằm mục đích đầu tư cho phát triển kinh tế. Do đó, muốn thu hút được nhiều vốn thì Chi nhánh phải tìm hiểu yếu tố tâm
lý, nhu cầu của khách hàng để thoả mãn từng bước các điều kiện đó. Đặc biệt trong
điều kiện các ngân hàng phải cạnh tranh để thu hút khách hàng về mình. Phong cách
làm việc, mạng lưới hoạt động và uy tín của Chi nhánh sẽ tạo ra sự thuận tiện cho người gửi tiền và niềm tin của họ về Chi nhánh; đó là nhanh, gọn, chính xác trong
rút và gửi tiền. Từ đó, tạo nên một nếp nghĩ, thói quen là cuộc sống của họ không thể thiếu ngân hàng, khi có tiền thì đầu tư vào ngân hàng, khi cần tiền thì đến ngân
hàng rút hay vay để dùng. Để đạt được mục tiêu này không thể không kể đến vai trò
của công tác tuyên truyền. Việc tuyên truyền cần chú ý về kênh tuyên truyền để mang lại hiệu quả. Ngoài việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần kết hợp tuyên truyền trực tiếp từ CBTD thông qua các tổ chức chính trị xã hội,
thông qua tổ vay vốn trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền cần phải có thực tế chứng minh, “dân thấy mới tin”. Vì vậy, cần phải kết hợp tuyên truyền, đổi
91
tranh thủ tiếp nhận các nguồn vốn từ các chương trình đầu tư phát triển, triển khai có hiệu quả dịch vụ cho vay uỷ thác để quay vòng vốn hay tiếp nhận thêm nguồn vốn uỷ thác đầu tư. Ngoài nguồn vốn ủy thác đầu tư, phát huy thế mạnh trong việc điều hoà nguồn vốn trong nội bộ hệ thống Agribank, với lợi thế về hệ thống mạng lưới hoạt động rộng khắp mọi nơi trong toàn quốc từ tỉnh, thành phố, xuống tận làng, xã và hệ thống thanh toán hiện đại, tạo thuận lợi cho vấn đề huy động vốn, điều hoà vốn. Vì vậy, Agribank chi nhánh Huyện Sơn Dương, Tuyên Quang cần tranh thủ nguồn vốn điều chuyển nội bộ nhất là vốn UTĐT của chính phủ.
3.2.2. Xây dựng đề án đầu tư tín dụng theo từng giai đoạn nhất định
Chi nhánh cần xác định hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân hàng ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa càng khốc liệt. Do vậy việc xây dựng đề án đầu tư tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh theo từng giai đoạn phát triển nhất định. Việc xây dựng đề án này cần phải bám sát vào các chủ trương, định hướng, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của huyện. Điều này sẽ góp phần tích cực tới việc nâng cao các chỉ số hiệu quả của hoạt